5 Tác dụng của rễ chùm ngây ngâm rượu chữa bệnh, Số 2 thần kì nhất
Cây chùm ngây là một vị thuốc quý có tác dụng chữa trị được rất nhiều chứng bệnh khác nhau. Không chỉ thân và lá của cây có thể sử dụng được mà cả rễ cây chùm ngây cũng có tác dụng chữa bệnh. Tìm hiểu với chúng tôi tác dụng của rễ cây chùm ngây trong bài viết ngay sau đây.
Cây chùm ngây là cây gì, mọc ở đâu ?
Cây chùm ngây hay còn được biết tới dưới cái tên là cây ba đậu dại, có tên khoa học là Moringa oleifera. Đây là loài cây thân gỗ, thuộc họ chùm ngây, có xuất xứ ban đầu từ vùng Nam Á. Tuy nhiên sau đó loài cây này mọc hoang và được trồng, được sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới trong đó có nước ta.
Cây chùm ngây cao từ vài mét cho tới chục mét, là cây thân gỗ. Khoảng sau 3 tới 4 năm là cây đã ở độ tuổi trưởng thành. Lá cây dài từ 30 tới 60cm, có dạng lông chim, màu xanh rêu. Cây thường trổ hoa vào tháng 12, đầu tháng 1, hoa có màu trắng, có cuống, dạng giống như hoa đậu, có lông tơ, mọc thành chùm. Quả của cây có màu sẫm dạng treo, dài từ 20 tới 40cm. Hạt cây có màu đen, hạt tròn có 3 cạnh, giống hạt của đậu hà lan.
Cây chùm ngây được trồng ở nước ta và được thu hái để làm thuốc hoặc món ăn. Thuốc từ cây chùm ngây đã được chứng minh là có hiệu quả chữa bệnh và rất an toàn. Trong cây chùm ngây có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng khác nhau như Vitamin A, C, nhóm B. Các khoáng chất như canxi, magie, sắt, mangan, kali, kẽm, photpho.
Cây chùm ngây có công dụng gì ?
Cây chùm ngây có tới hàng chục công dụng chữa bệnh khác nhau mà các bạn có thể tìm hiểu ở bất cứ đâu. Các tác dụng của rễ cây chùm ngây bao gồm bảo vệ gan, ngăn ngừa ung thư, điều trị bệnh dạ dày, tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ thận,… Trong bài viết này sẽ cho các bạn biết về 3 tác dụng được sử dụng nhiều nhất của cây chùm ngây mà bạn nên biết.
Cây chùm ngây chữa bệnh tiểu đường
Các nhà khoa học đã nghiên cứu về cây chùm ngây và tìm thấy nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe. Như là sitosterol, chất chống oxy hóa, 18 loại acid amin, zeatin, kaempferol,… Đặc biệt đó là khả năng giảm đường rõ rệt trong máu:
- Cây chùm ngây giúp giảm đi lượng đường huyết trong máu, bài trừ độc tố trong cơ thể. Ngoài ra giúp kích thích cơ thể sản sinh ra chất insulin để điều tiết đường huyết, giúp ổn định huyết áp hiệu quả.
- Cây còn giúp ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường lên cơ thể.
- Tăng cường hệ miễn dịch, thường được bác sĩ chỉ định sử dụng điều trị tiểu đường type 1 và type 2.
- Sử dụng cây chùm ngây không gây ra các tác dụng phụ lên cơ thể. Đây là một cách an toàn để kiểm soát lượng đường huyết trong máu cho những bệnh nhân bị tiểu đường nặng.
Cây chùm ngây làm đẹp da, trị mụn
Cây chùm ngây có chứa các hoạt chất chống oxy hóa và diệt khuẩn rất tốt cho nên thường được chị em phụ nữ sử dụng để làm đẹp da và trị mụn hiệu quả, chữa các bệnh về viêm da cơ địa, nhiễm khuẩn da. Tác dụng của cây chùm ngây làm đẹp da và trị mụn là không thể bàn cãi. Các bạn có thể sử dụng cây chùm ngây như sau để làm đẹp hiệu quả:
- Chuẩn bị lá cây chùm ngây, sau đó mang đi rửa sạch, để ráo nước.
- Sau đó các bạn mang lá đi xay nhuyễn cùng với ít nước khoáng. Nước của chùm ngây các bạn có thể uống trực tiếp, cho thêm mật ong hoặc đường cho dễ uống.
- Bã lá sau khi xay nhuyễn các bạn sử dụng làm mặt nạ để đắp lên mặt. Đắp hàng ngày khoảng 15 tới 20 phút sẽ cho bạn một làn da trắng sáng và sạch mụn.
Cây chùm ngây tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể
Nếu như các bạn hay bị ốm đau, hoặc mắc các bệnh mà mãi không dứt mà vẫn có nguy cơ bị tái phát. Hãy sử dụng chùm ngây như một món ăn nhằm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể của bạn được tốt hơn. Trong cây chùm ngây có chữa nhiều loại dưỡng chất và vitamin tốt cho cơ thể và cải thiện hệ miễn dịch của bạn tốt hơn.
