Cách nấu lẩu bồ câu khổ qua ngon miệng, đầy dinh dưỡng
Cách nấu lẩu bồ câu khổ qua ngon miệng, đầy dinh dưỡng
Mùa đông se lạnh là thời điểm thích hợp để mọi người ngồi lại ăn với nhau nồi lẩu nghi ngút khói, ấm nóng. Nhưng quanh đi quẩn lại, lẩu thái, lẩu cua cũng chán. Thế thì bạn nên thử ngay món lẩu bồ câu khổ qua vừa ngon miệng, lại đầy dinh dưỡng.
Theo Y học cổ truyền, bồ câu có tình bình, hơi ấm không độc, còn khổ qua có tính hàn, có tác dụng thải độc, nếu hai món này kết hợp với nhau không những không đối nghịch mà còn bổ trợ cho nhau, rất tốt cho cơ thể.
Thịt bồ câu mềm, thơm ngon, chứa hàm lượng protein cao, nhưng hàm lượng cholesterol khá thấp, ngoài ra trong đó còn chứa rất nhiều vitamin A, B1, B9,… những loại cần thiết để cấu tạo hồng cầu, mạch máu.
Khổ qua có tác dụng chính là thanh lọc cơ thể, giải độc gan. Trong quả còn chứa glycosid Momordicin, rất tốt cho bao tử, bên cạnh đó hàm lượng vitamin C, B1 cao có trong khổ qua giúp cải thiện làn da, chống lại tình trạng lão hoá sớm’.
>> 7 lợi ích tuyệt vời của trái khổ qua
Vì vậy, món lẩu bồ câu khổ qua thực sự là một món ăn vừa ngon, vừa bổ dưỡng mà bạn nhất định không được bỏ qua.
Nguyên liệu làm lẩu bồ câu khổ qua
- 2 con bồ câu (khoảng 800g)
- 500g thịt nạc dăm và mỡ
- Rau ăn kèm: tần ô, khổ qua, cà rốt, nấm kim châm (chuẩn bị tùy theo khẩu phần ăn của gia đình bạn)
- Gia vị: muối, đường, tiêu, bột ngọt, nước mắm, dầu ăn, hành củ, hành lá,…
Cách làm lẩu bồ câu khổ qua
Bước 1: Sơ chế bồ câu
Bạn nên dùng tay bóp hết các máu bầm, chất bẩn từ mũi và miệng của chim, sau đó dùng muối chà xát khắp cơ thể để thịt không bị nhớt.
Dùng dao cắt đầu, cổ và chân chim để qua một bên để tí hầm nước lẩu. Còn phần mình bạn chặt thành từng khúc nhỏ để tiện bỏ vô máy xay.
Bước 2: Xay thịt
Thịt nạc rửa sạch. Sau đó, đem thịt nạc thái thành từng miếng nhỏ khoảng 2cm để tiện cho vô máy xay. Cho cả thịt bồ câu, thịt nạc và mỡ vào xay chung một lượt. Bạn nên thêm ít nước lạnh vào trong lúc máy hoạt động để làm nguội, tránh thịt bị chín do nhiệt độ cao.
Bước 3: Ướp thịt
Ướp phần hỗn hợp thịt xay với muối và tiêu, bạn không nên bỏ đường vì thịt bồ câu đã có vị ngọt sẵn. Sau đó, thêm tiêu và hành lá vào để hỗn hợp dậy mùi thơm, hấp dẫn hơn.
Khổ qua, cà rốt, rau tần ô đem rửa với nước muối để diệt khuẩn, sau đó rửa sạch lại bằng nước thường để không còn vị mặn. Dùng dao bào mỏng cà rốt và khổ qua.
Lưu ý: bạn nên bỏ phần ruột của khổ qua để ăn bớt đắng và nhớ bào phần thịt quả thật mỏng để dễ ăn hơn nhé.
Nấm kim châm bóp sạch với nước muối để diệt khuẩn và rửa lại với nước. Sau đó, bạn bóp thật chặt nấm để vắt sạch hết nước để chúng không bị mọng nước, vị ăn sẽ ngon hơn.
Bước 5: Trụng miến
Nấu một nồi nước sôi và bỏ vào đó một muỗng dầu ăn, để luộc miến. Đợi khoảng tầm 15 phút, khi thấy sợi miến trong thì tắt bếp và đổ ra rổ. Bạn nên rửa lại miến thêm một lần nữa sau khi luộc, để sạch hết lớp bột bên ngoài và ăn sẽ dai hơn.
Bước 6: Nấu nước dùng lẩu
Đợi nồi nóng rồi bỏ dầu ăn vào, rồi cho hành tím vào xào cho đến khi chuyển sang màu vàng và dậy mùi thơm. Sau đó, cho phần đầu, cổ, chân vào xào cho thịt săn lại. Cuối cùng, bạn bỏ nước vào nồi và nêm gia vị cho vừa ăn.
Đun nước lẩu tầm 1 tiếng là bạn có thể dùng được.
Vo tròn hỗn hợp thịt xay thành từng viên nhỏ rồi bỏ vào nồi nước lẩu, sau đó đợi 10 phút để thịt chín. Như vậy thì vị ngọt từ thịt bồ câu sẽ hòa chung với phần nước dùng, làm vị lẩu trở nên đậm đà hơn.
Thành phẩm lẩu bồ câu khổ qua
Nước lẩu ngọt thanh nhờ thịt chim bồ câu ăn cùng với khổ qua có vị đắng nhẹ, rau tần ô bùi bùi, cà rốt tươi, giòn cộng thêm vài sợi miến dai dai, chắc chắn bạn sẽ không cưỡng lại được độ hấp dẫn của món lẩu bồ câu này đâu.
Chúc bạn sẽ thành công với cách nấu lẩu bồ câu khổ qua ngon miệng, đầy dinh dưỡng này, để gia đình lại có thêm nhiều dịp quây quần bên nhau nhé.
Xem thêm:
>> Cách nấu nước lẩu ngon, bổ dưỡng
>> Bổ sung dinh dưỡng cuối tuần với món lẩu gà thuốc bắc
>> Cách nấu lẩu cá đuối, ăn là mê đắm đuối
thịt nạc dăm tại Bách hoá XANH làm lẩu bồ câu khổ qua:
Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH