Toán học

Bài Ca Ngắn đi Trên Bãi Cát – Phân Tích Và Bình Giảng

Bài ca ngắn đi trên bãi cát là bài thơ ý nghĩa, là tiếng lòng của nhà thơ Cao Bá Quát đối với xã hội đương thời. Tuy nhiên, để hiểu được trọn vẹn ý nghĩa của bài thơ là điều không phải dễ dàng. Hãy tham khảo bài viết sau đây để hiểu sâu hơn và định hướng phân tích bài thơ hợp lý hơn nhé!

Bài ca ngắn đi trên bãi cát là bài thơ ý nghĩa, là tiếng lòng của nhà thơ Cao Bá Quát
Bài ca ngắn đi trên bãi cát là bài thơ ý nghĩa, là tiếng lòng của nhà thơ Cao Bá Quát

Tóm tắt Bài ca ngắn đi trên bãi cát

Tìm hiểu chung

Tác giả

Cao Bá Quát (1808 – 1855) hiệu là Chu Thần, quê ở làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Thông minh, dĩnh ngộ, 9, 10 tuổi đã giỏi thi phú từ chương, được người đời ca ngợi là “Thánh Quát”. Sau khi đỗ Cử nhân, ông được làm một chức quan ở bộ Lễ. Lận đận tròng chốn quan trường, về sau làm Giáo thụ phủ Quốc Oai tỉnh Sơn Tây.

Là một danh sĩ giàu lòng thương dân lo đời, ghét cường quyền và sự thối nát của bọn vua quan triều Nguyễn, năm 1854 Cao Bá Quát tham gia cuộc khởi nghĩa nông dân Mỹ Lương do Lê Duy Cự cầm đầu. Năm 1855, ông bị chết trận trong tư thế lẫm liệt bất khuất hiên ngang. Cao Bá Quát là nhà thơ lỗi lạc trên thi đàn dân tộc trong thế kỷ 19. Ông để lại trên một nghìn bài thơ chữ Hán và vài chục bài thơ Nôm, và kiệt tác “Tài tử đa cùng phú”.

Cao Bá Quát là nhà thơ lỗi lạc trên thi đàn dân tộc trong thế kỷ 19

Thơ văn Cao Bá Quát thấm đượm tình yêu nước, niềm tự hào dân tộc, man mác tình gia đình, tình bằng hữu, tình quê hương. Ngôn ngữ thơ hàm súc, giọng thơ thiết tha trầm hùng. “Vịnh Đổng Thiên Vương”, “Chiêm bao thấy con gái đã mất , “Sắp đến quê nhà”, “Giữa đường gặp người đói”, “Bài ca trăng thu sông Trà”,… là những bài thơ nổi tiếng của ông được nhiều người yêu thích. . Ca ngợi tâm hồn và khí phách Cao Bá Quát, nhà thơ Sóng Hồng đã viết:

“Dấu xưa nay biết đâu tìm?

Thương ai bảy nổi ba chìm nước non.

Trăng kia khi khuyết khi tròn,

Tinh thần phản kháng vẫn còn sáng soi…”

Tác phẩm

Bài ca ngắn đi trên bãi cát được Cao Bá Quát sáng tác khi một trong những lần ông đi thi Hội và đi qua những bãi biển của miền Trung.

Trả lời câu hỏi sách giáo khoa

Câu 1 (trang 42 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

Ý nghĩa tượng trưng của các yếu tố tả thực hình ảnh người đi trên bãi cát:

 – Bãi cát dài

+ Nghĩa đen chỉ những con đường miền Trung đầy cát trắng.

+ Nghĩa bóng chỉ con đường thi cử mờ mịt và đường đời nhiều thử thách, gian nan.

– Sông, núi, biển: chỉ khó khăn trùng điệp trước mắt; gợi không gian bị phong tỏa, bế tắc.

– Khách:

+ Người bộ hành đi trên cát.

+ Là con người cô độc đi tìm chân lý giữa cuộc đời mờ mịt, người trí thức đi tìm lẽ sống giữa bối cảnh triều Nguyễn trì trệ, bảo thủ.

