Cẩm Nang Từ A đến Z Về Phương Trình Hóa Học
Nhắc đến môn Hóa chúng ta sẽ nhớ ngay đến các phương trình hóa học và những điều thú vị liên quan đến phương trình. Biết cân bằng phương trình mới có thể học hóa, đây là câu châm ngôn của rất nhiều thế hệ học sinh. Tuy nhiên phương trình hóa học không hề đơn giản như các bạn đã nghĩ. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu đến bạn phương trình hóa học là gì và những kiến thức khác liên quan đến phương trình hóa học, các bạn theo dõi nhé!
Phương Trình Hoá Học là gì?
Phương Trình Hoá Học là một hình thức diễn tả phản ứng hoá học mà trong đó tên từng chất hoá học sẽ được thay bằng ký hiệu hoá học của chúng. Trong Phương Trình Hoá Học, chiều mũi tên thể hiện chiều của phản ứng xảy ra. Với các phản ứng một chiều, chúng ta sẽ thể hiện bằng mũi tên từ trái sang phải. Vì vậy, những chất nằm bên trái sẽ chất tham gia, và chất ở bên phải mũi tên sẽ là chất sản phẩm.
Chất trong Hoá Học là gì ?
Tất cả những gì thấy được, kể cả cơ thể bản thân mỗi chúng ta đều là những vật thể. Có những vật thể tự nhiên như người, động vật, cây cỏ, sông suối, đất… là những vật thể nhân tạo.Các vật thể tự nhiên gồm có một số chất khác nhau. Còn các vật thể nhân tạo được tạo thành từ các vật liệu. Mọi vật liệu đều là chất hay hỗn hợp một số chất. Thí dụ: Nhôm, chất dẻo, thuỷ tinh,…
Tính chất của chúng là gì?
Mỗi chất có những tính chất nhất định: trạng thái hay thể (rắn, lỏng, khí) màu, mùi, vị. Tính tạn hay không tan trong nước… Nhiệt độ nóng chảy nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, tính dẫn điện…Còn khả năng biến đổi thành chất khác, thí dụ, khả năng bị phân huỷ, tính chạy được… là những tính chất hoá học.
Nguyên tử là gì ?
Các chất đều được tạo nên từ những hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện gọi là nguyên tử. Có hàng chục triệu chất khác nhau, nhưng chỉ có trên 100 loại nguyên tử.Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vò tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm.
Phương trình thuộc loại Phương Trình Hoá Học Lớp 8
Dưới đây là những phương trình thuộc loại phương trình hóa học lớp 8, các bạn tham khảo nhé!
Phương trình thuộc loại Phương Trình Hoá Học Lớp 9
Dưới đây là những phương trình thuộc loại phương trình hóa học lớp 9, các bạn nghiên cứu kĩ nhé!
Phương trình hoá học lớp 11
– Phương trình hoá học biểu diễn các phản ứng hoá học, gồm các công thức hoá học và hệ số thích hợp.
– Trong đó:
+ Các chất được ghi dưới dạng công thức hoá học.
+ Các chất bên trái dấu mũi tên: chất tham gia.
+ Các chất bên phải dấu mũi tên: chất sản phẩm.
– Lưu ý: Mặc dù có sự biến đổi từ chất này sang chất khác nhưng số nguyên tử của mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng phải bằng nhau.
Ý nghĩa của phương trình hoá học:
Phương trình hoá học cho biết:
– Tỉ lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất trong phản ứng.
– Tỉ lệ này bằng hệ số trong phương trình hoá học.
Phương trình về tính chất hoá học của ankan:
Ankan (hay alkane, hoặc gọi là nhóm parafin và isoparafin) là nhóm hydrocacbon no mạch hở, nguyên tử carbon có lai hóa . Công thức tổng quát: Parafin là nhóm ankan mạch không phân nhánh, isoparafin là nhóm ankan mạch phân nhánh.
4 ankan đầu: gọi theo tên thông thường là metan, etan, n-propan, n-butan.
