Rau muống bao nhiêu calo ? Ăn rau muống có giảm cân không ? |Món Miền Trung
Rau muống luộc có 40 calo/100 gram, rau muống xào có 112 calo/100 gram. Cùng Món Miền Trung tìm hiểu thêm về rau muống bao nhiêu calo và các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm này nhé!
- 1 bó rau muống bao nhiêu calo
- Rau muống có giảm cân không
- Rau muống muối chứa bao nhiêu calo
- Rau muống xào thịt bò bao nhiều calo
Rau muống bao nhiêu calo?
Rau muống đã trở nên quen thuộc trên mâm cơm hàng ngày của đại đa số người Việt Nam. Loại rau thân rỗng, lá dài, giàu chất xơ và đặc biệt ít calories. Cũng như các loại rau lá xanh khác, rau muống là lựa chọn phù hợp trong thực đơn giảm cân của bạn. Nó cũng sẽ góp phần tạo nên chế độ ăn uống lành mạnh, có lợi cho tiêu hóa. Cùng tìm hiểu xem rau muống bao nhiêu calo nhé!
- – Rau muống tươi: 35 calo/100 gram
- – Rau muống luộc: 40 calo/100 gram
- – Rau muống xào tỏi: 112 calo/100 gram
- – Rau muống xào thịt bò: 165 calo/100 gram
- – Rau muống xào giá: 117 calo/100 gram
- – Nộm rau muống tôm thịt: 201 calo/100 gram
- – Gỏi rau muống tai heo: 196 calo/100 gram
- – Canh rau muống nấu chân giò khoai sọ: 155 calo/100 gram
- – Canh chua rau muống tôm khô: 138 calo/100 gram
- – Dưa rau muống: 86 calo/100 gram
Các loại rau muống phổ biến
Cùng là rau muống nhưng bạn sẽ nhận thấy có loại cọng nhỏ màu xanh, lại có loại cọng lớn và ngả sang màu đỏ tím. Dựa vào các loại giống, điều kiện trồng và khí hậu các vùng khác nhau sẽ tạo thành các loại rau muống khác nhau. Có một số loại rau muống phổ biến chúng ta vẫn thường ăn:
Rau muống ruộng: Rau muống được trồng ở ruộng cạn và ruộng nước. Giống rau cọng nhỏ, thân màu xanh sáng, lá nhỏ thường được trồng trên cạn, không cần quá nhiều nước. Rau muống cọng đỏ, to cũng là rau muống ruộng nhưng có thể sinh sống được cả dưới nước.
Rau muống phao: Chủ yếu sinh trưởng ở dưới bùn. Rau muống phao có cọng nhỏ, khi luộc lên mềm và sinh trưởng quanh năm, không cần mất công gieo giống nhiều mùa.
Rau muống bè: Phần gốc vẫn còn rễ của loại rau này được kết thành bè lớn và thả lên mặt nước. Bè này sau đó sẽ phát triển mầm mới. Rau muống bè phát triển nhanh vào mùa hè và chậm phát triển hơn khi trời chuyển lạnh.
Rau muống thúng: Hạt giống rau muống thúng được gieo ở trong thúng có đất, thả trong nước. Khi sinh trưởng, ngọn rau sẽ bò lan ra trên mặt nước.
Dinh dưỡng trong rau muống
Bạn đã biết rau muống bao nhiêu calo rồi chứ? Vậy còn thành phần dinh dưỡng trong loại rau này thì sao? Trong rau muống chủ yếu là nước và chất xơ. Cụ thể 100g rau muống cung cấp cho cơ thể bạn:
– Nước: 92 gram
– Chất xơ: 5.5 gram
– Chất đạm: 0.67 gram
– Các loại vi chất khác: Canxi, Magie, Sắt, Phốt Pho, Kali, Kẽm, Natri, Đồng, Selen, Mangan, Vitamin A, Vitamin C, Vitamin E, Thiamin, Riboflavin, Niacin, Pantothenic Acid, Vitamin B6, Folate, Choline, Vitamin K, LUtein và Zeaxanthin.
Đặc điểm của rau muống là chứa rất nhiều vitamin và chất chống oxy hóa thực vật. Vì thế loại rau này mang nhiều tác dụng tích cực nếu chúng ta ăn một cách hợp lý và điều độ.
