Món ngon miền trung

Thật may mắn khi được ăn 6 món ngon này tại Quảng Nam.

Thật may mắn khi được ăn 6 món ngon này tại Quảng Nam.

Tỉnh Quảng Nam nằm tại khúc ruột miền Trung, nơi đây không chỉ nổi tiếng với các địa danh Tam Kỳ hay Hội An mà còn thu hút bởi các đặc sản cực kỳ phong phú
thu hút du khách trong nước và quốc tế với ẩm thực dân dã, đậm đà đầy ấn tượng chỉ có tại Quảng Nam. Dưới đây là 6 món ngon Quảng Nam mà Món Miền Trung muốn kể đến cho các bạn !

Xem thêm Món Ngon Miền Trung

Cơm già Tam Kỳ

Mảnh đất Quảng Nam nắng gió sản sinh ra món gà thịt chắc da mỏng, ăn kèm lát gừng cay, chút hành tím và cơm nấu nước dùng gà ngậy thơm.

Qua Tam Kỳ (Quảng Nam) là đến với xứ sở của món cơm gà. Không rõ món cơm gà nổi tiếng từ lúc nào, nhưng thương hiệu cơm gà bà Luận thì đã có tiếng hơn 50 năm qua. Dù có đến cả chục nhà hàng mọc lên trong thành phố này, song người đi trên quốc lộ 1A cũ đa phần dừng lại với cơm gà bà Luận. Nếu bạn không biết địa chỉ cụ thể, có thể hỏi bất cứ ai trên phố cũng được hướng dẫn tận tình. Còn nếu bạn muốn ăn dân dã hơn, có thể tạt qua những quán hàng trên phố để thưởng thức.

Quán cơm gà xây khang trang với nhiều phòng riêng. Thực đơn có khá nhiều món với nguyên liệu chính là gà. Nếu thực khách không thích ăn cơm, có thể gọi riêng phần gà chặt, gà chiên nước mắm hay gà xào sả ớt… Nếu so với các món ăn dân dã của đất Quảng thì giá ở quán cơm này đắt hơn đôi chút.

Cơm Gà Quảng Nam

Một đĩa hành muối được đưa ra thật bắt mắt. Trên đĩa là những củ hành tím và đu đủ ngâm. Củ hành không hăng mà ăn ngọt, giòn tan. Tiếp đến là đĩa gà xé trộn cùng rau thơm với màu vàng béo ngậy và cuối cùng là bát nước dùng thơm mùi lá dứa cùng một đĩa rau ăn kèm. Phần cơm gà nóng hổi thơm phức hấp dẫn, nhìn đã muốn ăn ngay. 

Cơm gạo mới được nấu bằng nước luộc gà, hạt cơm bóng mượt. Nguyên liệu chính là gà Tam Kỳ chính hiệu, loại gà thả trong sân, vất vả tìm thức ăn nên thịt chắc, da mỏng. Gà luộc chín, thịt săn mà vẫn mềm, thơm ngọt. Cơm nấu chín kèm thịt gà, xung quanh là những món gia vị và đặc biệt không thể thiếu bát mắm tỏi mang hương vị mặn mòi của biển.

Đĩa cơm gà Tam Kỳ được bưng ra với đủ màu sắc bắt mắt. Màu vàng nghệ của cơm, màu ngà của thịt gà, màu đỏ của ớt, màu xanh của đu đủ, rau răm, màu tím của hành củ, tất cả đều là sản vật của địa phương. Đĩa cơm ngon chứa đựng cả tinh hoa của mảnh đất Quảng Nam

Mì Quảng

Nếu ai một lần đến với Quảng Nam hẳn không thể nào quên được món ăn Mì Quảng rất dân dã và bình dị nhưng nay trở thành món ngon Quảng Nam. Từ miền quê đến thành phố, chỗ nào chúng ta cũng có thế tìm đuợc 1 quán mì quảng. Tuy vậy, mì Quảng ở đâu cũng giữ được những nét rất đặc trưng; ngon miệng, hấp dẫn mà đằm thắm và gần gũi.