Các ankan từ dựa theo cách đếm số của Hy Lạp hoặc Latin
* 5: penta
* 6: hexa
* 7: hepta
* 8: octa
* 9: nona
* 10: deca
* 11: …
Ankan phân nhánh
Chọn mạch dài nhất làm mạch chính
Đánh số sao cho mạch nhánh có số hiệu nhỏ nhất
Dùng chữ số & gạch (-) để chỉ vị trí nhánh, nhóm cuối cùng phải viết liền với tên mạch chính
Nếu có nhiều nhóm thế khác nhau: sắp xếp theo thứ tự alphabetl. Lưu ý: bỏ qua các tiếp đầu ngữ di-, tri-, tetra-… khi xét thứ tự alphabet.
Ví dụ: dimethyl hoặc methyl sẽ đi sau ethyl hay diethyl, isopropyl đi trước methyl
Nếu có nhiều nhánh tương đương: dùng tiếp đầu ngữ di-, tri-, tetra- để chỉ số lượng nhóm tương đương.
Tên gốc alkyl
Được lấy 1 H từ alkane, gọi theo tên ankan nhưng đổi an thành yl.
Phương trình hóa học của Anken:
Anken (hay alkene, hoặc gọi là ôlêfin, olefin) hydrocarbon mạch hở không no, chứa 1 liên kết đôi C=C trong phân tử, công thức phân tử tổng quát: CnH2n, n≥2.
Trong liên kết C=C:có 1 liên kết σ & 1 liên kết π, liên kết σ hình thành do liên kết của orbital sp2. Liên kết π vuông góc với mặt phẳng phân tử.
Alkene đơn giản nhất là etylen (ethylene)
Tên thông thường
Tên ankan tương ứng, đổi an thành ylen. Tên thông thường ít được dùng, trừ 3 alkene thông dụng:
Danh pháp IUPAC
Tên ankan tương ứng, đổi ane thành ene.
Chọn mạch carbon dài nhất và chứa C=C làm mạch chính.
Đánh số sao cho C=C có chỉ số nhỏ nhất.
Chỉ số của C=C chọn theo vị trí C gần C1 nhất, viết cách tên mạch chính 1 gạch ngang.
Tổng quan về phương trình hóa học
Phương trình hóa học là gì?
Phản ứng hóa học là một quá trình dẫn đến biến đổi một tập hợp các chất này thành một tập hợp các chất khác. Theo cách cổ điển phản ứng hóa học bao gồm toàn bộ các chuyển đổi chỉ liên quan đến vị trí của các electron Phản ứng hóa học là một quá trình dẫn đến biến đổi một tập hợp các chất này thành một tập hợp các chất khác. Theo cách cổ điển phản ứng hóa học bao gồm toàn bộ các chuyển đổi chỉ liên quan đến vị trí của các electron.
Ý nghĩa phương trình hóa học
Biểu diễn ngắn gọn các phản ứng hóa học
Cho ta biết tỉ lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất và giữa các cặp chất trong phản ứng hóa học. Tỉ lệ này bằng tỉ lệ hệ số giữa các chất trong phương trình hóa học.
Các bước lập phương trình hóa học
Để lập phương trình hóa học, các bạn cần làm lần lượt 3 bước sau:
Bước 1: Viết sơ đồ phản ứng (gồm kí hiệu hóa học của các chất tham gia và các chất sản phẩm)
Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố, tìm số thích hợp đặt trước các công thức sao cho số nguyên tử các nguyên tố ở chất tham gia và chất sản phẩm phải bằng nhau.
Bước 3: Hoàn thành phương trình hóa học.
Cách cân bằng phương trình hóa học
Cân bằng phương trình hóa học là sự cân bằng về số lượng nguyên tố của các chất trong hai vế của 1 phản ứng hóa học.
Phương pháp nguyên tử nguyên tố
Đây là phương pháp đơn giản nhất.
Cân bằng theo cách này, ta sẽ viết các đơn chất khí dưới dạng nguyên tử riêng biệt.
Ví dụ: Cân bằng phương trình hóa học:
Để tạo thành 1 phân tử , ta cần 2 phân tử P và 5 phân tử O.
=> Ta được phương trình:
Nhân các phân số với mẫu số chung nhỏ nhất (ở phương trình này là 2) ta sẽ được phương trình hóa học cuối cùng:
Phương pháp hóa trị tác dụng
Hóa trị tác dụng là số hóa trị của các nhóm nguyên tử hay nguyên tử của các nguyên tố có trong Phản ứng hóa học.