Bài ca ngắn đi trên bãi cát được Cao Bá Quát sáng tác khi một trong những lần ông đi thi Hội 
Bài ca ngắn đi trên bãi cát được Cao Bá Quát sáng tác khi một trong những lần ông đi thi Hội

Câu 2 (trang 42 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

Nội dung và sự liên kết ý trong 6 câu:

– Hai câu Không học được tiên ông phép ngủ / Trèo non, lội suối, giận khôn vơi: mượn điển tích xưa để thể hiện nỗi chán nản vì phải hành hạ mình theo đuổi thi cử, công danh.

– Bốn câu Xưa nay phường danh lợi /…/ Người say vô số tỉnh bao người: nói về sự cám dỗ của bả công danh đối với người đời, danh lợi cũng là thứ rượu làm say lòng người.

=> Sự liên kết ý: không say danh lợi nhưng phải cùng tất tả nhọc nhằn với những kẻ say danh lợi, tác giả cho thấy cần phải thoát ra khỏi cơn say vô nghĩa đó. Đó cũng là cái nhìn chán ghét và phê phán đối với lối học khoa cử, con đường công danh theo lối cũ.

Câu 3 (trang 42 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

Tâm trạng của lữ khách khi đi trên bãi cát:

–  Cô độc, chán nản, mệt mỏi: đi một bước như lùi một bước, nước mắt rơi.

–  U uất, chua chát, tự trách mình không bỏ mặc mọi thứ được như tiên ông: Không học được tiên ông phép ngủ / Trèo non, lội suối giận khôn vơi.

–  Khát khao thoát khỏi con đường danh lợi tầm thường: Xưa nay phường danh lợi /…/ Người say vô số, tỉnh bao người.

–  Trăn trở, bế tắc trước con đường thi cử mịt mờ: Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt /…/ Phía Nam, núi Nam sóng dào dạt.

–  Bi phẫn, tuyệt vọng: Anh đứng làm chi trên bãi cát?

Câu 4 (trang 42 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

Bài ca ngắn đi trên bãi cát thuộc loại cổ thể có sự tự do về vần, nhịp điệu, kết cấu:

– Nhịp điệu được tạo từ sự thay đổi độ dài ngắn của câu và cách ngắt nhịp.

– Ngắt nhịp linh hoạt 2/3; 3/5 có khi 4/3.

– Nhịp điệu diễn tả sự gập ghềnh, trắc trở.

Luyện tập

Câu hỏi (trang 42 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

Bài thơ đã biểu lộ sự chán ghét của một người trí thức đối với con đường danh lợi tầm thường đương thời và niềm khát khao thay đổi cuộc sống. Tác giả đã nhận thấy rõ tính chất vô nghĩa của lối học khoa cử, của con đường công danh theo lối cũ. Từ đó đã thể hiện một Cao Bá Quát với nhân cách cao cả, không chịu thỏa hiệp với dục vọng bản thân và với thực trạng xã hội đang tiềm chứa nhiều suy thoái.

READ  Công thức nghiệm thu gọn của phương trình bậc 2 đầy đủ nhất

=> Và đó là một phần nguyên nhân giải thích lí do khiến Cao Bá Quát đã tham gia cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình phong kiến nhà Nguyễn năm 1854.

Bài ca ngắn đi trên bãi cát thuộc loại cổ thể có sự tự do về vần, nhịp điệu
Bài ca ngắn đi trên bãi cát thuộc loại cổ thể có sự tự do về vần, nhịp điệu

Bố cục

Bố cục: 3 phần

Phần 1

(4 câu đầu): Hình ảnh đi trên bãi cát dài bất tận và hình ảnh lữ khách.

Phần 2

(6 câu tiếp theo): Tâm trạng suy tư của lữ khách.

Phần 3

(còn lại): Sự bế tắc của lữ khách trước con đường trắc trở phía trước.

ND chính

Bài ca ngắn đi trên bãi cát biểu lộ sự chán ghét của một người trí thức đối với con đường danh lợi tầm thường đương thời và niềm khao khát thay đổi cuộc sống.

Phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát – Mẫu 1

Cao Bá Quát (1808 — 1855) là nhà thơ lỗi lạc của nước ta trong thế kỷ 19. Ông để lại trên một nghìn bài thơ chữ Hán và chữ Nôm; bài phú “Tài tử đa cùng phú” và bài thơ chữ Hán “Sa hành đoản ca” được nhiều người ca ngợi.

