Bánh xèo mềm miền Trung và Cách đổ bánh xèo miền Trung |Món Miền Trung
Bánh xèo là một loại bánh đặc trưng ở miền Trung. Không chỉ người dân ở những vùng này hay ăn mà ngay cả du khách nước ngoài cũng cực thích. Nhìn có vẻ khó làm nhưng thực chất nó cũng không quá cầu kì trong việc chuẩn bị nguyên liệu hay cách làm. Cùng theo dõi bài viết để học cách làm bánh xèo miền Trung nhé!
- Cách làm bánh xèo mềm Quảng Ngãi
- Bánh xèo mềm miền Trung
- Cách làm bánh xèo mềm
- Bánh xèo miền Trung
Bánh xèo miền Trung là gì?
Nói đến bánh xèo, bây giờ ít ai còn nghĩ rằng đó là món đặc trưng của miền Trung, và không chừng, du khách sẽ nghĩ rằng đó là món ăn phổ thông của ba miền Việt Nam.
Trên thực tế, bánh xèo là món đặc trưng của dân nghèo miền Trung, và cái độc đáo của món ăn này nằm ở chỗ nơi nào càng nghèo, bánh xèo càng ngon, càng phong phú và độc đáo. Nếu như nói về bánh xèo bốn mùa người ta thường nhắc đến Quảng Ngãi và Bình Định, riêng mùa Đông, có lẽ, bánh xèo Quảng Nam là mang hồn cốt của cái nghèo và sự thi vị của nó đậm nhất.
Xem thêm: Ăn bánh xèo có béo không ?
Thành phần dinh dưỡng của bánh xèo
Xem thêm Món Ngon Miền Trung
Bột gạo:
Thành phần không thể thiếu. Trong bột gạo có chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể . Gồm có:
Tinh bột: đây là chất dinh dưỡng cần thiết cho mọi hoạt động của con người.
Protein: chỉ số giá trị sử dụng của protein có trong gạo cao nhất là 63.
Viamin: gạo không chứa các vitamin A,C hay D nhưng trong gạo vitamin B, Vitamin E chiếm tỉ lệ rất lớn.
Nhiều khoáng chất cần thiết cho cơ thể: Mg, P, K, Ca,…
Thịt heo
Protein: Giống như tất cả các loại thịt khác, thịt heo là chủ yếu được tạo thành từ Protein. Trong thực tế, thịt là một trong những nguồn thực phẩm hoàn thiện nhất của protein
Nó chứa tất cả các axit amin thiết yếu cần thiết cho sự tăng trưởng và duy trì cơ thể chúng ta.
Trong thịt heo cũng chứa nhiều vitamin nhóm B tương đối cao
Chất béo trong thịt lợn chiếm hàm lượng đáng kể
Tôm
Giàu protein: Trong tôm có 25-55% Protein
Chất béo: chứa lượng thấp chất béo bão hòa. Chất béo trong tôm có tác dụng trong việc tham gia vào quá trình cấu tạo nên màng tế bào trong cơ thể, có khả năng hoạt hóa enzyme và là thành phần chính của nhiều steroid hormone.
Chất xơ: Chất xơ có nhiều trong tôm, những người bị táo bón nên ăn nhiều tôm để giúp nhu động ruột hoạt động diễn ra dễ dàng hơn, có thể loại bỏ được các chất độc hại ra ngoài.
Giàu dinh dưỡng: Tôm còn là thực phẩm giàu các vitamin, chất đạm, kali, kẽm, niacin, đồng. photpho
Hạn chế: chứa nhiều cholesterol
Nguyên liệu khác:
Nhìn chung các loại rau ăn với bánh xèo rất giàu carotene, vitamin c và lượng muối khoáng cũng rất cao. Các loại rau không những cung cấp chất xơ mà còn mang lại cho cơ thể những vị thuốc tốt
Giá tri năng lượng của một cái bánh xèo trong bình khoảng 300-350 Kcal với sự có mặt đầy đủ của các thành phần nói trên ( đạm, đường, béo). Cùng với việc góp phần thay chế độ ăn theo chiều hướng tăng lượng rau xanh sẽ làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh mãn tính liên quan đến dinh dưỡng.