>> Chất xơ có vai trò gì với người tập thể hình?
Tác dụng của rau muống
Giảm huyết áp: Thành phần của rau muống có magie có thể làm giảm huyết áp, ngăn chặn các nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng.
Bảo vệ tim mạch: Rau muống giàu vitamin A, vitamin C và cả beta-carotene. Đây là những hoạt chất chống oxy hóa rất có lợi trong việc làm giảm cholesterol trong máu. Từ đó giảm hình thành các mảng lipid ở thành mạnh gây xơ vữa, nhồi máu cơ tim.
Điều trị thiếu máu: Rau muống có nhiều ion sắt. Sắt có vai trò chủ đạo trong việc tái tạo tế bào hồng cầu. Ăn rau muống thường xuyên có thể ngăn chăn nguy cơ thiếu máu.
Rau muống có tác dụng giúp mắt sáng khỏe: vitamin A và lutein trong rau muống có thể ngăn ngừa chứng đục thủy tinh thể, giúp mắt sáng hơn.
Giảm khó tiêu, táo bón: Rau muống chứa một lượng lớn chất xơ ên có khả năng nhuận tràng, hỗ trợ tiêu hóa thức ăn cho những người bị khó tiêu. Rau muống cũng có thể điều trị bệnh giun sán, ấu trùng hiệu quả.
Chống lão hóa da: Chất chống oxy hóa trong rau muống có thể bảo vệ tế bào khỏi sự tấn công của gốc tự do. Từ đó làm giảm lão hóa da, sạm da và hình thành nếp nhăn.
Ngăn ngừa ung thư: Các chất chống oxy hóa cũng có thể ngăn chặn nhiều bệnh ung thư. Nếu ăn rau muống đúng cách, bạn có thể hấp thụ đến 13 loại chất chống oxy hóa trong rau muống. Nguy cơ mắc các bệnh ung thư dạ dày, ung thư vú, ung thư trực tràng,… cũng giảm theo.
Hỗ trợ hoạt động của gan: Rau muống bảo vệ gan khỏi sự ảnh hưởng quá mức của các chất độc trong cơ thể. Loại rau này giúp gan hoạt động có hiệu quả hơn.
Giảm tiểu đường: Rau muống không có tinh bột và đường nên có khả năng làm giảm đường huyết hiệu quả.
Ăn rau muống có giảm cân không?
Với thành phần chủ yếu là nước và chất xơ, cộng thêm lượng calo cực ít, rau muống là loại thực phẩm phù hợp với chế độ giảm cân của bạn. Chất xơ tạo cảm giác no lâu, có lợi cho tiêu hóa. Mỗi tuần bạn có thể ăn 2 – 3 bữa có rau muống để giảm cân bằng những mẹo dưới đây:
– Ăn rau muống luộc hoặc trộn salad
– Nếu xào, hạn chế thêm nhiều dầu mỡ
– Nấu canh rau muống cùng thịt, tôm và các loại hải sản
>> Cách tính lượng calo nạp vào
Ăn rau nhiều muống có tốt không?
Rau muống tuy tốt nhưng nếu ăn nhiều quá có thể khiến bạn gặp rắc rối về sức khỏe. Theo kinh nghiệm dân gian, ăn quá nhiều rau muống sẽ bị vàng mắt, ảnh hưởng đến thị lực.
Hơn nữa cũng hạn chế ăn rau muống sống! Bởi rau muống sinh trưởng chủ yếu trong bùn nước nên dễ có ký sinh trùng, các loại giun sán vi khuẩn. Nấu chín rau muống sẽ đảm bảo vệ sinh hơn. Nếu bạn muốn ăn rau muống sống, hãy ngâm rửa thật kỹ trước khi chế biến.
Mỗi tuần tối đa chỉ nên ăn 4 bữa rau muống, mỗi bữa khoảng 300 gram. Rau muống tốt nhất là khi bạn sử dụng với khẩu phần ăn vừa đủ. Đừng quên kết hợp với các loại rau khác để đổi bữa và đa dạng hóa chất dinh dưỡng.