Cũng như phở, bún hay hủ tiếu, Mì Quảng cũng được chế biến từ gạo nhưng có sắc thái và hương vị riêng đặc biệt. Mì được làm từ lá bánh tráng thái thành sợi, nhân mì thường được chế biến từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau: tôm, gà, thịt heo, thịt bò, cá lóc, cua… và có cả mì chay dành cho người hành đạo. Nhưng là nhân gì đi nữa thì mì Quảng cũng không thể thiếu cái bánh tráng nướng, trái ớt xanh, lát chanh, vài hạt đậu phộng và đĩa rau sống đi kèm. Rau để ăn mì Quảng thường là rau muống chẻ nhỏ hoặc cây cải con trộn với búp chuối non thái mỏng, rau thơm, rau quế…

READ  Cách làm mắm nêm trộn đu đủ ăn hết cơm |Món Miền Trung
Mỳ quảng Quảng Nam

ráng thái thành sợi, nhân mì thường được chế biến từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau: tôm, gà, thịt heo, thịt bò, cá lóc, cua… và có cả mì chay dành cho người hành đạo. Nhưng là nhân gì đi nữa thì mì Quảng cũng không thể thiếu cái bánh tráng nướng, trái ớt xanh, lát chanh, vài hạt đậu phộng và đĩa rau sống đi kèm. Rau để ăn mì Quảng thường là rau muống chẻ nhỏ hoặc cây cải con trộn với búp chuối non thái mỏng, rau thơm, rau quế…

Ăn mì Quảng nên ăn vào buổi trưa. Gắp một đũa mì cho vào miệng, cắn một miếng ớt thật cay, húp 1 ngụm nước lèo cho phát ra tiếng “soạt”, khi đó mới thấy cái thú, mới thấy cái ngon đầy miệng. Và phải ăn ngay, ăn từ khi còn nóng. Mì Quảng mà để nguội sẽ mất ngon, lá mì sẽ bị tơi ra, rau sống héo đi, cái mùi thơm giòn của rau, đậu sẽ bị tản bớt…

Đến Quảng Nam bạn có thể dễ dàng bắt gặp nhiều quán ăn mì Quảng nằm dọc Quốc lộ 1A luôn đông đúc khách sành ăn: quán mì gà Bình Nguyên (huyện Thăng Bình), quán mì gà Kỳ Lý (thị xã Tam Kỳ), quán mì tôm cua Cây Trâm (huyện Núi Thành), quán mì bò Cẩm Hà (thị xã Hội An)… Một tô mì cũng không quá đắt với giá dưới 20.000 đồng.

Cao Lầu Hội An

Quán ăn nằm ở trung tâm phố cổ, trên đường Thái Phiên. Theo bà Thanh, chủ quán, địa chỉ này mở cửa đã được 20 năm. “Từ đó đến nay tôi chỉ bán ở một vị trí cố định mà chưa di dời đi đâu”, bà Thanh nói.

Quán cao lầu 20 năm ở phố cổ Hội An

Không gian quán nằm gọn trong khoảng sân chừng 15 mét vuông ở trước sân nhà. Gian bếp đặt phía trước là nơi chế biến món ăn mang ra cho khách.

Quán cao lầu 20 năm ở phố cổ Hội An

Theo bà Thanh, điều quyết định sự thành công của món ăn đầu tiên phải kể đến là hương vị của miếng thịt xá xíu. Thịt phải ướp sao cho đậm, thơm. Suốt 20 năm qua, quán vẫn giữ nguyên một công thức để làm nên món thịt này.

Rau cũng phải chọn mới mỗi ngày, rửa sạch và giữ tươi để bán được cả ngày. Những sợi mì cao lầu đặt gọn dưới đáy tô cùng một ít xà lách xen lẫn chút húng lủi, rau thơm lấy từ làng Trà Quế.

