Cẩm nang bếp

cách điều trị trứng không rụng | Món Miền Trung

Trứng rụng là hiện tượng sinh lý bình thường ở phụ nữ và đó cũng là yếu tố quan trọng quyết định quá trình thụ thai có diễn ra hay không. Tuy nhiên trong một vài trường hợp, thì nhiều phụ nữ vẫn gặp tình trạng trứng không rụng. Vậy nguyên nhân từ đâu xảy ra và liệu hiện tượng này có gây nguy hiểm không?

Rụng trứng xảy ra khi nào?

Rụng trứng là hiện tượng xảy ra mỗi tháng ở cơ thể phụ nữ. Theo đó, mỗi nang buồng trứng sẽ sản sinh ra một trứng trong mỗi tháng và trứng sẽ “rụng” dưới sự tác động kích thích của các hormone bên trong cơ thể. Sau khi rụng, trứng sẽ di chuyển vào ống dẫn trứng tới tử cung và nếu may mắn gặp được tinh trùng thì hiện tượng thụ thai sẽ xảy ra. Ngược lại, trứng sẽ bị thải ra ngoài tử cung và hinh thành nên hiện tượng kinh nguyệt.

Tìm hiểu về hiện tượng rụng trứng ở phụ nữ

Thông thường nếu chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ vào khoảng 28 ngày thì trứng sẽ rụng vào thời điểm 14 ngày trước khi kỳ kinh tiếp theo đến. Vậy nên, công thức tính ngày rụng trứng thường được áp dụng là:

Ngày rụng trứng = Số ngày của một chu kỳ kinh nguyệt – 14

Tuy nhiên phương pháp này sẽ chỉ có hiệu quả nếu chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ diễn ra đều và ổn định.

Rụng trứng là hiện tượng sinh lý bình thường của người phụ nữ

Vậy tại sao lại có hiện tượng trứng không rụng?

Nghe tưởng chừng như vô lý nhưng có một số phụ nữ vẫn gặp tình trạng trứng không rụng mặc dù chu kỳ kinh nguyệt vẫn đều. Một chu kỳ kinh không có sự rụng trứng hay còn được gọi là chu kỳ kinh không phóng noãn.

Lý giải cho hiện tượng này, có thể do trứng không đáp ứng đủ tiêu chuẩn, do quá nhỏ không thể trưởng thành hay đủ độ “chín” để rụng. Còn vì sao trứng không rụng mà vẫn có hiện tượng kinh nguyệt là do niêm mạc tử cung vẫn dày lên và bong ra ngoài.

READ  Bún chả Obama Hà Nội - Quán bún chả Obama nằm ở đâu?

Ngoài ra, một vài chị em sẽ có thắc mắc vì sao trứng không rụng nhưng vẫn có chất nhầy. Vì thường khi trứng phát triển thì nồng độ estradiol trong máu sẽ làm tăng tiết chất nhầy. Nếu nồng độ estradiol tăng cao vượt qua ngưỡng 200pg/mL và duy trì trong thời gian dài sẽ kích thích tuyến yên dẫn đến hiện tượng đỉnh LH. Sau 36 giờ đạt đỉnh LH thì hiện tượng phóng noãn sẽ xảy ra. Như vậy, nếu trứng phát triển nhưng không tạo được đỉnh LH thì sẽ không thể rụng nhưng chất nhầy vẫn được tiết ra bình thường.

Nguyên nhân chính khiến trứng không rụng

Để xác định nguyên nhân khiến trứng không thể rụng thì các chị em cần đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết để có được kết quả chính xác nhất. Tuy nhiên có một số nguyên nhân cơ bản có thể dẫn đến tình trạng này như:

  • Do rối loạn hoạt động của buồng trứng: vùng dưới đồi – tuyến yên không đủ hormon để kích thích,…
  • Do một số bệnh lý hoặc tổn thương tại vùng dưới đồi – tuyến yên
  • Do bất thường ở buồng trứng, đặc biệt là bệnh buồng trứng đa nang.
  • Do ảnh hưởng của một số loại thuốc tránh thai có thể gây ức chế hiện tượng phóng noãn hay mất kinh.
  • Những thói quen ăn uống, sinh hoạt, trạng thái căng thẳng,…
Bất thường ở buồng trứng, đặc biệt là bệnh buồng trứng đa nang là nguyên nhân gây hiện tượng trứng không rụng

Đối tượng thường gặp phải tình trạng không rụng trứng

Thường thì chu kỳ kinh không phóng noãn ít xảy ra đối với phụ nữ khỏe mạnh. Trường hợp dễ mắc phải tình trạng này là phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh, trẻ vị thành niên, phụ nữ sau sảy thai, sau sinh hoặc mắc phải một số bệnh lý bất thường.