“Sa hành đoản ca” nghĩa là bài ca ngắn đi trên bãi cát nói lên bi kịch của kẻ sĩ trên bước đường công danh.

Bãi cát dài và con đường cùng trong “Sa hành đoản ca” được miêu tả đầy ám ảnh. Bãi cát dài được nhắc đi nhắc lại năm lần trong bài thơ. Con đường được nói tới là “đường cùng”: “Bước đường bằng phẳng thì mờ mịt, bước đường ghê sợ thì nhiều”.

Hình ảnh bãi cát dài và con đường cùng lại được miêu tả trong khoảnh khắc thời gian ngày tàn khi “mặt trời lặn”. Con đường cùng không chỉ “mờ mịt” và “ghê sợ” mà còn bị chặn lối, bị bủa vây:

“Phía bắc núi Bắc, núi muôn trùng,

Phía nam núi Nam, sóng muôn đợt”.

Các hình ảnh ấy tượng trưng cho đường đời, con đường danh lợi nhiều gian nan, nguy hiểm.

Hình ảnh người đi đường trong bài thơ được khắc họa qua nhiều chi tiết chọn lọc. Bước đi thất thểu khó nhọc “Đi một bước như lùi một bước”. Nước mắt “lã chã rơi” vì tự thương mình. Khách đi đường vừa khó nhọc đi trên bãi cát mờ mịt vừa suy ngẫm. Lúc thì ước ao được “phép ngủ kĩ” của ông tiên. Lúc thì nghĩ về “hạng người danh lợi” đang tất tả ngược xuôi; và cảm thấy “người tỉnh thường ít mà người say vô số!”. Lúc thì thầm, hát khúc “đường cùng”; để rồi tự vấn lương tâm, tự trách mình: “Anh còn đứng làm chi trên bãi cát?”.

Bãi cát dài và con đường cùng trong "Sa hành đoản ca" được miêu tả đầy ám ảnh
Bãi cát dài và con đường cùng trong “Sa hành đoản ca” được miêu tả đầy ám ảnh

Qua hình ảnh người đi đường, nhà thơ giãi bày tâm sự bế tắc và chán ngán trên con đường công danh, con đường danh lợi. Tác giả tự trách, tự thương mình.

Nhân vật trữ tình trong”Sa hành đoản ca” lúc là “khách” (khách tử), lúc là “anh” (quân), lúc lại xưng là “ta” (ngã). Đó là sự hoá thân giữa khách thể và chủ thể trữ tình, để vừa tạo nên sự phong phú, uyển chuyển về giọng điệu, vừa để bộc lộ tâm sự, nói lên những suy ngẫm về hạng người danh lợi và con đường danh lợi xưa nay. Giọng thơ trở nên tâm tình, thổ lộ rất thấm thía. Các câu hỏi tu từ trong bài thơ tạo nên bao ám ảnh và suy ngẫm mang tính triết lý sâu sắc:

Bãi cát dài, bãi cát dài, biết tính sao đây?

Anh còn đứng làm chi trên bãi cát?

Bài “Sa hành đoản ca” cho ta thấy một phần nào con người và nhân cách của Cao Bá Quát. Là một bậc tài danh nhưng sinh bất phùng thời, không được trọng dụng, đã nếm trải nhiều cay đắng trên con đường công danh.

Cao Bá Quát muốn nhắn gửi hạng người danh lợi đang tất tả ngược xuôi bài học nhiều nước mắt mà ông đã trải qua và cảm nhận.

Phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát – Mẫu 2

Cao Bá Quát tự là Chu Thần, hiệu là Cúc Đường, Mẫn Hiên, người làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc quận Long Biên, Hà Nội). Là người nổi tiếng học giỏi, có tài văn thơ và viết chữ Hán rất đẹp nên Cao Bá Quát được người đời tôn vinh là thánh (Thần Siêu, thánh Quát). Khí phách, bản lĩnh và hoài bão lớn lao của ông vượt khỏi khuôn khổ chật hẹp của chế độ phong kiến.

