cách pha chế sơn ô tô | Món Miền Trung
1. Tìm hiểu màu sơn gốc của ô tô
Trước khi tiến hành pha màu sơn ô tô, kỹ thuật viên sẽ kiểm tra màu gốc của xe ô tô hiện thuộc nhóm màu nào để từ đó cân chỉnh pha màu phù hợp. Màu sơn gốc của ô tô có thể chia thành 3 loại sau:
- Màu Solid: là những hạt màu oxit vô cơ, dễ pha nhất nhưng chủ yếu chỉ sử dụng trên xe tải và xe taxi.
- Màu Metallic: là các hạt màu kim loại được tạo nên bởi các loại bột nhôm, có khả năng phản xạ ánh sáng. Khi pha chỉnh màu Metallic cần nhìn từ 3 góc độ: 90 độ, 45 độ và 15 độ vì sự tương phản giữa các góc là khác nhau.
- Màu Mica: là nhóm màu có khả năng phản xạ ánh sáng một phần vì ánh sáng có thể đi xuyên qua lớp màu Mica. Khi pha chỉnh màu Mica cần đặc biệt chú trọng lớp nền và quan sát từ nhiều góc độ để cân bằng.
2. Cách pha màu sơn xe ô tô
Vòng thuần sắc hỗ trợ pha màu sơn xe ô tô.
Để pha màu sơn ô tô đạt chuẩn, cần nắm một số nguyên tắc sau:
– Từ 3 màu cơ bản ban đầu bao gồm đỏ, vàng và lam, có một số nguyên tắc pha màu như sau:
- Cam = đỏ + vàng
- Tím = đỏ + lam
- Xanh lục = vàng + lam
- Nâu = đỏ + vàng + lam
- Xanh lá mạ = vàng + đen
– Theo kinh nghiệm của những người sơn xe ô tô, để pha trộn một màu đặc biệt thì phải chọn màu gần giống màu đó rồi mới chọn màu pha thêm để đạt được màu mong muốn. Trong một số trường hợp, chỉ nên pha trộn 3 màu với nhau. Bên cạnh đó, nếu pha một màu khác vào màu chính mà hỗn hợp màu trở nên tối thì cần dừng lại nếu không muốn hỗn hợp trở thành màu đen.
– Căn chỉnh tỷ lệ màu pha là bước quan trọng để đạt được màu sơn chuẩn như ý. Một số màu sơn xe phổ biến nhất trên thị trường hiện nay được pha theo tỉ lệ chuẩn như sau:
- Xanh lá = 1 Xanh dương + 5 Vàng
- Cam = 1 Đỏ cờ + 5 Vàng
- Rêu = 5 Xanh dương + 25 Vàng + 1 Đỏ
- Đỏ đô = 10 Đỏ cờ + 1 Xanh dương
- Tím nho = 5 Đỏ cờ + 1 Xanh dương
- Nâu chocolate = 5 Đỏ cờ + 3 Xanh dương
– Muốn làm sáng/làm nhẹ hỗn hợp màu thì cho thêm màu trắng vào từ từ đến khi thu được kết quả như mong muốn.
– Muốn làm tối hỗn hợp màu thì cho thêm màu đen từ từ để dễ điều chỉnh.
– Thay đổi độ sáng/độ đậm bằng cách cho đồng thời cả màu đen và màu trắng vào để pha xám hoặc đục. Cần chú ý điều chỉnh hàm lượng phù hợp để pha được màu có độ sáng/độ đậm theo ý muốn.
2. Những điều cần biết khi sơn xe ô tô
Sơn xe ô tô đòi hỏi kỹ thuật viên có tay nghề chuyên nghiệp.
- Bước 1: Xác định code màu trên xe
Tùy từng hãng xe mà code màu xe được đặt ở nhiều vị trí khác nhau như nắp cốp, bản lề, dưới nắp capo, phía trên lưới tản nhiệt, khung cửa phía tài xế… Để xác định code màu xe, chủ xe có thể tìm trong hướng dẫn sử dụng xe đi kèm. Code màu xe thường có 2-5 ký tự, bao gồm cả số và chữ tùy dòng xe.
- Bước 2: Chọn thẻ màu phù hợp
Hiện nay, các xưởng sơn ô tô hoặc các trung tâm chăm sóc và bảo dưỡng ô tô chuyên nghiệp luôn có một bộ thẻ công thức màu phun sẵn. Để xác định màu sơn, kỹ thuật viên sử dụng những thẻ màu này so sánh trực tiếp với màu sơn gốc của xe để cân bằng khối lượng màu sơn cần thiết để phun lên xe.
Khi so sánh màu sơn cần so sánh ở các khoảng cách và góc độ khác nhau xác định chính xác màu sơn đồng nhất, tránh tác động của ánh sáng từ một góc.
- Bước 3: Phun thử trên tấm thẻ mẫu sơn ô tô
Trước khi phun màu trực tiếp lên xe thì cần tiến hành phụ thử trên tấm thẻ mẫu với thông số kỹ thuật sơn giống hoàn toàn khi phun thực tế trên xe. Tấm thẻ mẫu này cũng nên được phun lót trước sau đó mới phủ màu.
- Bước 4: So sánh và pha chỉnh màu sơn
Sau khi phun thử trên tấm thẻ mẫu, kỹ thuật viên sấy khô và so sánh với màu gốc xe. Nếu màu chưa giống thì sẽ tiếp tục điều chỉnh tỷ lệ màu gốc để cho ra màu sắc giống nhất.
Trên đây là những lưu ý khi kỹ thuật viên muốn sơn lại màu xe giống màu gốc ban đầu. Trong trường hợp đổi màu sơn xe khác màu sơn ban đầu thì cần xác định màu sơn muốn đổi và thực hiện các bước tương tự.
Ảnh: Internet
- Hướng dẫn thủ tục đổi màu sơn ô tô
- Quy trình bảo dưỡng sơn xe ô tô và những điều cần biết giữ ô tô luôn như mới