Cẩm nang bếp

Cách nấu nước râu ngô làm mát cơ thể | Món Miền Trung

Râu ngô là loại nước chứa nhiều vitamin, chất chống oxy hóa, có thể sử dụng hàng ngày để thay thế cho bất cứ loại thuốc bổ nào

Bài nên tìm hiểu

  • Cách nấu nước sâm mía lau ngon
  • Cách nấu nước quả la hán giải nhiệt mùa hè

Râu ngô là phần sợi dài, nhỏ nằm bên trong bắp ngô. Trong quá trình sử dụng ngô, mọi người thường có thói quen bỏ râu ngô, bẹ ngô. Tuy nhiên, ít tai biết rằng, râu ngô lại là vị thuốc có tác dụng lợi tiểu, làm ổn định đường huyết, tốt cho tim mạch

Râu ngô tồn tại dưới 2 dạng chính là dạng tươi và dạng khô. Tuy nhiên, dùng nước râu ngô ở dạng tươi vẫn là tốt và nhiều dưỡng chất hơn cả.

Cách nấu nước râu ngô

Râu ngô sau khi sắc lấy nước uống sẽ có tính mát, vị hơi ngọt

Nước râu ngô có tác dụng gì?

  • Nước râu ngô là hỗn hợp có chứa nhiều vitamin, khoáng chất khác nhau, giúp ngăn ngừa oxy hóa, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Uống nước râu ngô hàng ngày có thể giúp lợi tiểu, làm tăng bài tiết mật, tạo điều kiện để quá trình dẫn mật và ruột được dễ dàng hơn. Ngoài ra, nước râu ngô còn có tác dụng làm mát, giúp hạ đường huyết, chống đông máu hiệu quả. (Xem thêm các loại thảo dược làm mát gan ở bài viết này: monmientrung.com/5-loai-thao-duoc-dong-y-giup-giai-doc-gan-hieu-qua/)
  • Y học cổ truyền xem râu ngô như một vị thuốc có tác dụng lợi tiểu, chữa viêm túi mật, viêm gan và sỏi thận. Sử dụng thường xuyên nước râu ngô còn giúp ngăn ngừa chứng đi tiểu dắt của các bệnh nhận vị viêm hay phì đại tuyến tiền liệt
READ  CÁCH BẢO QUẢN MÈ ĐEN - Tiger Black bread | Món Miền Trung

Cách nấu nước râu ngô tại nhà

Bạn có thể sử dụng râu ngô để sắc lấy nước uống hàng ngày. Trong một vài trường hợp, bạn cũng có thể nấu nước râu ngô thêm với các vị thảo dược như rễ tranh, rễ sậy, mía lau, mã đề, kim tiền thảo,…, để làm tăng hiệu quả làm mát và chữa bệnh

Cách nấu nước râu ngô đơn giản

Chuẩn bị: 50g râu ngô, 2 lít nước, 50g đường phèn

Cách chế biến râu ngô

Cách làm

  • Rửa sạch râu ngô, để ráo nước
  • Đun sôi nước, thả râu ngô vào nồi, đun sôi với lửa nhỏ khoảng 20 phút, thêm đường phèn, khuấy đều để đường tan hết rồi tắt bếp
  • Dùng rây lọc bỏ râu ngô ra ngoài, lấy nước uống
  • Nước râu ngô có vị ngọt mát, có thể sử dụng trong mùa hè để giải nhiệt, làm mát cơ thể. Mỗi lần dùng 20-60ml nước râu ngô, 2 lần/ngày, dùng trước bữa cơm 3-4 giờ

Cách nấu nước râu ngô với các loại thảo dược khác

Nguyên liệu

  • Râu ngô: 100g
  • Rễ cỏ tranh: 50g
  • Lá mã đề: 50g
  • Đường phèn: 30g
  • 2 lít nước
  • Nhãn nhục khô: 50g

Cách làm

  • Rửa sạch các nguyên liệu với nước muối loãng, để ráo nước
  • Cho rễ cỏ tranh, râu ngô, nhãn nhục, lá mã đề vào nồi, đổ nước, đun sôi. Khi nồi nước đã sôi, hạ nhỏ lửa, đun liu riu thêm 20 phút
  • Cho đường phèn vào nồi, khuấy đều để đường tan hết rồi tắt bếp
  • Đợi nước nguội, dùng rây chắt bỏ bã rồi đổ nước vào bình, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh rồi sử dụng
  • Theo kinh nghiệm dân gian, nước râu ngô là đồ uống lành tính, rẻ tiền, tốt cho sức khỏe con người.
READ  Đông Lạnh Ngon Chẳng Kém Cá Tươi

Uống nước râu ngô có tác dụng gì

Lưu ý

  • Các loại nguyên liệu nấu nước râu ngô bạn có thể dễ dàng tìm ở các siêu thị, cửa hàng địa phương. Nếu không kiếm đủ các nguyên liệu bạn có thể chỉ cần đun sôi nước râu ngô với nước, thêm đường phèn và thưởng thức
  • Hiện tại, người dân sử dụng rất nhiều thuốc trừ sâu để canh tác nông nghiệp. Chính vì thế, để đảm bảo sức khỏe, hãy chắc chắn rằng loại râu ngô bạn dùng là loại râu ngô sạch, không chứa hóa chất bảo quản
  • Nước râu ngô chỉ nên sử dụng trong ngày, không nên sử dụng qua đêm

Một vài điều cần lưu ý khi uống nước râu ngô

  • Nước râu ngô là loại nước uống có tác dụng lợi tiểu. Trong trường hợp đang sử dụng các loại thuốc lợi tiểu, bạn không nên uống nước râu ngô
  • Khi dùng nước râu ngô để trị bệnh, chỉ nên sử dụng tối đa 10 ngày rồi ngưng, nghỉ 1 tuần và dùng lại. Lạm dụng sử dụng nước râu ngô sẽ khiến cơ thể bị mất nước, người mệt mỏi
  • Trẻ nhỏ chỉ nên sử dụng 200ml – 300ml nước râu ngô mỗi ngày và không nên sử dụng trong thời gian dài. (Trẻ nhỏ là lứa tuổi hiếu động, thường xuyên vận động làm cơ thể toát mồ hôi. Khi đó, nếu cho trẻ nhỏ uống nước râu ngô sẽ làm chúng đi tiểu nhiều lần, khiến cơ thể mất nước, gây mệt mỏi và ảnh hưởng đến sức khỏe)
  • Phụ nữ mang thai cũng có thể sử dụng nước râu ngô để làm mát cơ thể. Tuy nhiên, khi sử dụng nước râu ngô nấu với đường phèn hoặc mía lau, bạn nên chú ý về liều lượng sử dụng. Nếu lạm dụng sẽ gây ra tình trạng đi tiểu nhiều lần, cạn ối. Để an toàn, những thai phụ chỉ nên sử dụng 2 ly nước mỗi tuần. Những thai phụ bị chuẩn đoán nước ối ít thì không nên sử dụng loại nước này
READ  cách nấu chè đậu xanh lá dứa

Nguồn: monmientrung.com/

See more articles in category: Cẩm nang bếp

Đặng Gia Nghi

Mình là cô nàng Cự Giải thích nấu ăn và có kinh nghiệm về giảm cân. Từ lâu mình đã tìm hiểu về các phương pháp giảm cân, Hàm lượng calo trong từng món ăn. Nên loạt bài mình chia sẻ về Hàm lượng calo có trong từng món ăn hy vọng sẽ giúp ích được các bạn. Đây là blog mới mình chia sẻ về làm đẹp, cả nhà ủng hộ nhé!

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button