Các bước cân bằng với phương pháp này:
Bước 1: Xác định hóa trị tác dụng
Hóa trị tác dụng lần lượt của phương trình trên từ trái qua phải là:
I – II – III – I – I – I – III – II
Bước 2: Tìm bội số chung nhỏ nhất của các hóa trị tác dụng
Bội số chung nhỏ nhất của (I,II,III) là 6.
Bước 3: Lấy bội số chung nhỏ nhất chia cho các hóa trị ta sẽ được hệ số sau:
6 : 1 = 6
6: 2 = 3
6: 3 =2
Bước 4: Thay vào phương trình phản ứng
Phương pháp chẵn – lẻ
Dựa vào nguyên tắc: Sau khi cân bằng, số nguyên tử của nguyên tố ở chất tham gia phải bằng số nguyên tử của nguyên tố ở chất sản phẩm. Vậy nên nếu số nguyên tử của một nguyên tố ở 1 vế là số chẵn, thì nó cũng sẽ phải là số chẵn ở vế còn lại. Nên nếu số nguyên tử của nguyên tố còn lẻ, thì phải nhân đôi
Thí dụ:
Ở vế trái, số nguyên tử O2 là chẵn
Ở vế phải, số nguyên tử O2 trong SO2 là chẵn, nhưng số nguyên tử trong Fe2O3 lại là lẻ. => Phải nhân đôi. Sau đó, ta cân bằng các hệ số còn lại
Phương trình được cân bằng:
Cân bằng dựa vào nguyên tố chung nhất
Với phương pháp này, ta sẽ lựa chọn nguyên tố có mặt ở nhiều chất nhất trong phản ứng.
Ví dụ:
Nhận thấy, oxi là nguyên tố có mặt nhiều nhất trong phương trình phản ứng.
Vế phải có 8 oxi, vế phải có 3 oxi.
BSCNN của 3 và 8 là 24
=> Ghi 8 vào trước HNO3. Ta có:
Phương trình hóa học sau khi được cân bằng:
Cân bằng theo phương pháp đại số
Dựa theo nguyên tắc: Số nguyên tử của các nguyên tử ở 2 vế phải bằng nhau.
Các bước làm:
Bước 1: Điền các hệ số a,b,c,d,e,… vào trước các chất trong phản ứng.
Ví dụ:
Bước 2: Dùng định luật bảo toàn khối lượng để cân bằng nguyên tố và tạo ra 1 phương trình đại số.
Fe: a = 2c
S: 2a = d
O: 2b = 3c + 2d.
Giải hệ phương trình gồm 3 phương trình trên.
Chọn c = 1 => a = 2, d = 4 và b =11/2.
Nhân các hệ số với 2, ta được phương trình cân bằng:
Các công cụ cần dùng khi học môn Hóa học
Bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học (Nguyên tố hóa học)
Bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học (gọi tắt là Bảng tuần hoàn) là một bảng có liệt kê lại các nguyên tố hóa học, dựa theo số hiệu nguyên tử (chính là số proton trong hạt nhân), cấu hình e (electron) và các tính chất hóa học của chúng. Các nguyên tố trong bảng được sắp xếp theo chiều tăng dần số hiệu nguyên tử.
Một bảng tiêu chuẩn gồm các nguyên tố hóa học được xếp thành 7 dòng và 18 cột, 2 dòng kép riêng biệt nằm dưới cùng bảng. Các hàng trong bảng sẽ được gọi là chu kì, còn cột sẽ được gọi là nhóm. Một số những nguyên tố sẽ có những tên gọi đặc biệt: Halogen, khí hiếm.
Tất cả các phiên bản của bảng tuần hoàn chỉ bao gồm các nguyên tố hóa học, không bao gồm hỗn hợp, hợp chất,…
Dãy hoạt động hóa học của kim loại
Dãy hoạt động hóa học của kim loại là dãy bao gồm các kim loại được sắp xếp theo theo thứ tự phụ thuộc vào khả năng tham gia phản ứng hóa học với chất khác (còn gọi là mức độ phản ứng) của các kim loại.
Đặc trưng của dãy: Mức độ hoạt động hóa học của kim loại sẽ giảm dần từ trái sang phải.