Quán cao lầu 20 năm ở phố cổ Hội An

Một tô cao lầu đầy đặn ngay từ cái nhìn đầu tiên thường làm thực khách nhầm lẫn với mì Quảng nhưng thực tế lại hoàn toàn khác. Điểm đặc biệt của món cao lầu đậm chất Quảng Nam còn nằm ở chất lượng sợi mì.

Chủ quán kể, do không có thời gian, nhiều năm qua, quán lấy mì từ một lò nổi tiếng ở Hội An. Lò này lấy nước giếng Bá Lễ để làm nên cọng mì.

Quán cao lầu 20 năm ở phố cổ Hội An

Tất cả các nguyên liệu này sẽ được chan ít nước nhưn (nước dùng) được làm từ thịt heo tẩm ướp ngũ vị hương, gia vị. Mỗi quán có bí quyết làm nước nhưn riêng để giữ chân khách.

Quán cao lầu 20 năm ở phố cổ Hội An

Một tô cao lầu tại quán bà Thanh có giá 30.000 đồng. Không gian không quá chật chội nhưng buổi trưa vẫn nóng. Quán bán từ sáng đến khoảng 2h chiều.

Nguồn Vnexpress

Xí Mà Hội An

Hơn 70 năm nay, người dân và du khách ở Hội An có lẽ đã quá quen thuộc với tiếng rao của ông lão bán xí mà phù. Nhưng giờ đây, hình ảnh ấy đã không còn nữa. Thay vào đó là cặp vợ chồng con gái ông nối nghiệp nhà, viết tiếp trang mới về đặc sản đã trở thành một phần hồn của phố cổ này.

“Truyền nhân” của “ông lão xí mà huyền thoại”

Suốt gần thế kỷ qua, món xí mà phù đặc biệt của cụ ông Ngô Thiểu (101 tuổi) đã trở thành một đặc sản và gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ người dân phố Hội. Mặc dù ông đã chính thức “nghỉ hưu” cách đây hơn 3 năm nhưng có lẽ trong tâm trí của nhiều người, dáng người gầy gò và tiếng rao yếu ớt bên “gánh hàng huyền thoại” ấy vẫn còn vẹn nguyên cùng năm tháng.

READ  Nguồn gốc bánh bột lọc ? Cách làm bánh bột lọc ngon hơn ăn ở quán |Món Miền Trung

Chè được đựng trong một chiếc bát sứ bé chỉ chừng hai vá chè là đầy. Người ăn Xí Mà Phủ sẽ cảm nhận được cái ngọt lịm từ đầu lưỡi và thơm thoảng mùi thuốc Bắc. Chè xí mà Phủ hay còn gọi là chè mè đen. Món chè đã đi vào tiềm thức con người Hội An bao đời nay.

Người Giữ “Hồn” Cho Chè Xí Mà Phủ – Chè Mè Đen

Chẳng phải ông tự nghĩ ra đâu. Mà lúc trước ông gánh hàng thuê cho các thương lái người Hoa đến buôn bán ở Cảng. Ông ăn thử và học được nghề nấu chè xí mà từ gia đình người Hoa nọ.

Chè Mè Đen Ông Thiều Hội An

Chè Xíu Mà Trung Quốc được làm rất công phu. Gồm:bột gạo nếp hương, nhân dừa xay nhuyễn, vừng (mè), đậu xanh, đường tinh luyện và thanh địa thuốc bắc. Khi nấu chín, Xíu Mà có màu đen sánh, mùi thơm lan tỏa.

Dù là bắt nguồn loại chè này từ Trung Quốc. Nhưng chính ông là người phát triển và lưu truyền thương hiệu chè Xí Mà Hội An vang lừng khắp nơi.