Cách đổ bánh xèo miền Trung
Nguyên liệu làm bánh xèo miền trung
- 200g bột gạo
- 250ml nước
- 100ml bia
- ½ thìa café muối
- 1/2 thìa café bột nghệ
- 200g thịt bò
- 200g tôm
- Hành lá, hành tây, giá đỗ, gừng, hành khô, rau thơm, cải xanh,..
- Gia vị, dầu ăn, nước mắm ngon, tỏi, ớt,….
Cách thực hiện bánh xèo Quảng Ngãi
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Thịt bò rửa sạch, thái thật mỏng, cho gia vị, dầu ăn, tỏi, gừng, hạt tiêu vào trộn đều.
Tôm rửa sạch, cắt râu. Sau đó cho hành khô, gừng, gia vị trộn đều. Để tránh cho hành và gừng không bị cháy khi chúng ta xào nhân, thì khi thái hành và gừng các bạn có thể thái to một chút nhé.
làm nóng chảo cùng với chút dầu ăn sau đó cho hành tây vào xào thơm, tiếp đến cho tôm vào đảo đều đến khi tôm vừa chín tới thì cho thịt bò vào xào cùng. Hỗn hợp chín thì tắt bếp, múc hỗn hợp trên ra bát.
Hành tây bốc vỏ,rửa sạch thái múi cau, giá đỗ rửa sạch, rau thơm, cải xanh nhặt sâu, ngâm với nước muối rồi đem rửa sạch lại nhiều lần để ráo.
Bước 2: Pha bột bánh
Cho bột gạo, bột nghệ và 1 ít muối vào một cái âu trộn đều, tiếp đến pha bia vào nước lọc rồi cho từ từ hỗn hợp trên vào âu đựng bột, vừa cho nước vừa khuấy bột đều tay đên khi bột sánh lại, không bị vón cục thì được. Cuối cùng cho hành lá thái nhỏ cũng với chút dầu ăn vào trộn đều. Để bột nghỉ từ 30 phút đến 1 tiếng.
Bước 3: Làm nước chấm
Cách làm nước chấm bánh xèo Quảng Ngãi cũng rất đơn giản, chỉ cần pha theo tỷ lệ: 5 phần nước, 2 phần đường, 1,5 phần nước mắm ngon, 1 phần nước cốt chanh rồi khuấy đều lên. Cuối cùng cho tỏi, ớt băm nhỏ vào cũng với dưa món là hoàn thành. Tuy nhiên bạn cũng có thể gia giảm nguyên liệu sao cho hợp với khuẩ vị của mình.
Bước 4: Đổ bánh xèo
Bánh xèo Quảng Ngãi không như bánh xèo các tỉnh Nam Bộ, bánh ở đây nhỏ, không to như các bánh xèo Nam Bộ nên bạn có thể dùng khuôn hoặc chảo chống dính để chiên bánh
Đầu tiên, làm nóng chảo rồi cho dầu ăn vào tráng đều khắp mặt chảo. Khi dầu nóng già thì dùng vá khuấy đều bột lên rồi múc một vá bột trán một lớp bột thật mỏng quanh chảo rồi đậy nắp lại khoảng 30 giây thì mở nắp ra rãi ít phàn nhân lên cũng với ít giá và tiếp tục đậy vung thêm 2 phút nữa để bánh chín vàng giòn. Lúc này dùng muôi gập đôi bánh lại rồi gắp ra dĩa. Làm tương tự như thế cho đến khi hết phần nguyên liệu.