Bảng tính tan hóa học
Bảng tính tan được dùng để nhận biết một chất có tan được trong nước hay không (tan nhiều, tan ít, hay không tan).
Đây là một công cụ hữu ích để các em học sinh lấy căn cứ làm những bài tập dạng phân biệt các chất.
Dãy điện hóa của kim loại
Dãy điện hóa của kim loại sẽ cho ta biết các chất nào tác dụng được với nhau dựa vào quy tắc Alpha.
Kim loại đứng trước có tính khử mạnh hơn kim loại đứng sau.
Kim loại đứng sau sẽ có tính oxi hóa mạnh hơn kim loại đứng trước.
Những lưu ý trong chương trình Hóa học
Hóa học 8
Tại Việt Nam, bộ môn Hóa học được cho vào chương trình giảng dạy bắt đầu từ lớp 8. Các bạn sẽ bắt đầu được làm quen, được giới thiệu thế nào là chất? Thế nào là nguyên tử? Thế nào là nguyên tố, hóa trị,…. Ở lớp này, học sinh phải hết sức lưu ý học tập, để có thể nắm rõ những kiến thức cơ bản về bộ môn này, tránh tình trạng Mất gốc Hóa, gây khó khăn cho việc phát triển của các em ở những lớp tiếp theo.
Hóa học 9
Sau thời gian làm quen với bộ môn Hóa lớp 8, các bạn cũng đã có một khối lượng kiến thức về Hóa nhất định. Sang đến chương trình lớp 9, các em sẽ được tiếp cận kiến thức về các chất hữu cơ (bao gồm các hidrocacbon và dẫn xuất của hidrocacbon). Bên cạnh đó, bạn sẽ được nâng cao kiến thức về hợp chất vô cơ (Oxit, axit, bazo và muối), học các khái niệm về chất mới (kim loại, phi kim,…) Đây sẽ là một năm học với những kiến thức nặng hơn năm cũ.
Hóa học 10
Tại chương trình Hóa học 10, các em sẽ được biết cấu tạo của 1 nguyên tử, thế nào là nguyên tố hóa học, làm quen với bảng tuần hoàn hóa học và nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, tốc độ phản ứng, cách cân bằng phương trình hóa học,…Hãy cùng chú tâm để tiêu hóa hết lượng kiến thức khủng của Hóa học 10 nhé!
Hóa học 11
Chương trình Hóa học 11 sẽ đưa các em tiếp cận với những kiến thức về Sự điện li, tìm hiểu các phi kim thuộc nhóm Nito, Cacbon,… và bắt đầu được học các chất hữu cơ.
Hóa học 12
Ở lớp 12, Các em sẽ được học về các hợp chất hữu cơ: Este – Lipit, cacbohiđrat, amin, amino axit, polime và các vật liệu polime. Bên cạnh đó, các em sẽ được học các kiến thức mới về Hóa vô cơ, đồng thời ôn tập lại các kiến thức Hóa từ các lớp dưới để chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp THPT cận kề.
Những Công thức Hóa học cần ghi nhớ
Hóa học tưởng khó nhưng thực chất là rất dễ, nếu bạn đã hiểu bản chất của các vấn đề trong Hóa học. Hãy cố gắng thuộc nằm lòng các công thức Hóa học, để mỗi khi cần, các bạn chỉ việc lôi ra và áp dụng. Nếu làm được điều đó, thì Hóa sẽ chẳng còn là khó tí nào nữa. Để giúp bạn, chúng tôi đã đi sưu tầm và tổng hợp lại được các Công thức Hóa học quan trọng và hay được sử dụng nhất.
Các bước viết phương trình hóa học
Viết công thức hóa học của hợp chất cộng hóa trị
Ghi nhớ tiền tố chỉ số nguyên tử. Khi đặt tên các hợp chất, người ta sử dụng tiền tố theo tiếng Hy Lạp để chỉ số nguyên tử của mỗi nguyên tố. Hợp chất cộng hóa trị có nguyên tố đầu tiên được viết tên đầy đủ, và thêm đuôi “ ua” sau tên nguyên tố thứ hai. Ví dụ, điphotpho trisunfua là tên của chất có công thức hóa học P2S3.Dưới đây là các tiền tố từ 1-10:
1: Mono-
2: Di-
3: Tri-
4: Tetra-
5: Penta-
6: Hexa-
7: Hepta-
8: Octa-
9: Nona-
10: Deca-
Viết ký hiệu hóa học của nguyên tố đầu tiên. Khi viết công thức của một hợp chất, bạn phải nhận ra các nguyên tố và biết ký hiệu hóa học của chúng. Nguyên tố đầu tiên là “tên đầu tiên” của hợp chất đó. Sử dụng bảng tuần hoàn để tìm ký hiệu hóa học của nguyên tố.
