Cách nấu cháo lòng miền bắc chuẩn hương vị | Món Miền Trung
Cháo lòng là món ăn dân dã gần gũi với rất nhiều người. Mỗi vùng miền sẽ có cách chế biến cháo lòng khác nhau với hương vị đậm đà, hấp dẫn riêng biệt. Trong nội dung lần này, meohaygiadinh sẽ giới thiệu đến bạn cách nấu cháo lòng miền Bắc ngon đúng chuẩn. Cùng tham khảo và chiêu đãi cả nhà vào cuối tuần nhé!
Top bài viết xem nhiều của mẹo hay gia đình – mẹo vặt cô giáo thảo
- Cách làm mứt sữa chua yaourt ngon dẻo tại nhà
- Cách làm bánh bông lan bằng nồi cơm điện
- Cách nấu lẩu thái chua cay siêu hấp dẫn tại nhà
- Cách làm lẩu riêu cua bắp bò sườn sụn chuẩn vị Hà Nội
- Cách làm kim chi Hàn Quốc tại nhà thật đơn giản
- Cách làm mứt dừa non siêu trắng
- Cách nấu vịt om sấu chuẩn vị miền bắc
Nguyên liệu chuẩn bị khi nấu cháo lòng miền Bắc
1/3 bát gạo nếp
1/3 bát gạo tẻ
500g xương lợn
100g gan lợn
1 chiếc lưỡi lợn
200g tiết lợn
Tim, lòng non, dạ dày
Các loại rau: Hành lá, hành khô, rau mùi tàu, gừng, giá đỗ, rau mùi, ớt
Gia vị: Đường, nước mắm, muối tiêu, giấm
Cách nấu cháo lòng miền Bắc thơm ngon
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Rửa sạch xương và lưỡi lợn. Với phần xương, bạn đem chặt ra từng miếng nhỏ cho vừa ăn rồi chần qua một lần với nước giấm pha loãng, sau đó rửa sạch lại lần nữa để giảm bớt mùi hôi của thịt. Tiếp theo, bạn cho xương vào minh cùng hành tím. Phần lưỡi lợn cạo sạch nhớt, rửa sạch và cho vào ninh cùng xương.
Phần gạo, bạn ngâm trong nước khoảng 1 giờ rồi vớt ra để ráo, sau đó mang đi giã nhuyễn. Cho gạo vào nấu cùng với nước ninh xương đến khi nhừ thành cháo. Tiếp tục cho một phần tiết lợn đánh tan cùng gừng vào. Phần tiết còn lại pha với nước lọc và để đông.
Các phần nguyên liệu như tim, gan, lòng, dạ dày,… bạn rửa sạch rồi luộc chín. Sauk hi luộc thì thái mỏng vừa ăn.
Bước 2: Nêm gia vị
Khi cháo nhừ, bạn nêm gia vị cho vừa ăn. Sau đó, cắt nhỏ phần tiết đông còn lại cho vào đun sôi cùng với cháo.
Bước 3: Bày trí và thưởng thức
Sau khi cháo sôi, bạn tắt bếp và múc cháo ra bát. Trang trí thêm hành lá, tiêu rau mùi lên cháo và đĩa lòng đã cắt sẵn trước đó. Việc cuối cùng là thưởng thức thành quả thơm ngon không thua kém bất kỳ hàng quán nào.
Giá trị dinh dưỡng của cháo lòng
Nội tạng của các loài động vật có hàm lượng calo như thịt, cụ thể là 100 gram nội tạng chứa 100 – 150g calo, đồng thời chúng có lượng protein, chất béo chủ yếu là chất béo bão hòa, cholesterol cao, vitamin và muối vô cơ.
Trong gan có nhiều vitamin A, D và chất sắt cao. Nhờ đó, ăn gan giúp cải thiện các bệnh còi xương, thiếu máu, mù màu hiệu quả.
Tim động vật nói chung và tim lợn nói riêng có hàm lượng natri thấp nhưng lại dồi dào chất sắt, kẽm, selen, phốt pho, niacin và riboflavin. Bên cạnh đó, tiết lợn và dạ dày lợn cũng chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe như protein, sắt và các loại vitamin.
Nhìn chung, nội tạng của lợn được dùng chế biến kỹ và nấu cháo sẽ mang đến cho con người dưỡng chất nhất định. Tuy nhiên, với người cao tuổi, béo phì, bị gút, tim mạch hoặc cao huyết áp thì việc ăn nhiều cháo lòng là điều cần cân nhắc vì những chất trong nội tạng động vật có thể làm lượng mỡ trong máu tăng cao, ảnh hưởng ít nhiều đến tình trạng sức khỏe.