Cao Bá Quát sống ở giai đoạn nửa đầu thế kỉ XIX, khi nhà Nguyễn đã tiêu diệt Tây Sơn, thiết lập một chính quyền phong kiến chuyên chế hà khắc, sưu cao thuế nặng, không coi trọng tầng lớp trí thức Bắc Hà. Đây là thời kì có nhiều cuộc nổi dậy của nông dân;trong đó có cuộc khởi nghĩa ở Sơn Tây mà Cao Bá Quát đã tham gia. Thơ văn của ông thể hiện thái độ phê phán mạnh mẽ chế độ phong kiến trì trệ, bảo thủ và phản ánh nhu cầu đổi mới của xã hội Việt Nam trước nguy cơ bị xâm lược bởi thế lực thực dân phương Tây. Có người cho rằng hình tượng nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân chính là bóng dáng của Cao Bá Quát.

READ  Cách giải bất phương trình bậc 2 chứa tham số hay nhất

Bài ca ngắn đi trên bãi cát được sáng tác sau những lần Cao Bá Quát vào kinh đô Huế thi hội. Hình ảnh những bãi cát trắng chạy dọc các tỉnh miền Trung khiến tác giả liên tưởng và hình dung ra con đường danh lợi nhọc nhằn đáng ghét mà ông buộc phải theo đuổi, cũng như sự ngột ngạt, bế tắc của xã hội đương thời. Một giả định khác là bài thơ ra đời khi Cao Bá Quát đã làm quan cho triều đình nhà Nguyễn, bắt đầu cảm thấy thất vọng về lí tưởng mà mình theo đuổi bấy lâu nay và âm thầm tìm kiếm một lý tưởng khác đúng đắn hơn.

bai ca ngan di tren bai cat 05

Nội dung bài thơ phản ánh tình cảnh tù túng, không lối thoát của tầng lớp trí thức trong thời kỳ khủng hoảng của chế độ phong kiến. Đồng thời thể hiện niềm bi phẫn trước thực trạng xã hội, thái độ khinh bi phường danh lợi và khát khao của những kẻ sĩ chân chính muốn sống một cuộc sống thực sự có ý nghĩa.

Chủ đề bài thơ được tác giả thể hiện qua ba hình ảnh: bãi cát dài, con đường đi trên bãi cát và người đi trên bãi cát.

Bài thơ vẽ ra trước mắt người đọc hình ảnh bãi cát dài mênh mông không có điểm dừng, gợi ra một con đường bất tận, mờ mịt: Bãi cát lại bãi cát dài; … Bãi cát dài, bãi cát dài ơi. Hình ảnh bãi cát dài có ý nghĩa nghệ thuật độc đáo vì nó mang tính sáng tạo, không vay mượn từ văn học Trung Quốc như nhiều hình tượng thơ khác mà được lấy từ hiện thực là những cồn cát trắng hoang vu, rợn ngợp mà tác giả đã từng vượt qua nhiều lần trên con đường vào kinh ứng thí. Dải đất miền Trung, đặc biệt là hai tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị bề ngang rất hẹp, phía Tây là dãy Trường Sơn, phía Đông là biển. Trước mắt người đi chỉ thấy cát, núi và sóng biển mà thôi.

Cùng với hình ảnh bãi cát dài là hình ảnh những con đường: Đường bằng mờ mịt, Đường ghê sợ, đường cùng. Hai câu thơ: Phía bắc núi Bắc, núi muôn trùng, Phía nam núi Nam, sóng dào dạt vừa là hình ảnh thực, vừa mang ý nghĩa tượng trưng cho đường đời đầy gian nan, thử thách.

Tác giả cảm nhận rằng con đường vượt bãi cát dài có những nét tương đồng với con đường công danh khoa cử nhọc nhằn, thất bại thì nhiều, thành công thì ít, nhưng đã lỡ bước vào nên không biết tính sao đây?

Bản thân Cao Bá Quát đã nếm trải đủ mùi cay đắng của việc thi cử. Đi thi từ năm 13 tuổi (1822), đến lần thứ tư (1831) mới đậu cử nhân, lại bị đánh tụt xuống tận chót bảng. Sau đó ông còn lận đận thêm ba lần thi Hội nữa mà vẫn không đỗ. Ngay khi bước chân lên con đường danh lợi gắn với lí tưởng của tầng lớp Nho sĩ trong xã hội phong kiến, nhà thơ đã nhận thấy sự bế tắc và mâu thuẫn không giải quyết nổi. Nên đi tiếp hay dừng lại ? Dừng lại cũng không thể được. Còn đi tiếp thì không biết sẽ dẫn đến đâu ?