Ví dụ: Đinitơ hexeflorua. Nguyên tố đầu tiên là nitơ và ký hiệu hóa học của nitơ là N.
Viết số nguyên tử dưới dạng chỉ số dưới. Để nhận ra số nguyên tử của mỗi nguyên tố, bạn chỉ cần nhìn vào tiền tố của nguyên tố đó. Nhớ tiền tố theo tiếng Hy Lạp sẽ giúp bạn viết công thức hóa học nhanh chóng mà không phải tra cứu.
Ví dụ: Đinitơ có tiền tố “đi-” nghĩa là 2, vì vậy có hai nguyên tử nitơ trong hợp chất.
Viết đinitơ là N2.
Viết ký hiệu hóa học của nguyên tố thứ hai. Nguyên tố thứ hai là “tên cuối” của hợp chất và được viết sau nguyên tố đầu. Đối với hợp chất cộng hóa trị, tên nguyên tố sẽ thêm đuôi “ua”, nếu tên nguyên tố kết thúc bằng âm o thì thêm r trước ua cho dễ đọc.
Ví dụ: Đinitơ hexeflorua. Tên nguyên tố thứ hai là flo. Đơn giản chỉ cần thêm đuôi “ua” vào sau tên thật sự của nguyên tố. Ký hiệu hóa học của flo là F.
Viết số nguyên tử dưới dạng chỉ số dưới. Cũng như nguyên tố đầu tiên, bạn nhận biết số nguyên tử của nguyên tố thứ hai bằng cách xem tiền tố. Sử dụng tiền tố này để viết số nguyên tử dưới dạng chỉ số dưới bên phải ký hiệu hóa học.
Ví dụ: Hexaflorua có tiền tố “hexa-” nghĩa là 6, vì vậy có 6 nguyên tử flo.
Viết hexaflorua là F6.
Công thức hóa học cuối cùng của đinitơ hexaflorua là N2F6.
Viết công thức hóa học của hợp chất ion
Xác định ký hiệu hóa học của cation và anion. Tất cả hợp chất hóa học đều có tên đầu và tên cuối. Tên đầu là tên của cation (ion dương) trong khi tên cuối là tên của anion (ion âm). Tên cation là tên nguyên tố, trong khi tên anion là tên nguyên tố thêm đuôi “ua”.[6]
Ký hiệu hóa học của mỗi nguyên tố có thể tìm thấy trên bảng tuần hoàn.
Không như hợp chất cộng hóa trị, tiền tố theo tiếng Hy Lạp không được sử dụng để chỉ số nguyên tử của mỗi nguyên tố. Bạn phải cân bằng điện tích nguyên tố để xác định số nguyên tử.
Ví dụ: Liti oxit là Li2O.
Nhận biết các ion đa nguyên tử. Đôi khi cation hay anion là một ion đa nguyên tử. Đây là phân tử có hai hay nhiều nguyên tử liên kết với nhau tạo thành nhóm nguyên tử mang điện. Không có cách nào để ghi nhớ, bạn chỉ có cách học thuộc chúng.
Chỉ có 3 cation đa nguyên tử là amoni (NH4+), hiđroni (H3+), và thủy ngân(I) (Hg2 2+). Tất cả đều có điện tích là +1.
Các ion đa nguyên tử còn lại đều có điện tích âm từ -1 đến -4. Một vài ion thông dụng là cacbonat (CO3 2-), sunfat (SO4 2-), nitrat (NO 3-), và cromat (CrO4 2-).
Xác định điện hóa trị của mỗi nguyên tố. Điện hóa trị có thể xác định bằng cách dựa vào vị trí của nguyên tố trên bảng tuần hoàn. Có vài quy tắc cần nhớ để giúp bạn xác định điện tích.