Bước 5: Hoàn thành
Bánh khi chín dòn kèm cùng dĩa rau và bát nước chấm. Khi ăn kèm với rau thơm, cải xanh rồi chấm với nước chấm chua ngọt là có thể thưởng thức được hương vị món bánh xèo Quảng Ngãi rồi.
Chúc các bạn thực hiện thành công, nếu cảm thấy chưa hiểu thì bạn tham khảo tiếp cách làm bánh xèo miền Trung – Quảng Ngãi như người bản địa này.
Câu chuyện hay về bánh xèo miền Trung
Những ngày mưa, chỉ cần ngửi mùi bánh xèo thơm lừng dưới bếp là chị em chúng tôi bụng đói cồn cào.
Những chiếc bánh xèo nho nhỏ
Tôi sinh ra và lớn lên ở dải đất miền Trung, vào Sài Gòn lập nghiệp đến nay đã hơn 10 năm. Cứ vào những ngày mưa, tôi nhớ da diết món bánh xèo miền Trung quê nhà.
Hồi đó, cứ vào những ngày mưa dầm, chị em chúng tôi rủ nhau đúc bánh xèo ăn cho đã thèm. Những chiếc bánh xèo nho nhỏ, xinh xinh mới nhìn thôi đã bắt mắt đến nỗi chúng tôi chỉ muốn ăn ngay bởi phần vỏ giòn rụm lại có thêm màu vàng tươi của bột nghệ. Riêng phần nhân thì ôi thôi bao nhiêu là thứ, ngoài tôm đất còn có mực, thịt ba chỉ, giá sống… mới hấp dẫn làm sao.
Có lẽ cái ngon của bánh xèo miền Trung không chỉ ở phần bột gạo mới, nhân bánh là hải sản tươi ngon mà còn có sự kết hợp của dầu phộng. Nếu như trong miền Nam, bánh xèo được đúc bằng mỡ heo thì ở miền Trung món bánh xèo không thể thiếu dầu phộng mà phải là loại dầu được ép theo phương pháp thủ công mới ngon. Ngoài ra, các loài rau sống ăn kèm cũng khác xa so với ở Sài Gòn. Rau ăn với bánh xèo miền Trung là các loại gồm xà lách, rau thơm, bắp chuối, giá, dưa leo … và đặc biệt luôn có bánh tráng ăn kèm.
Những ngày mưa, chỉ cần ngửi mùi bánh xèo thơm lừng dưới bếp là chị em chúng tôi bụng đói cồn cào. Gắp chiếc bánh xèo còn nóng nổi, giòn rụm, vàng ươm vừa mới ra lò, đặt lên miếng bánh tráng mỏng, thêm chút rau, sau đó cuộn lại chấm vào chén nước mắm chua ngọt, cay cay vậy là ăn quên thôi. Có hôm do rong chơi, tôi về nhà muộn, thấy đĩa bánh xèo được má để sẵn là tôi quất liền một lúc gần chục cái. Vậy mà tôi vẫn còn thòm thèm vì chưa đã miệng.
Bánh xèo miền Trung luôn gây thương nhớ trong tôi
Những ngày mưa ở Sài Gòn, thỉnh thoảng tôi vẫn ghé vào hàng quán quen thuộc để thưởng thức những chiếc bánh xèo miền Trung cho đỡ nhớ. Nhưng bánh xèo ở thành phố khác xa bánh ở quê tôi bởi không có mùi thơm đặc trưng từ dầu phộng mà thay vào đó là vị béo ngậy của mỡ heo. Có lẽ, người miền Trung ăn uống mộc mạc, không cầu kỳ vậy mà tôi lại thấy ngon và vị ngon ấy chỉ có được khi tôi thưởng thức ở quê nhà.
Câu chuyên trên tham khảo từ báo phụ nữ.
Một số từ khóa tìm kiếm liên quan:
- Cách làm bánh xèo mềm Quảng Ngãi
- Bánh xèo mềm miền Trung
- Cách làm bánh xèo mềm
- Bánh xèo miền Trung