Cẩm nang bếp

3 cách nấu cháo vịt ngon đậm đà – bổ dưỡng cơ thể

Cháo vịt được lòng các thực khách từ bình dân đến sang trọng bởi hương vị hài hòa của hạt gạo chín nhừ, nở trắng bung kết hợp với miếng thịt vịt mềm ngọt, húp một miếng thấy thật đã!

Cháo vịt thường được các bà các mẹ nấu trong những buổi chiêu đãi bạn bè hay gia đình sum họp bởi món này dễ nấu, ngon mà lại không kén người ăn, người lớn, trẻ nhỏ, kể cả các cụ lão niên đều dùng được.

Nấu cháo vịt không khó nhưng để nấu cho ngon thì cần một chút bí quyết đấy. Trong bài viết hôm nay, bạn cùng #ohana tìm hiểu về 3 cách nấu cháo vịt ngon chuẩn vị nhé!

1. Bí quyết nấu cháo vịt ngon chuẩn vị

1.1 Nguyên liệu chuẩn bị

  • Thịt vịt xiêm hoặc vịt cỏ: 1 con chừng 1, 5- 2 kg
  • Gạo tẻ: 1 bát
  • Gạo nếp: 1 nắm tay
  • Hành khô: 3 củ
  • Tỏi: 2 củ
  • Ớt hiểm: 3 trái
  • Gừng tươi: 1 củ
  • Rau thơm các loại gồm tía tô, húng quế, mùi tàu, ngò rí…: 300 gram
  • Hành lá: 1 bó nhỏ
  • Hành phi: 1 chén nhỏ

1.2 Chi tiết các bước thực hiện nấu cháo vịt

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Vịt: Vịt sau khi đã mổ thịt, vặt lông sạch sẽ bạn rửa với nước muối để loại bỏ vi khuẩn. Tiếp đó bạn dùng hỗn hợp gồm rượu trắng + gừng tươi giã dập chà sát khắp mình còn vịt. Sau đó baj rửa lại lần nữa với nước lạnh cho thật sạch rồi để ra rổ cho ráo nước.

Cách làm này giúp vịt bớt mùi hôi, da vịt giòn, luộc không bị nứt.

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng hỗn hợp chanh + muối hoặc giấm + muối thay gừng + rượu để khử mùi hôi của vịt cũng rất hiệu quả.

Ngoài cách làm trên, bạn có thể dùng chanh hoặc muối + giấm để chà xát lên mình vịt, mùi hôi cũng sẽ được loại bỏ.

Gạo: Bạn trộn gạo nếp và gạo tẻ với nhau, vo 2 – 3 lần nước cho sạch rồi để ráo. Tiếp đó bạn đổ gạo vào chảo rang dưới lửa nhỏ. Lưu ý là bạn phải đảo đều liên tục để tránh gạo bị cháy khét.

Khi hạt gạo chuyển sang màu vàng, nổ lách tách, dậy mùi thơm thì bạn tắt bếp. Trút ra đĩa để nguội. Rang gạo trước giúp cháo nấu có vị thơm và nhanh nhừ hơn.

Hành hoa bạn cắt rễ, rửa sạch, phần đầu trắng cắt khúc, phần xanh thái nhỏ.

Rau húng quế, rau ngò rí, rau mùi tàu bạn rửa sạch, để ráo rồi thái nhỏ.

Bước 2: Tiến hành làm hành phi

Món cháo vịt ngon không thể thiếu hành phi. Hành phi mua sẵn tiềm ẩn nhiều nguy cơ về mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Chính vì vậy tốt nhất bạn nên tự phi hành ở nhà, vừa ngon lại đảm bảo an toàn.

READ  cách pha sữa non goodhealth 9 | Món Miền Trung

Hành khô bạn bóc vỏ, rửa sạch, cắt thành các miếng mỏng. Tiếp đó bạn trút hành ra một cái mâm hoặc nia, dàn đều rồi đem phơi nắng đến khi hành héo là được.

Bạn bắc một chiếc chảo sâu lòng hoặc nồi lên bếp, đổ dầu ăn rồi trút hành vào phi. Lưu ý là dầu ăn chỉ sâm sấp mặt hành khô và trong quá trình phi bạn đảo liên tục để tránh hành bị cháy.

Khi hành chín giòn, vàng đều bạn vớt rổ cho ráo bớt dầu rồi đổ vào túi nilon buộc chặt hoặc hộp đựng đậy kín. Tránh để hành tiếp xúc với không khí sẽ khiến hành nhanh ỉu.

Bước 3: Thực hiện nấu cháo vịt

Trước tiên bạn nướng 3 củ hành trên bếp đến khi vỏ cháy xém. Sau đó bạn bóc vỏ hành, rửa hết muội than rồi dập dập. Hành nướng sẽ giúp khử mùi hôi của thịt vịt khi luộc và giúp món cháo dậy mùi thơm hơn.

