1 lít nước mía chứa bao nhiêu calo? | Món Miền Trung
1. 1 lít nước mía chứa bao nhiêu calo?
Mía chứa nhiều canxi, crom, coban, đồng, manhe, mangan, phospho, kali, kẽm… Vitamin của mía cũng đa dạng như vitamin A, C, B1, B2, B3, B5 và B6 cùng các dưỡng chất tự nhiên như chlorophyll, chất kháng oxy hóa, protein, chất xơ bão hòa và những hợp chất khác tốt cho sức khỏe.

Nước mía giàu vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khoẻ
Những chất này có tác dụng phòng chống bệnh ung thư, ổn định lượng đường trong máu ở người bệnh bị đái tháo đường. Ngoài ra, mía còn có tác dụng giảm cân, giảm sốt co giật, thanh lọc thận, ngừa sâu răng cùng nhiều bệnh lý khác.
Một trong những công dụng của mía phải kể đến tác dụng tốt cho sức khoẻ bao tử, thận, tim, mắt, não và các cơ quan sinh dục. Nó cũng giảm cholesterol xấu và triglyceride trong cơ thể.
Trong 28,35g mía gồm 111,43 calo; calo từ chất béo 0,03; không có calo từ chất béo bão hòa, 0,20mg protein; 27,40g carbohydrate; chất xơ không bão hòa 0,71g; đường 25,71g; vitamin B2 0,16mg; 32,57mg canxi; 2,49mg manhe; 162,86mg kali.

1 lít nước mía chứa bao nhiêu calo? Trong 100ml nước mía có chứa khoảng 269 calo
Theo đó, 100ml nước mía có chứa khoảng 269 calo bao gồm các chất dinh dưỡng như natri, kali, carbohydrate, canxi, sắt và magie. Trong 1 lít nước mía sẽ chứa nhiều hơn 269 calo, trong lượng nước mía này có chứa tới 73g carbohydrate với thành phần chủ yếu là đường, chiếm khoảng 70%.
Nếu lượng đường này đưa vào cơ thể có thể tạo nên một nguồn năng lượng lớn gây dư thừa và tích tụ thành mỡ. Do đó, nếu uống nước mía thiếu kiểm soát sẽ gây tăng cân, thậm chí gây ra một số vấn đề về sức khoẻ như tiểu đường, béo phì…
2. Nước mía cung cấp nguồn dinh dưỡng tuyệt vời
Nước mía cung cấp hàm lượng glucose cho cơ thể được dự trữ dưới dạng glycogen và đốt cháy nhờ các bắp thịt, khi cơ thể cần năng lượng. Nếu ra ngoài nắng nhiều và hoạt động thể chất kéo dài, nên uống nước mía để giúp giữ nước cho cơ thể.

Nước mía cung cấp hàm lượng glucose cho cơ thể được dự trữ dưới dạng glycogen
Nước mía dễ tiêu hóa nhờ cơ thể sản xuất năng lượng nhanh, giúp giải nhiệt vào mùa hè. Tuy chứa lượng đường cao nhưng nước mía rất tốt cho người đái tháo đường type 2 nhờ chỉ số glycemic thấp.
Uống nước mía có thể ngăn ngừa đau rát họng và cảm cúm. Do chứa thành phần kali tự nhiên, nước mía có tác dụng ngừa ung thư tiền liệt và ung thư vú.
Nước mía có tác dụng tăng cường sức khoẻ gan nhờ có tính kiềm. Nó giúp duy trì lượng axit trong cơ thể, đặc biệt có ích cho người mắc bệnh gan và duy trì độ pH trong cơ thể.

Nước mía giúp tăng cường sức khoẻ gan nhờ có tính kiềm
Nước mía còn là thức uống thay thế cho thức uống nhẹ và có ga không tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nước mía tinh luyện thường chứa ít chất khoáng và dưỡng chất do quá trình chế biến.
3. Những ai không nên uống nước mía?
- Người đang dùng một số loại thuốc
Trong nước mía có chứa chất policosanol, đây là chất giúp làm giảm cholesterol xấu của cơ thể, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch. Tuy nhiên, nếu đang sử dụng một số loại thuốc như thuốc bổ sung, chống đông máu thì không nên uống nước mía. Do các loại thuốc này sẽ cản trở tác dụng policosanol, khiến công dụng giảm choleterol của nước mía bị mất.
- Người có đường ruột yếu, hay đầy bụng, đi lỏng
Do nước mía có tính lạnh, lại chứa lượng đường cao. Bởi vậy những người có đường ruột yếu hay đầy bụng và đi lỏng thì không nên sử dụng nước mía thường xuyên.

Những người có đường ruột yếu hay đầy bụng không nên uống nước mía thường xuyên
Hơn nữa, do nước mía chứa hàm lượng đường rất cao nếu lạm dụng loại thức uống này dễ gây béo phì vì thừa năng lượng.
- Bệnh nhân tiểu đường, mỡ máu cao
Do trong mía chứa rất nhiều đường, vì vậy những người mắc bệnh tiểu đường, người mắc chứng rối loạn trao đổi chất và người bị mỡ trong máu cao nên cẩn thận khi ăn mía.
-
Lượng calo trong 1 cốc nước mía là bao nhiêu?
-
Tác dụng giảm cân của nước mía
-
Sau sinh uống nước mía được không?