Nguyên tố nhóm 1 có điện tích +1.
Nguyên tố nhóm 2 có điện tích +2.
Nguyên tố chuyển tiếp có điện tích xác định theo chữ số La Mã.
Bạc là 1+, kẽm là 2+, và nhôm là 3+.
Nguyên tố nhóm 17 có điện tích 1-.
Nguyên tố nhóm 16 có điện tích 2-.
Nguyên tố nhóm 15 có điện tích 3-.
Nhớ rằng khi làm việc với ion đa nguyên tử, ta chỉ sử dụng điện tích của ion.
Cân bằng điện tích âm và dương của các ion. Một khi bạn xác định được điện tích của mỗi nguyên tố (hay ion đa nguyên tử), bạn sẽ sử dụng chúng để xác định số nguyên tử của mỗi nguyên tố. Do hợp chất có điện tích bằng không nên bạn phải thêm số nguyên tử vào để cân bằng điện tích.
Ví dụ: Liti oxit. Liti là nguyên tố nhóm 1 nên có điện tích +1. Oxi là nguyên tố nhóm 16 nên có điện tích 2-. Để cân bằng điện tích 2- của oxi, bạn cần 2 nguyên tử liti; vì vậy, công thức hóa học của liti oxit là Li2O.
Điện hóa trị có thể xác định bằng cách dựa vào vị trí của nguyên tố trên bảng tuần hoàn
Xác định sản phẩm từ chất phản ứng
Nhận biết tất cả cation và anion trong các chất phản ứng. Một phương trình trao đổi cơ bản sẽ có hai cation và hai anion. Phương trình tổng quát có dạng AB + CD –> AD + CB, trong đó A và C là các cation, B và D là các anion. Bạn cũng cần xác định điện tích của mỗi ion.
Ví dụ: AgNO3 + NaCl –> ?
Cation là Ag+1 và Na+1. Anion là No3 1- và Cl 1-.
Chuyển đổi các ion để tạo thành sản phẩm. Sau khi đã nhận biết tất cả ion và điện tích của chúng, bạn chỉ việc sắp xếp chúng lại như sau: cation thứ nhất kết hợp với anion thứ hai và cation thứ hai kết hợp với anion thứ nhất. Nhớ lại phương trình: AB + CD –> AD + CB.
Nhớ cân bằng điện tích khi hình thành hợp chất mới.
Ví dụ: AgNO3 + NaCl –> ?
Ag+1 kết hợp với Cl1- tạo thành AgCl.
Na+1 kết hợp với NO3 1- tạo thành NaNO3.
Viết phương trình đầy đủ. Sau khi viết các sản phẩm được tạo thành, bạn có thể viết toàn bộ phương trình với sản phẩm và chất phản ứng. Viết chất phản ứng ở bên trái của phương trình, còn sản phẩm ở bên phải với dấu cộng giữa chúng.
Ví dụ: AgNO3 + NaCl –> ?
AgNO3 + NaCl –> AgCl + NaNO3
Cân bằng phương trình. Khi viết phương trình với đủ sản phẩm và chất phản ứng, bạn phải đảm bảo toàn bộ phương trình được cân bằng. Phương trình chỉ cân bằng khi mọi nguyên tố đều có số nguyên tử bằng nhau ở hai vế.
Ví dụ: AgNO3 + NaCl –> AgCl + NaNO3
Đếm số nguyên tử mỗi vế: 1 Ag vế trái, 1 Ag vế phải; 1 N vế trái, 1 N vế phải; 3 O vế trái, 3 O vế phải; 1 Na vế trái, 1 Na vế phải; 1 Cl vế trái, 1 Cl vế phải
Phương trình này đã cân bằng vì số nguyên tử ở cả hai vế của phương trình bằng nhau.
Bài viết trên đã gửi đến bạn những kiến thức liên quan đến phương trình hóa học cùng những lưu ý về phương trình hóa học, các bạn lưu ý nhé! Phương trình hóa học là kiến thức vô cùng quan trọng khi nhắc đến môn hóa nên các bạn phải thật sự lưu ý và học thật tốt mảng này trong những năm đầu học hóa để có nền tảng vững chắc về sau.