Bạn bắc một nồi nước lên bếp, thả vịt cùng hành củ nướng vào nồi luộc.

Khi nước sôi bạn hạ nhỏ lửa để tránh da vịt bị bong tróc. Bên cạnh đó bạn cũng cần thường xuyên hớt bọt để nước dùng được trong và có vị thanh.

Sau khi nước sôi khoảng 10 – 15 phút bạn đổ gạo vào nồi luộc vịt, nấu cháo.

Khoảng 30 – 45 phút sau bạn kiểm tra thịt vịt đã chín mềm thì bạn gắp vịt ra đĩa.

Phần cháo còn lại trong nồi bạn nêm muối, hạt nêm, mì chính, tiêu xay cho vừa ăn, khuấy đều, nâu thêm khoảng 5 phút thì tắt bếp.

Bước 4: Tiến hành chặt vịt

Thịt sau khi đã nguội bớt bạn chặt thành các miếng vừa ăn, xếp đẹp mắt trên đĩa.

Khi ăn bạn múc cháo ra bát, rắc lên chút hành phi, rau thơm hành lá và hạt tiêu, Trộn đều lên và có thể thưởng thức rồi.

3 cách nấu cháo vịt ngon đậm đà - bổ dưỡng cơ thể

Với món cháo vịt làm theo các này có thêm một chén nước mắm gừng để chấm với thịt vịt luộc nữa là chuẩn nhất.

3 cách nấu cháo vịt ngon đậm đà - bổ dưỡng cơ thể

Bên cạnh cách nấu này còn một cách nấu cháo vịt nữa là thịt vịt sau khi luộc bạn xé sợi nhỏ, xào lăn qua với chút gia vị rồi cho vào nồi cháo, khuấy đều. Cách nấu này người già và trẻ nhỏ đều có thể ăn một cách dễ dàng.

Xem thêm:

  • cách làm bò bía
  • cháo thịt bò
  • hướng dẫn làm sữa chua

2. Hướng dẫn nấu cháo vịt cho bé

2.1 Nguyên liệu chuẩn bị

  • Thịt đùi hoặc ức vịt: 1 cái khoảng 200 gram
  • Khoai sọ: 1 củ
  • Gạo tẻ: 1 chén cơm
  • Gạo nếp: 1 nắm tay
  • Hành lá
READ  Học nấu Phở Bò - Phở Trộn - Phở Bò Áp Chảo tại Hướng Nghiệp Á Âu

2.2 Chi tiết các bước thực hiện

Bước 1: Sơ chế vịt và các nguyên liệu

– Gạo nếp và gạo tẻ bạn vo sạch. Thêm gạo nếp sẽ giúp món cháo sánh, dẻo thơm hơn khi nấu hoàn toàn gạo tẻ.

– Khoai sọ bạn gọt vỏ, rửa sạch, thái thành các miếng nhỏ, hấp chín rồi xay nhuyễn.

– Thịt vịt sau khi mua về bạn dùng rượu và gừng chà sát khắp mình con vịt để khử mùi hôi, rửa lại với nước nhiều lần cho sạch. Tiếp đó bạn cắt riêng phần thịt và xương vịt.

Bước 2: Tiến hành nấu cháo

– Bắc một chiếc nồi lên bếp, thả xương vịt vào nồi ninh lấy nước ngọt. Khi nước sôi bạn hạ nhỏ lửa, hớt lớp bọt nổi lên để tránh cháo nấu bị cặn.

– Sau khi ninh khoảng 30 phút, bạn gắp xương vịt ra. Nếu cẩn thận hơn bạn nên lọc qua rây để loại bỏ cả những phần xương vụn còn xót. Tiếp đó bạn đổ lại nước hầm xương vào nồi và trút gạo vào.

– Khi nước sôi bạn hạ nhỏ lửa và mở nắp một chút để tránh cháo bị trào. Khi hạt cháo nở bung đều, bạn cho khoai sọ và thịt vịt vào nồi, nêm gia vị muối, hạt nêm, mì chính cho vừa ăn.

– Nồi cháo dẻo quyện lại, bạn cho chút hành hoa thái nhỏ vào và tắt bếp.

– Chờ cho cháo nguội một chút, bạn múc cháo ra bát và có thể cho bé thưởng thức nhé!

– Món cháo vịt này rất giàu dinh dưỡng, dùng để thay đổi khẩu vị cho bé rất hợp. Nếu không ăn hết một lần bạn cất cháo vào hộp đựng thực phẩm rồi bảo quản trong ngăn lạnh, mỗi lần ăn bạn múc lượng vừa đủ ra bát và hâm nóng lại.