Bánh đậu xanh mặn (nhân thịt)

Bánh đậu xanh nhân thịt là bánh đặc sản nổi tiếng của phố cổ Hội An, là loại bánh đậu xanh khô có nhân thịt. Cũng là đậu xanh, đường, mỡ heo nhưng chiếc bánh ở Hội An có hương vị và cách trình bày riêng, không giống ở các nơi khác.

Những chiếc bánh đậu xanh ở Hội An có dáng tròn, lớn vừa phải để có thể vừa cầm vừa ăn. Bánh đậu xanh khô vừa cứng, vừa giòn. Nghề làm bánh đậu xanh ở Hội An có từ lâu đời, trước thế kỉ thứ 18. Loại bánh này đã từng được cư dân dùng để tiến vua. Nối tiếp truyền thống của cha ông để lại, bằng cái tâm với nghề các hộ gia đình đã biến những chiếc bánh đậu xanh bình dị trở thành đặc sản nổi tiếng trong và ngoài nước.

Bê thui Cầu Mống

Cầu Mống là tên một ngôi làng nhỏ nằm ở phía Bắc đầu cầu Câu Lâu, cây cầu bắt qua sông Thu Bồn, trên tuyến quốc lộ IA thuộc địa bàn xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, nổi tiếng khắp nơi nhờ món… bê thui trứ danh. Bê thui Cầu Mống là món ăn đặc sản của xứ Quảng đã nửa thế kỷ nay.

Bê đem thui ở Cầu Mống được thui từ  bê 5 tháng và thui bởi loại cỏ dâu ở hai bên bờ sông Thu Bồn, nên miếng thịt càng thơm ngọt. Thịt bê thui ngon có màu đỏ hồng nhưng không sống, da vàng rộm mà không khô, không dai và không bị ám khói. Đây là điều đặc biệt của món Bê Thui Cầu Mống.

Một điểm nữa là cho món đặc sản Bê Thui Cầu Móng tại Quảng Nam càng trở nên ngon, đậm đà và thu hút hơn đó là những thứ ăn kèm với thịt bê: Nước chấm, bánh tráng lề và rau sống.  Nước chấm phải được pha từ loại mắm cái thượng hạng làm từ cá cơm, cá nục đánh bắt ven biển miền Trung. Mắm cái sau khi gạn ép xác, lọc lấy nước mới cho thêm tỏi ớt, gừng xay, mè rang, chanh… vào cho vừa miệng.

Rau sống là tổng hợp của các loại: tía tô, ngò thơm, xà lách, cải con, khế chua, chuối chát xắt mỏng, rau húng, rau quế, giá, và cả xoài xanh…Bánh tráng để cuốn bê thui phải là bánh tráng nhỏ, mỏng và dai được sản xuất từ trong các lò bánh danh tiếng ở Điện Bàn. Ngoài ra, một vài miếng bánh tráng nướng giòn điểm xuyến vào bữa ăn vốn là thói quen từ bao đời nay của người xứ Quảng.

READ  Mực chiên xù chấm tương ngon tuyệt ngày cuối tuần

Bánh Trang Thịt Heo

Đến Quảng Nam, bạn không nên bỏ lỡ món ăn nổi tiếng của vùng quê Đại Lộc – bánh tráng thịt heo, một trong 6 món ngon Quảng Nam mà Món miền trung muốn nhắc đến. Thịt heo được luộc chín vừa phải, thái mỏng. Để cuốn thịt, bạn phải sử dụng bánh tráng có nguồn gốc từ Đại Lộc thì cuốn bánh mới dẻo ngon.

Thơm  ngon của món ăn này phải nói đến sự góp phần của các loại rau sống. Nếu rau sống được ăn là  của làng rau Trà Quế ở Hội An thì có lẽ ngon không gì bằng. Rau sống được chọn là cải xanh, xà lách, húng quế, diếp cá, hành lá, rau thơm, rau đắng, giá, dưa leo, chuối chát… thuộc loại tươi non và không thể thiếu bắp chuối sắc mỏng, rau muống chẻ.

