Cẩm nang bếp

Cách nấu rượu nếp cái hoa vàng thơm ngon đúng chuẩn

Rượu nếp cái hoa vàng, một loại đồ uống có cồn thơm, có vị ngọt thanh, không sốc. Nhưng không phải ai cũng chưng cất được chuẩn vị của nó.

Từ ngàn đời nay, cây lúa đã gắn bó với con người. Đồng thời cũng trở thành tên gọi cho một nền văn minh – nền văn minh lúa nước. Cây lúa không chỉ mang lại sự no đủ mà còn trở thành một nét đẹp của đời sống văn hóa tinh thần của người Việt.

Hạt lúa và người nông dân cần cù, mộc mạc là mảng màu không thể thiếu trong bức tranh của làng quê Việt Nam. Ngoài ra hạt lúa còn nấu lên những hũ rượu thơm ngon. Tuy cay mà nồng nàn đậm chất con người Việt Nam.

Mỗi vùng miền lại có cách nấu, cách làm ra một hũ rượu riêng theo bản sắc riêng. Trong số những loại rượu, rượu nếp cái hoa vàng luôn được đánh giá cao. Nếp cái hoa vàng chỉ được trồng vào vụ mùa, khoảng từ tháng 5 – 10 âm lịch. Loại nếp này do khi trổ đòng, phấn hoa có màu vàng chứ không trắng như các loại lúa khác.

rượu nếp cái hoa vàng

Chính vì vậy nó có tên gọi là nếp cái hoa vàng. Rượu nếp cái hoa vàng là một giống lúa nếp nổi tiếng ở các tỉnh đồng bằng và trung du Bắc Bộ Việt Nam. Hạt gạo trong, dẻo, thơm đặc biệt nên thường dùng để đồ xôi, làm cốm, làm các loại bánh có sử dụng gạo nếp, làm tương và ủ rượu.

Cách nấu rượu nếp cái hoa vàng đúng chuẩn

Rượu nấu từ gạo nếp rất thịnh hành nhưng rượu nếp cái hoa vàng vẫn được coi là rượu đặc sản. Rượu nếp cái hoa vàng uống rất êm, ngọt hậu và có mùi thơm đặc trưng.

READ  Rượu Rémy Martin XO Excellence  | Rượu Ngoại Chính Hãng | Món Miền Trung

Cách nấu rượu nếp cái hoa vàng đúng chuẩn không chỉ quan trọng ở rượu mà cái quan trọng không kém đó cách chọn nguyên liệu.

Nguyên liệu chuẩn bị

Gạo nếp cái hoa vàng để nấu Rượu phải là gạo còn nguyên lớp vỏ lụa và vỏ cám bên ngoài. Vì không những lưu giữ được hương vị, mùi thơm của Rượu thành phẩm mà còn đảm bảo các yếu tố dinh dưỡng có trong hạt gạo nếp cái hoa vàng như Protein, lipid, vitamin( đặc biệt là vitamin B1), muối khoáng…

Không chỉ vậy, để làm được rượu ngon nên chọn loại nếp cái hoa vàng thơm dịu. Sau thu hoạch khoảng 3-4 tháng. Không chọn loại gạo nếp quá cũ hoặc quá mới.

Vì thông thường gạo quá mới sẽ không cho rượu thơm đậm, dậy mùi. Gạo quá cũ thường không được bảo quản tốt. Khi nấu rượu có mùi vị kém ngon, không thơm nồng.

Men rượu chất lượng

Men để sử dụng làm rượu nếp cái hoa vàng làm từ nhiều loại thảo dược có đặc tính cay nóng. Ở mỗi một địa phương, người ta lại có bí quyết riêng trong chế biến và sử dụng men rượu để tạo ra rượu nếp cái hoa vàng đặc trưng từng miền. Tuy nhiên phổ biến nhất hiện nay là loại men thuốc Bắc. Vì độ an toàn và chất lượng rượu mà nó mang lại.

Tỉ lệ rượu trung bình khi sử dụng men thuốc Bắc để nấu Rượu là 1 -1,8 lít Rượu/10 kg gạo nếp.

READ  cách nấu chè mít đát phú yên | Món Miền Trung

Bên cạnh các yếu tố về nguyên liệu còn phụ thuộc một phần không nhỏ vào yếu tố thời tiết và nhiệt độ ủ rượu. Người ta ủ rượu trong điều kiện không quá nóng mà cũng không quá lạnh, nhiệt độ phòng từ 28 -30 độ C.