Hình ảnh con người đi trên bãi cát dài thật nhỏ bé và vất vả;

Đi một bước như lùi một bước

Mặt trời đã lặn, chưa dừng được

Lữ khách trên đường nước mắt rơi

Người đi đường có nhiều loại, mỗi loại mang một tâm trạng khác nhau. Vô số kẻ say vì men thơm quán rượu thoảng từ đầu gió. Phải chăng hơi men thơm tượng trưng cho sự lôi cuốn, dẫn dụ ghê gớm của công danh? Trước ma lực ấy, liệu mấy người còn giữ được sự tỉnh táo, sáng suốt?

Phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát – Mẫu 3

Cao Bá Quát được ví như là ngôi sao sáng trên bầu trời văn học Việt Nam. Ở Cao Bá Quát ông không chỉ là người nổi tiếng học giỏi mà ông lại có biệt tài viết chữ rất đẹp nhưng lại là người luôn gặp những khó khăn trên con đường công danh. Và “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” được biết đến là những tâm niệm, những suy tư về con đường công danh, về chính cuộc đời của mình.

Bài thơ đặc sắc này đã được viết khi tác giả có dịp đi qua miền trung, bất chợt thấy đó là những bãi cát đã nảy lên ý tưởng, biết bao nhiêu cảm xúc dâng trào khiến tác giả không cầm lòng được. Và với mở đầu bài thơ ” Bài ca ngắn đi trên bãi cát là hình ảnh người đi như thật khó nhọc trên bãi cát đó.

“Bãi cát lại bãi cát dài

Đi một bước như lùi một bước.”

Ta như thấy được những hình ảnh tả thực hiện ra, đó cũng như chính là hình ảnh về những bãi cát nối tiếp nhau, và nó nhu nối tiếp mà không biết điểm kết thúc, cứ thế miên man. Từ “lại” như được tác giả sử dụng thật đắt và cũng như càng thêm sự vô tận của những bãi cát. Có lẽ rằng ta như cũng chỉ thấy một màu cát trắng như vô tận mà thôi, với cái nắng có còn tạo ra nhiều viễn cảnh mà con người ta lại như có thể tưởng tượng nếu như đứng trong hoàn cảnh đó. Và chính câu thơ thứ hai lại càng làm độc giả như chứng kiến những bước chân của chính mình trên bãi cát đó vậy . Và chính với một biện pháp so sánh cũng như đã được tác giả sử dụng thật hợp lí ở đây, và đó chính là “đi một bước như lùi một bước”, và cũng chính bãi cát đó con người như nặng nhọc cất công đi nhưng càng khó khăn càng mệt nhọc bấy nhiêu. Và rồi dù trời đã tối, nhưng dường lữ khách như cũng đã vẫn đi, nước mắt rơi chính là những nhọc nhằn chứ thể kiềm lại được. Có thể nói rằng chính hình ảnh con người lúc đó thật lẻ loi, cô đơn và cũng thật nhỏ bé.

READ  [MỤC LỤC] Soạn Toán 9

“Mặt trời đã lặn, chưa dừng được

Lữ khách trên đường nước mắt rơi”

bai ca ngan di tren bai cat 06

Có thể nói bãi cát đó hay chính con đường công danh dù mờ mịt nhưng dường như có rất nhiều người vẫn bị cuốn vào đó. Tất cả như đã thật bất lực trước những điều mà mình không thể chống cự lại được, và cho nên chính bởi thế mà Cao Bá quát chỉ biết trách bản thân, hay hơn nữa chính ông đang lấy cái cớ để tâm trí thoải mái hơn.

“Không học được tiên ông phép ngủ,

Trèo non, lội suối, giận khôn vơi!

Xưa nay, phường danh lợi,

Tất tả trên đường đời.