Một số cách chế biến rau muống ngon
Rau muống luộc
Nguyên liệu: 300 gram rau muống tươi
Cách làm: Rau muống nhặt bỏ gốc, rửa sạch và để ráo nước. Đun sôi nước và thả rau muống vào luộc ở lửa to để rau xanh mà mềm nhanh. Sau khi rau chín tới, vớt ra rổ, dàn đều cho rau nguội và xanh rồi gắp vào đĩa. Nước rau muống luộc có thể vắt thêm chanh hoặc dầm sấu.
Rau muống xào tỏi
Rau muống xào tỏi
Nguyên liệu: 300 gram rau muống tươi, tỏi, dầu ăn, bột canh
Cách làm: Rau muống nhặt bỏ gốc, rửa sạch và để ráo nước. Đun sôi nước và thả rau muống vào chần sơ qua. Vớt rau ra để ráo. Tỏi đập giập, phi thơm với dầu ăn và cho rau vào xào ở lửa lớn. Nêm gia vị vừa ăn. Xào đến khi rau chín thì trút ra đĩa, ăn nóng.
Canh rau muống nấu tôm
Nguyên liệu: 300 gram rau muống, 200 gram tôm tươi, dầu ăn, hành khô, gia vị bột canh
Cách làm: Rau muống nhặt bỏ gốc, rửa sạch và để ráo nước. Đun sôi nước và cho tôm vào luộc đến khi tôm chuyển màu đỏ. Vớt tôm ra, bóc bỏ. Giã nhuyễn phần bỏ tôm và đầu tôm, sau đó lọc qua nước luộc tôm để nước ngọt hơn, sau đó bỏ bã vỏ. Phần thịt tôm băm nhỏ. Hành khô băm nhỏ và phi thơm với dầu ăn, cho tôm băm vào xào xơ qua, nêm gia vị và đổ nước luộc tôm vào đun sôi. Thả rau muống vào, nêm lại gia vị và để canh sôi đến khi rau chín. Bắc khỏi bếp và dùng nóng.
Cần lưu ý gì khi ăn rau muống giảm cân?
Tuy rau muống là thực phẩm bổ, mát, lành tính nhưng không phải ai ăn cũng nhận được hiệu quả tốt. Với một số đối tượng, ăn rau muống chẳng những không mang lại tác dụng mà còn gây hại đến sức khỏe. Những người sau đây không nên ăn rau muống:
- Người bị sỏi thận, gout, huyết áp cao không nên ăn rau muống vì thành phần của loại rau này có chứa một lượng canxi nhất định. Nếu bạn nạp thêm nhiều canxi sẽ khiến cho bệnh tình càng thêm nghiêm trọng.
- Bệnh nhân vừa trải qua một cuộc phẫu thuật, trong cơ thể có các vết thương nội khoa, vết thương bên ngoài chưa lành không nên ăn rau muống. Điều này sẽ làm kích thích quá trình sản sinh tế bào. dễ khiến sẹo lồi hình thành.
Ngoài ra, khi chọn mua rau muống, bạn cần tìm rau muống sạch. Trên thị trường hiện nay có bày bán một lượng lớn rau muống bị nhiễm chì, nhiễm hóa chất nặng, nhiễm dầu nhớt… vô cùng gây hại cho cơ thể.
Trong quá trình chế biến rau muống xào cùng các nguyên liệu, bạn tuyệt đối không sử dụng mỡ động vật hay dầu thực vật. Để thực đơn giảm cân phát huy tối đa công dụng, bạn tốt nhất nên sử dụng dầu ăn với chất béo tốt như dầu hạt hướng dương, dầu ô liu…
Hi vọng bài viết đã giúp bạn biết rau muống bao nhiêu calo và sử dụng hợp lý loại thực phẩm giàu dinh dưỡng này. Hãy áp dụng những công thức chế biến rau muống ngon lành này vào bữa cơm hàng ngày bạn nhé. Chúc bạn thành công!
Một số từ khóa tìm kiếm liên quan:
- 1 bó rau muống bao nhiêu calo
- Rau muống có giảm cân không
- Rau muống muối chứa bao nhiêu calo
- Rau muống xào thịt bò bao nhiều calo