READ  cách làm thẻo câu cần tay

Theo đó, trong trường hợp trẻ vị thành niên hay trong độ tuổi dậy thì thì vùng dưới đồi chưa thể tiết ra Gn-RH đầy đủ dẫn đến tuyến yên cũng không tiết được đủ FSH sẽ khiến nang noãn không thể chín, không tạo đầy đủ LH nên dù trứng chín cũng không thể phóng ra.

Còn với phụ nữ tiền mãn kinh thì mặc dù LH có thể vẫn cao nhưng buồng trứng lúc này đã không đủ kích thích hormone tuyến yên khiến trứng không thể chín.

Dấu hiệu nhận biết trứng không rụng

Nếu muốn xác định chính xác một vòng kinh có phóng noãn hay không thì phải dựa vào những xét nghiệm cần thiết, vậy nên các chị em cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để có kết quả cụ thể.

Ngoài ra, các chị em có thể tìm mua que thử rụng trứng để có thể kiểm tra xem trứng có rụng bình thường hay không vào mỗi tháng.

Bên cạnh đó, một số chị em có thể dựa vào một số biểu hiện của cơ thể để có thể nhận biết như:

  • Dựa vào nhiệt độ cơ thể: thường vào những ngày rụng trứng thì nhiệt độ cơ thể sẽ cao hơn bình thường. Hiện tượng tăng thân nhiệt này do tác dụng của các hormone hoàng thể gây ra. Nếu nhiệt độ không thay đổi thì có thể các chị em không rụng trứng trong tháng đó.
  • Dựa vào độ dài của chu kỳ kinh nguyệt: phụ nữ gặp phải tình trạng vòng kinh không phóng noãn thường có độ dài chu kỳ ngắn hơn so với bình thường. Số ngày dạo động chỉ từ 23-25 ngày, vì không có sự phóng noãn dẫn đến quá trình tạo thành và hoạt động của hoàng thể cũng không diễn ra, vậy nên về mặt nội tiết thì chu kỳ kinh sẽ bị rút ngắn lại.
  • Dựa vào hiện tượng thống kinh: đối với phụ nữ thường xuyên bị thống kinh (đau bụng kinh) nhưng sau đó lại không có đau đớn hay chỉ đau nhẹ thì có thể vòng kinh này trứng không rụng.
READ  cách pha trà sữa các vị | Món Miền Trung
Nhận biết hiện tượng rụng trứng thông qua độ dài của chu kỳ kinh nguyệt

Trứng không rụng có nguy hiểm không?

Trước tiên có thể khẳng định việc một người phụ nữ thường xuyên có vòng kinh không phóng noãn sẽ có nguy cơ cao bị vô sinh. Do quá trình thụ thai chỉ có thể xảy ra khi trứng và tinh trùng gặp gỡ để bắt đầu thụ tinh và tạo thành hợp tử, sau đó phát triển thành phôi thai. Vậy nên nếu không rụng trứng thì việc thụ thai hoàn toàn không thể xảy ra.

Tình trạng này cứ kéo dài thì khả năng sinh sản của phụ nữ sẽ trở nên khó khăn và lúc đó buộc phải có sự can thiệp của các phương pháp hỗ trợ sinh sản.

Phương pháp điều trị trứng không rụng?

Điều quan trọng nhất đối với những trường hợp trứng không rụng đó là phải đến gặp ngay bác sĩ để có được hướng điều trị phù hợp. Trong đó, kích trứng là một trong những phương pháp có thể giúp các chị em nâng cao tỷ lệ mang thai. Theo đó, phụ nữ sẽ được sử dụng các loại thuốc nội tiết hoặc tiêm thuốc để trứng phát triển đến trưởng thành, chín và rụng. Sau khi nang trứng đạt đủ yêu cầu về kích thước thì bệnh nhân sẽ được tiêm hCG để giúp trứng rụng.

Ngoài ra, các chị em cần thay đổi thói quen sinh hoạt thường ngày, xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, rèn luyện sức khỏe và nếu có thể hãy kiểm soát căng thẳng để đem lại hiệu quả cao hơn.

Xem thêm các bài viết khác tại đây:

4 cách tính ngày rụng trứng đơn giản nhất

Tìm hiểu về buồng trứng – cơ quan sinh sản quan trọng nhất của nữ giới

Trữ đông trứng: một số điều cần biết

See more articles in category: Cẩm nang bếp

Đặng Gia Nghi

Mình là cô nàng Cự Giải thích nấu ăn và có kinh nghiệm về giảm cân. Từ lâu mình đã tìm hiểu về các phương pháp giảm cân, Hàm lượng calo trong từng món ăn. Nên loạt bài mình chia sẻ về Hàm lượng calo có trong từng món ăn hy vọng sẽ giúp ích được các bạn. Đây là blog mới mình chia sẻ về làm đẹp, cả nhà ủng hộ nhé!

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button