Đầu gió hơi men thơm quán rượu,

Người say vô số, tỉnh bao người ?”

bai ca ngan di tren bai cat 07

Có lẽ lúc này đây thì nhà thơ chỉ tiếc rằng bản thân mình không thể học được phép ngủ của tiên ông, và dường như ông cứ sống mà mặc kệ mọi danh lợi,sống một cuộc sống thanh cao, và cũng như đã bỏ qua mọi oán hận của thế gian. Dẫu biết con đường công danh là gian nan, dường như đó chính là phải “tất tả” . Dường như bãi cát như ẩn dụ cho ở nơi phường danh lợi, thế nhưng ông một mực vẫn cứ dấn thân vào, càng đi vào, càng thấy hoang mang, ông cũng như đã không biết lối ra cũng chẳng thể dừng lại. Và có thể thấy vất vả chính là vì chạy theo công danh,phải cố bước, nó như hơi men,như cũng đã cuốn con người vào đó, cho nên” người say vô số,tỉnh bao người?”. Nhà thơ như thật tỉnh táo, nhưng rồi tỉnh nhưng vẫn như chính với nỗi băn khoăn không biết con đường này thì phân vân rằng có nên đi tiếp hay không?

“Bãi cát dài, bãi cát dài ơi!

Tính sao đây ? Đường bằng mờ mịt,

Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít ?

Hãy nghe ta hát khúc “đường cùng”

Phía bắc núi Bắc, núi muôn trùng,

Phía nam núi Nam, sóng dào dạt

Anh đứng làm chi trên bãi cát ?”

Bài thơ mang một lời tâm sự, là nỗi băn khoăn của một trí thức có tư tưởng, có hoài bão lớn
Bài thơ mang một lời tâm sự, là nỗi băn khoăn của một trí thức có tư tưởng, có hoài bão lớn

Lữ khách lúc này đây như cũng chỉ biết nhìn về bốn bề, nhưng xung quanh người chỉ thấy sóng, thấy được cả núi, nhưng chưa có một con đường nào để người lữ khách có thể bước đi cả. Và rồi như dẫu biết không có một lối đi không một định hướng ràng nhưng làm sao có thể bước tiếp, bước vững chãi trên một hướng đi mù mịt như vậy? Bãi cát ấy,như là một hình ảnh ẩn dụ nói về chính con đường mà bao người dấn thân vào ấy, nó như thật là mờ mịt thế,câu thơ cuối như dự báo một điều sẽ xảy ra. Và thông qua đó chính là một sự chắc chắn tác giả sẽ chọn cho mình một hướng đi riêng, chứ ông cũng sẽ không mãi mãi như thế cũng không có cách giải quyết.

Bài thơ như đã mang một lời tâm sự, như chính là một nỗi băn khoăn của một trí thức có tư tưởng, có hoài bão lớn. Người đọc như cảm nhận thấy rằng ở ông sẽ không bao giờ cam chịu bó buộc của cái chế độ phong kiến bất công thời ông đang sống. Và dường như cũng đồng thời cũng là báo hiệu cho sự thức tỉnh của một con người, một thế hệ. Và “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” như chính là một thành công của Cao Bá Quát đồng thời cũng chính là một bài thơ tiêu biểu thể hiện tâm sự sâu kín của tác giả.

bai ca ngan di tren bai cat 09

Qua bài viết trên bạn đã biết được cách phân tích cũng như hiểu ý nghĩa của bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát rồi đúng không? Bài thơ là tiếng lòng của thi sĩ giữa thời cuộc, mượn bãi cát để nói đời người, mượn bài ca để tỏa rõ tâm hồn sáng trong, tinh khiết. Hy vọng bài viết trên có thể giúp ích được cho bạn trong môn văn nói riêng và cả ứng dụng trong cuộc sống nói chung.

See more articles in category: Toán học

Đặng Gia Nghi

Mình là cô nàng Cự Giải thích nấu ăn và có kinh nghiệm về giảm cân. Từ lâu mình đã tìm hiểu về các phương pháp giảm cân, Hàm lượng calo trong từng món ăn. Nên loạt bài mình chia sẻ về Hàm lượng calo có trong từng món ăn hy vọng sẽ giúp ích được các bạn. Đây là blog mới mình chia sẻ về làm đẹp, cả nhà ủng hộ nhé!

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button