Bánh dùng để cuốn thịt gồm hai loại bánh khô và bánh ướt. Bánh khô còn gọi bánh tráng lề có độ dai vừa đủ để cuốn, không mỏng như bánh đa nem của người Bắc nhưng cũng không dày như ở một số địa phương khác. Bánh ướt là loại mỳ được tráng ra nhưng ăn liền trong ngày, không phơi nắng.

Và một bí quyết cuối cùng là bát mắm đậm đà của xứ Quảng. Đĩa bánh  dù ngon đến mấy mà không có nước chấm hợp khẩu vị thì nhạt nhẽo vô cùng. Cũng như một số loại bánh khác, nước mắm bánh tráng cuốn thịt heo phải hội tụ  ba vị  chua, cay, ngọt đậm đà.

Đặc biệt ớt dầm vào chén nước mắm phải là ớt xanh thì nước mắm mới thơm nồng và còn nguyên màu vàng sóng sánh. Bánh tráng cuốn thịt heo với mùi vị và cách ăn độc đáo, đặc trưng đã làm nên sự hấp dẫn riêng cho nét văn hóa ẩm thực độc đáo của người dân xứ Quảng

Bánh Tráng Đập

Bánh tráng đập hay còn gọi là bánh tráng đập dập là món ăn dân dã, rẻ tiền mà người con xứ Quảng nào cũng biết và ưa thích. Cũng là một trong những món ngon quảng Nam đấy nhé

Bánh đập gồm hai lớp: Lớp ngoài là bánh tráng giòn và phần trong là bánh ướt dẻo. Bánh tráng ngoài được nướng vàng đều hai mặt trên lửa than. Phần bánh ướt mềm và dẻo, được kẹp giữa hai lớp bánh tráng giòn. Khi ăn, bạn ép sao cho các lớp bánh dính vào nhau rồi ăn kèm với mắm nêm.

Tại sao có tên là bánh đập, đơn giản thôi, bởi vì bánh này trước khi ăn phải đập. Không phải đánh đập gì mà là dùng tay đập lên 2 thứ bánh tráng nướng và lá mì này. Phần bánh tráng nướng khi đập nhẹ lên sẽ vỡ ra và dính vào lá mì ướt… thế là bẻ miếng bánh khoảng 2 ngón tay, chấm mắm đưa vào miệng nhai vừa dòn, vừa dẻo, vừa thơm.

Mắm nêm ngon là phải kèm hành phi giòn cùng một ít dứa và dầu ăn. Vỏ bánh giòn tan, ăn kèm lớp bánh ướt mềm rồi chấm với mắm nêm. Vị thanh dân dã của bánh tráng và vị mặn đậm đà của mắm nêm rất hợp nhau.

Lời Kết,
Việc lên lịch trình đi chơi của các tín đồ “ xê dịch” tại Quảng Nam – Đà Nẵng chắc chắn sẽ là thăm thú những địa điểm rất thú vị. Tuy nhiên, sẽ là một thiếu sót lớn nếu bạn đến xứ Quảng mà không thưởng thức 6 đặc sản mà chúng tôi đã nêu trên. Hy vọng rằng với, bài viết này sẽ giúp các bạn thêm một “hành trang” để khám phá văn hóa Món ngon Quảng Nam.

Chúc các bạn có một chuyến hành trình thật vui vẻ!

See more articles in category: Món ngon miền trung

Đặng Gia Nghi

Mình là cô nàng Cự Giải thích nấu ăn và có kinh nghiệm về giảm cân. Từ lâu mình đã tìm hiểu về các phương pháp giảm cân, Hàm lượng calo trong từng món ăn. Nên loạt bài mình chia sẻ về Hàm lượng calo có trong từng món ăn hy vọng sẽ giúp ích được các bạn. Đây là blog mới mình chia sẻ về làm đẹp, cả nhà ủng hộ nhé!

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button