Bạn có thể sử dụng chùm ngây để nấu canh ăn hằng ngày hoặc ép nước uống đều có tác dụng tốt cho cơ thể. Tuy nhiên chùm ngây có tính nóng cho nên bạn không nên sử dụng thường xuyên, không tốt cho đường tiêu hóa của bạn.
Quả chùm ngây có ăn được không ?
Như đã nói, lá, hoa, hạt của chùm ngây đều có thể ăn được thậm chí là những lá giá người ta còn tận dụng dùng nấu canh với thịt hay tép trong bữa ăn hàng ngày. Tuy là vậy thắc mắc quả chùm ngây có ăn được không vẫn cần một lời giải đáp. Chính xác là quả chùm ngây có thể ăn được, mùi vị của quả tương tự mùi của cây măng tây.
Thường thì người ta rất ít ăn quả chùm ngây trực tiếp mà sử dụng trong nấu những món những món canh, nấu những món xào, hay dùng hầm cùng với cương, thậm chí là dùng hạt để ninh nhừ thành soup để ăn. Tuy nhiên việc sử dụng quả chùm ngây trong nấu nướng các món ăn hàng ngày người ta chỉ sử dụng quả non. Những quả già sẽ để thành hạt và có cách sử dụng khác nhau.
Quả chùm ngây còn có khả năng kháng khuẩn chống viêm nhờ những hợp chất sẵn có trong cây như zeatin, alpha-sitosterol… có khả năng tăng khả năng miễn dịch ngăn ngừa các tế bào ung thư, kích thích hệ thần kinh và tim mạch.
Quả chùm ngây còn có tác dụng tiêu lợi, làm mát đường huyết và cải thiện sinh lý nam.
Tác dụng của rễ cây chùm ngây
Ngoài việc lá và hoa chùm ngây có tác dụng chữa bệnh thì rễ cây chùm ngây cũng có khả năng như vậy. Rễ cây chùm ngây được sử dụng nhiều trong các vị thuốc đông y và được tin dùng.
Điều trị các bệnh về dinh dưỡng
Ở Việt Nam, tỷ lệ số người suy dinh dưỡng khá cao, để khắc phục tình trạng này bạn có thể sử dụng rễ chùm ngây để cải thiện cân nặng. Cách chế biến rễ chùm ngây điều trị suy dinh dưỡng bằng cách dùng trực tiếp rễ chùm ngây tươi đem rửa sạch, cắt thành từng khúc nhỏ và cho vào ấm sắc thành nước để uống. Thực hiện uống đều đặn mỗi ngày 3 lần kết hợp với ăn uống hợp lý sẽ cải thiện cân nặng nhanh chóng.
Ngoài ra, với cách chế biến này, nước rễ chùm ngây còn có thể điều chỉnh huyết áp, đường huyết được cân bằng.
Giúp bổ thận tráng dương
Trong rễ chùm ngây có chất có thể ngăn ngừa sỏi thận, làm giảm tối thiểu axit uric trong cơ thể, từ đó tránh được các bệnh về xương khớp như gout.
Bên cạnh đó, nhiều người còn sử dụng rễ chùm ngây để tránh thai, vì thế nếu những người đang muốn có con không nên sử dụng.
Ngoài ra sử dụng đúng cách rễ chùm ngây còn kích thích khả năng sinh dục của cả 2 phái. Điều đó có lợi cho chuyện ấy và hạnh phúc vợ chồng.
Rễ cây chùm ngây có ngâm rượu được không ?
Rễ cây chùm ngây có ngâm rượu được không ? Tất nhiên là có rồi. Ngoài việc chế biến rễ chùm ngây bằng cách sắc thành nước uống thì còn có một cách khác đó là dùng rễ chùm ngây để ngâm rượu. Cách chế biến này rất phù hợp với nam giới. Nhưng để có một bình rượu ngon bạn cần biết các quy trình ngâm rượu đúng cách.
Cách ngâm rượu rễ chùm ngây
Bình rượu chùm ngây ngon nhất khi bạn chọn được những loại rễ trên 6 năm tuổi. Hơn nữa, nếu bạn đã có ý định dùng rễ để ngâm rượu thì tốt nhất bạn không nên hái lá chùm ngây bởi nếu thu hoạch lá, cây sẽ tập trung chất dinh dưỡng nuôi lá và chồi, phần rễ sẽ bị mất đi một lượng chất dinh dưỡng khá lớn.
Khi sơ chế rễ chùm ngây để ngâm rượu, bạn cần rửa sạch rễ, để ráo nước sau đó dùng loại rượu định ngâm để rửa qua rễ chùm ngây. Cuối cùng cho rễ chùm ngây vào bình ngâm, đổ rượu lắp xắp thuốc và ngâm trong khoảng 3 tháng. Tuy nhiên không quá lạm dụng, mỗi ngày chỉ nên dùng khoảng 100ml rượu rễ cây chùm ngây.
Như vậy, bạn đã biết những tác dụng cũng như cách ngâm rượu rễ chùm ngây đúng cách, lưu vào để áp dụng lúc cần áp dụng nhé.
Bài viết vừa rồi đã cho các bạn biết tất cả về tác dụng của rễ cây chùm ngây cũng như cây chùm ngây nói chung. Hy vọng các bạn biết cách sử dụng loài cây này đúng cách để tăng cường sức khỏe và cải thiện hệ miễn dịch của bạn tốt hơn.