3. Cách nấu cháo vịt đậu xanh

3.1 Nguyên liệu chuẩn bị

  • Vịt cỏ hoặc vịt thả đồng: 1 con đã làm sẵn
  • Gạo tẻ: 1 bát
  • Gạo nếp: ¼ bát
  • Đậu xanh tách hạt : 100 gram
  • Gừng tươi: 1 củ
  • Hành tím: 3 củ
  • Mùi tàu: 50 gram
  • Hành lá: 1 bó nhỏ
  • Rượu trắng: 1 chén
  • Rau thơm: rau ngổ, húng quế, ngò rí, hành lá…
  • Gia vị: Muối, đường, hạt nêm tiêu, nước mắm, mì chính…

3.2 Chi tiết các bước làm cháo vịt đậu xanh

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Thịt vịt có mùi hôi đặc trưng. Để loại bỏ mùi hôi này bạn dùng hỗn hợp gồm gừng giã dập và rượu trắng chà sát khắp mình con vịt, sau đó rửa nhiều lần với nước sạch. Gừng và rượu giúp khử mùi hôi của vịt và giúp vịt săn, chắc khi luộc.

READ  BÁN CÂY GIỐNG CHÈ SHAN TUYẾT, BÁN QUẢ CHÈ SHAN TUYẾT SUỐI GIÀNG

– Gạo bạn vo 2 – 3 lần nước cho sạch,

– Đậu xanh trước khi nấu cháo bạn ngâm khoảng 1 – 2 tiếng để hạt đậu nở, khi nấu sẽ nhanh nhừ.

3 cách nấu cháo vịt ngon đậm đà - bổ dưỡng cơ thể

Bước 2: Thực hiện nấu cháo

– Bạn nướng cháy 2 củ hành khô trên bếp lửa. Sau đó lột vỏ, rửa nước cho sạch lớp muội than rồi đập dập.

– Tiếp đó bạn thả vịt cùng hành khô vào nồi nước, nấu sôi. Khi nước sôi bạn hạ lửa đồng thời vớt lớp bọt nổi lên để tránh cháo bị cặn đục.

– Khoảng 30 – 45 phút sau bạn kiểm tra thấy thịt vịt đã chín nhừ thì vớt ra. Chờ thịt vịt nguội bạn tách riêng thịt với xương rồi băm nhỏ phần thịt.

– Nước nấu vịt còn đun trên bếp bạn trút gạo vào nồi để nấu cháo. Lưu ý là trong quá trình nấu bạn thường xuyên khuấy đảo để tránh cháo bị khét dưới đáy nhé!

– Khi cháo chín, nở bung đều thì bạn trút phần thịt vịt vào, nêm gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp.

– Khi ăn bạn múc cháo ra bát, rắc rau thơm cắt nhỏ lên trên rồi thưởng thức nhé!

Xem thêm:

  • mì xào bò
  • cách làm tôm khô

4. Bí quyết chọn và khử mùi hôi của vịt

– Những con vịt cỏ hoặc vịt chạy đồng là ngon nhất bởi chúng thường được chăn thả tự nhiên, ít cho ăn tăng trọng, thịt mềm, ngọt, nhiều nạc và ít mỡ. Những con vịt nuôi công nghiệp cho ăn nhiều cám tăng trọng mình mẩy to nhưng lại nhiều mỡ.

– Thịt vịt có mùi hôi đặc trưng, nếu không khử sạch mùi hôi này thì sẽ không ăn được.

– Rượu và gừng là chất khử mùi tự nhiên rất tốt giúp lấy đi mùi hôi của vịt và giúp da vịt khi luộc căng bóng, trắng đẹp, không bị nứt. Sau khi xoa bóp hỗn hợp này khắp mình con vịt, bạn rửa lại nhiều lần với nước lạnh là được.

– Bên cạnh rượu và gừng bạn có thể dùng dấm, nước cốt chanh hay muối đều được nhé, cách làm tương tự như trên.

Kết bài

Cách nấu cháo vịt không quá khó đúng không nào! Những ngày gia đình bạn bè sum họp có một nồi cháo vịt để mọi người cùng quây quần thưởng thức thật tuyệt vời đúng không nào!

Chúc bạn thành công với món cháo vịt này!

Cập nhật 27/06/2020

See more articles in category: Cẩm nang bếp

Đặng Gia Nghi

Mình là cô nàng Cự Giải thích nấu ăn và có kinh nghiệm về giảm cân. Từ lâu mình đã tìm hiểu về các phương pháp giảm cân, Hàm lượng calo trong từng món ăn. Nên loạt bài mình chia sẻ về Hàm lượng calo có trong từng món ăn hy vọng sẽ giúp ích được các bạn. Đây là blog mới mình chia sẻ về làm đẹp, cả nhà ủng hộ nhé!

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button