Cẩm nang bếp

Bỏ túi bí quyết PHÂN BIỆT CÁ ƯƠN chớp nhoáng.

Trước khi tìm hiểu bí quyết phân biệt cá ươn thì hãy cùng #monmientrung xem việc ăn cá ươn có những tác hại nguy hiểm nào trước nhé?

Video Bỏ túi bí quyết PHÂN BIỆT CÁ ƯƠN chớp nhoáng.

I/ Ăn cá ươn sẽ bị sao?

1. Tại sao Cá ươn sản sinh độc tố

Theo TS Đàm Sao Mai, Viện trưởng Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm – Trường ĐH Công nghiệp TPHCM, ở thịt của cá sống khỏe mạnh hoặc cá vừa đánh bắt thì không có vi khuẩn. Khi cá chết, hệ thống miễn dịch bị suy yếu và vi khuẩn được tự do sinh sôi phát triển. Trong quá trình bị phân hủy sẽ tạo thành các axit hữu cơ gây mùi hôi và làm biến đổi màu sắc, thành phần đạm histidin. Chất đạm này chuyển hóa tạo thành axit amin độc có tên là histamin. Khi vi khuẩn sinh sôi nhiều, lượng histamin cũng tăng lên theo và tích lũy trong thịt hải sản. Histamin rất nguy hiểm vì chịu được nhiệt, vẫn có thể gây độc dù đã được nấu chín.

Bạn ơi, cho mình quảng cáo 1 tí nhé! Hiện tại Cửa hàng Món Miền Trung có bán Dừa Sấy Giòn giá tốt nhất thị trường. Có cơ hội hãy ủng hộ mình nhé!

Mua ngay

2. Dấu hiệu ăn phải cá ươn, cá nhiễm độc:

Ngộ độc histamin thường thấy khi ăn phải các loại cá ngừ, cá thu, cá nục, cá trích… đã bị ươn hoặc bị ướp các loại hóa chất không an toàn. Ngộ độc sẽ có các dấu hiệu dễ nhận biết như sau:

  • Ói mửa
  • Nổi mẩn ngứa
  • Đau đầu…
  • Các triệu chứng khi ăn hải sản có độc tố thường là mẩn ngứa, nổi mề đay, sổ mũi, mắt ngứa đỏ, tụt huyết áp, khó thở, nôn mửa, tiêu chảy…
READ  cách làm sữa chua cà rốt | Món Miền Trung

3. Các loại thuỷ sản hay bị nhiễm độc:


Ngao, sò, ốc, hến…

vì khi môi trường ô nhiễm, hải sản cũng có thể nhiễm kim loại nặng như asen, thủy ngân, gây ngộ độc. TS Đàm Sao Mai cho biết các chất này thường lắng đọng ở lớp bùn nên các loài sống ở tầng đáy nơi những loại ốc này sinh sống.

Cá mập, cá kiếm, cá thu loại lớn, cá kình…

Các loài cá to cũng thường bị nhiễm độc thủy ngân và các kim loại nặng cao do quá trình tích lũy thức ăn. Vì vậy, các nhà khoa học khuyến cáo, không nên ăn các loại cá lớn do hàm lượng thủy ngân tích lũy trong chúng khá lớn.


Ngoài ra, hiện nay hải sản chủ yếu được lấy về từ các tỉnh miền Trung như Quảng Ngãi, Phan Thiết, Khánh Hòa hoặc từ Vũng Tàu. Trải qua quãng đường vận chuyển dài như vậy có khi phải mất hơn một ngày, vì thế để giữ cho cá trông có vẻ tươi, người ta thường dùng các chất bảo quản như urê, hàn the, formol… để ướp cá.

Hàn the có thể khiến cho người lớn có thể tử vong ở liều lượng 15-20 g, trẻ em ở 3-6 g. Nếu ngộ độc cấp tính, triệu chứng thường gặp là tổn thương da, rối loạn tiêu hóa, nôn mửa, tiêu chảy cấp tính, triệu chứng thần kinh, sốc dẫn đến tử vong. Urê trong môi trường nước sẽ cho các phản ứng hóa học và cùng tạo ra các chất NO3-NO2 và gây độc, khiến trụy tim mạch, các triệu chứng kèm theo như đau bụng, ói mửa, tím tái…

READ  cách pha nước chấm ốc biển | Món Miền Trung

Tham khảo báo người lao động

II/ Bí quyết PHÂN BIỆT CÁ ƯƠN chớp nhoáng:

bí quyết PHÂN BIỆT CÁ ƯƠN chớp nhoáng.
bí quyết PHÂN BIỆT CÁ ƯƠN chớp nhoáng.

Cá tươi mắt lồi trong veo, thịt và đuôi chắc, mang màu đỏ hồng, vảy bám chắc vào thân cá; nếu bị ươn mắt cá sẽ trắng đục. 

Các dấu hiệu để phân biệt cá ươn và cá tươi:

Mắt

Cá tươi mắt lồi trong veo, giác mạc trong suốt đàn hồi có thể thấy rõ phần con ngươi bên trong. Cá ươn mắt bị mờ, màu trắng đục hoặc xỉn màu.

Thịt và đuôi

Thịt cá tươi rắn chắc, màu đỏ tươi, độ đàn hồi tốt, không để lại vết ấn của ngón tay khi nhấn vào thịt. Cá ươn nhấn tay vào sẽ có cảm giác nhão, màu thâm đen.  

Cá tươi có đuôi cứng và chắc.

Mang cá

Mang cá tươi có màu đỏ hồng, không phải màu xám, nâu hoặc nhiều chất nhờn, mùi hôi khó chịu như cá ươn.

Vảy

Vảy cá tươi màu sáng, chắc và bám vào thân cá. Vảy cá ươn sẽ bị bong tróc và màu tái nhợt.

Bụng và hậu môn

Bụng cá tươi sống có màu sáng bóng, không trương lên và lỗ hậu môn thắt chặt. Lỗ hậu môn của cá ươn có màu vàng nâu.

Mùi

Cá tươi có mùi hương tự nhiên từ nơi đánh bắt biển hoặc sông. Đường tiêu hóa của cá sống chứa enzyme. Khi một con cá chết, các enzyme này tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập vào thành dạ dày khiến thịt cá hư hỏng dần. Mùi giống như amoniac hoặc tanh quá mức cho thấy cá không còn tươi.

READ  10 công thức ướp thịt ngon như siêu đầu bếp | NAKK

Theo vnexpress

Như vậy với bài viết đầy đủ trên hy vọng #monmientrung có thể giúp được bạn có ngay cho mình kiến thức chọn và phân biệt cá ươn. Nếu thấy hay hãy chia sẻ bài viết này nhé.

See more articles in category: Cẩm nang bếp

Đặng Gia Nghi

Mình là cô nàng Cự Giải thích nấu ăn và có kinh nghiệm về giảm cân. Từ lâu mình đã tìm hiểu về các phương pháp giảm cân, Hàm lượng calo trong từng món ăn. Nên loạt bài mình chia sẻ về Hàm lượng calo có trong từng món ăn hy vọng sẽ giúp ích được các bạn. Đây là blog mới mình chia sẻ về làm đẹp, cả nhà ủng hộ nhé!

Related Articles

3 Comments

      1. Mẹ tui dạy cách phân biệt cá ươn và cá tươi, tất cả các đặc điểm mà bài nêu đều giống với mẹ tui dạy cho tui. Lúc đi chợ tui thấy cá ươn, nhưng nhiều người vẫn cứ mua mấy con cá ươn đó, tui thấy ghê quá trời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button