Cách tiến hành nấu rượu nếp cái hoa vàng

Chuẩn bị nguyên liệu

  • 1 kg gạo nếp cái hoa vàng chọn gạo nếp chỉ bỏ vỏ trấu, vẫn còn lớp vỏ cám.
  • 3 viên men để ủ Rượu. Chỉ nên chọn loại men rượu thuốc Bắc truyền thống. Có nguồn gốc uy tín, rõ ràng, tránh dùng hàng kém chất lượng. Vì như thế sẽ làm nảy sinh độc tố trong quá trình ủ men, gây hại đến sức khỏe cho người sử dụng.
  • 1 bình gốm hay hũ thủy tinh để đựng rượu.

Thực hiện nấu

Bước 1: Nấu cơm nếp

  • Đem gạo nếp cái hoa vàng ngâm nước khoảng 4-6 giờ.
  • Sau đó bạn nấu cơm nếp như nấu cơm bình thường. Lưu ý nấu ít nước hơn kiểu đồ xôi.
  • Khi cơm nếp đã chín, bạn lấy cơm ra mâm lớn và trải đều ra mặt mâm để cơm nguội bớt.

Bước 2: Rắc men

  • Bạn loại bỏ lớp trấu, sau đó say nhuyễn hoặc đập nhuyễn men ra và chờ cơm bớt nóng thì bạn rắc men đều lên trên. Phải rắc men ngay khi cơm nếp còn ấm, tránh trường hợp cơm nguội hẳn hoặc còn quá nóng.
  • Trộn đều để men phủ khắp hạt cơm nếp nhé. Mẹo nhỏ trong cách rắc men là nên chia lượng men làm 2 phần. Phần thứ nhất rắc trước trên mặt cơm nếp, sau đó lật mặt cơm còn lại lên, rắc nốt phần men còn lại.
READ  Hướng dẫn cách làm hiệu ứng tuyết rơi trong video | Món Miền Trung

Bước 3: Ủ cơm nếp

  • Cho cơm nếp đã rắc đều men vào hũ thủy tinh hoặc bình gốm có dung tích lớn và có nắp đậy kín.
  • Sau khoảng 4 -5 ngày rượu sẽ tự động dậy nước, thơm mùi rượu
  • Nhiệt độ phù hợp để lên men cơm rượu thành công là vào khoảng 20 – 25 độ C.

Bước 4:: Ủ ướt

  • Cho thêm nước vào cơm rượu.. cứ 10 kg gạo bạn sẽ đổ thêm 15 lít nước, đậy kín để quá trình lên men được hoàn toàn, Rượu hóa hết tinh bột và đường.
  • Ủ ướt trong vòng từ 1-2 tuần( tùy theo mùa và thời tiết). Khi nếm cơm và nước thấy vị cay, nước trong là có thể đem đi chưng cất.

Bước 5: Chưng cất Rượu

  • Sau khi đã có sẵn cơm, bạn cho tất cả cơm rượu này vào một cái nồi lớn để tiến hành chưng cất.
  • Khi nấu trên bếp, bạn lưu ý phải canh lửa vừa phải. Nếu lửa quá lớn, rượu dễ có mùi khét. Nếu rượu sôi thì bạn cần giảm lửa ngay.
  • Rượu sau khi được chưng cất thành công phải có mùi thơm nồng. Khi uống vào thấy êm và hơi tê đầu lưỡi. Theo kinh nghiệm dân gian, bạn không nên uống ngay khi mới nấu ra lò. Nên đổ rượu vào một chiếc bình sành để khoảng 1-2 tháng rồi mới uống. Khi ấy rượu sẽ có mùi vị nồng đượm, thơm ngon hơn.

Rượu được chưng cất từ gạo nếp cái hoa vàng thì không ai có thể phủ nhận được sự thơm ngon, hấp dẫn.

See more articles in category: Cẩm nang bếp

Đặng Gia Nghi

Mình là cô nàng Cự Giải thích nấu ăn và có kinh nghiệm về giảm cân. Từ lâu mình đã tìm hiểu về các phương pháp giảm cân, Hàm lượng calo trong từng món ăn. Nên loạt bài mình chia sẻ về Hàm lượng calo có trong từng món ăn hy vọng sẽ giúp ích được các bạn. Đây là blog mới mình chia sẻ về làm đẹp, cả nhà ủng hộ nhé!

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button