Trà Móc Câu Thái Nguyên Chính Gốc | Danh Trà | Món Miền Trung
Trà Móc Câu Thái Nguyên là một trong những loại danh trà nổi tiếng nhất Việt Nam. Không chỉ ngon nổi tiếng mà loại trà này còn có một bề dày lịch sử lâu dài. Hãy cùng Danh Trà tìm hiểu thật chi tiết về trà móc câu nhé!
TRÀ MÓC CÂU LÀ GÌ?
Trà Móc Câu là một loại danh trà của của Tân Cương, một vùng trà rất nổi tiếng của tỉnh Thái Nguyên. Nơi cũng được vì là vùng trà trung du tốt nhất của Việt Nam. Trà móc câu không phải là tên một giống trà. Mà đơn thuần chỉ là để miêu tả hình dáng của cánh trà cong như lưỡi câu cá.
Hình dáng cong như lưỡi câu của trà móc câu đến từ một công đoạn chế biến trà xanh. Đó chính là quá trình vò. Mục đích của việc vò lá trà đó là làm rách lớp biểu bì của bề mặt lá. Nhờ vậy mà khi bạn pha trà thì ‘chất trà’ cũng sẽ dễ dàng tan vào nước hơn. Giúp cho chúng ta có thể chiết được toàn bộ tinh tuý của lá trà khô.
Khi vò thì lá trà cũng sẽ xoắn và cong lại tạo hình lưỡi câu khi xao khô ở nhiệt độ cao. Việc tạo hình lưỡi câu này không hẳn là chỉ để đẹp mắt. Mà còn là một cách giúp lá trà đỡ nát hơn trong quá trình vận chuyển. Qua đó giúp bảo quản trà được lâu hơn.
Từ trước khi hình thức làm trà này ra đời. Thì người xưa họ không uống trà như chúng ta. Lá trà đơn giản là được hấp, sau đó phơi khô và ép thành từng bánh. Mỗi lần uống thì tách lá trà từ bánh, mài thành bột bằng chày rồi khuấy với nước sôi rồi uống cả nước lẫn cái.
Đến khoảng trước thế kỷ thứ 10 thì kiểu làm trà móc câu mới được phát minh. Lá trà được xao bằng chảo chứ không còn hấp nữa. Trà cũng được vò theo kiểu ‘lưỡi câu’ để đóng gói và bảo quản thuận tiện hơn. Lúc này thì người uống trà mới thật sự cảm nhận được hương vị trọn vẹn của lá trà.
Trà móc câu chỉ đơn giản là một phương thức làm trà như đã nêu ở trên. Hoặc đơn giản là hình tượng lá trà khô giống với móc câu cá mà thôi. Tất cả các loại trà Thái Nguyên đều làm theo cách này, và cũng đều có hình dạng móc câu.
Trà móc câu có lịch sử hình thành gắn liền với sự ra đời và nổi tiếng của vùng danh trà Tân Cương. Do đó, nếu muốn biết trà móc câu ra đời như thế nào thì chúng ta không thể không nhắc đến lịch sử hình thành của nghề trà ở vùng danh trà Tân Cương – thuộc thành phố Thái Nguyên ngày nay.
LỊCH SỬ TRÀ MÓC CÂU
Theo Họ Vũ Võ Việt Nam, người có công gầy dựng nên thương hiệu trà Tân Cương danh tiếng là một người con họ Vũ, ông tên là Vũ Văn Hiệt. Cụ Hiệt không phải là người sinh ra ở Tân Cương, cụ sinh ra ở Hưng Yên vào năm 1883, trong một gia đình đông anh em và có truyền thống làm nghề mộc. Trong giai đoạn này thì nước ta vẫn thuộc đô hộ của Pháp, nên khi chiến tranh thế giới lần I nổ ra thì thực dân Pháp bắt tất cả trai tráng phải gia nhập lính lê dương Pháp, rồi đưa sang các chiến trường ở Châu Âu.
Nhờ làm nghề mộc và khéo tay nên cụ Hiệt được đưa sang Pháp làm việc tạo khuôn mẫu để đúc máy bay. Sau khi chiến tranh kết thúc, cụ Hiệt trở về nước và được chính quyền thực dân giao cho việc khai khẩn vùng đất Tân Cương.
Xã Tân Cương được thành lập vào năm 1921, lúc đó cả xã chỉ có vài chục nóc nhà và công việc chính vẫn là trồng lúa màu. Và0 năm 1922, được sự giúp đỡ của vị quan đứng đầu tỉnh là ông Nguyễn Đình Tuân (hay còn gọi là ông Nghè Sổ), cụ Hiệt cùng trai tráng trong xã sang Phú Thọ để mang cây trà giống về trồng trọt tại địa phương.
Nhờ hợp với thổ nhưỡng ở Tân Cương nên cây trà dần trở thành cây công nghiệp chính tại nơi đây. Năm 1925, cụ Hiệt được bầu làm tiên chỉ đầu tiên của xã và dần đổi mới việc sản xuất trà sang mô hình bán công nghiệp. Ông mở cửa hàng trà đầu tiên ở thị xã Thái Nguyên, rồi dần mở thêm nhiều cửa hàng trà khác ở khắp cả nước.
Năm 1935, trà tân Cương trở nên nức tiếng khi trà của cụ Hiệt giành giải nhất cuộc thi tấu xảo ở Hà Nội. Khiến thương lái ở trong nước lẫn Ấn Độ hay Trung Quốc đổ xô mua trà Tân Cương. Năm 1945, do cảm nặng nên cụ Hiệt qua đời ở tuổi 63. Người dân Tân Cương sau này vẫn tưởng nhớ vị tiên chỉ đầu tiên của xã, người đã giúp đưa cây trà về với nơi đây và góp phần giúp địa phương giàu mạnh.
Không ai nhớ rõ cái tên trà móc câu ra đời vào năm nào, nhưng chắc chắn là nó trùng với khoảng thời gian cụ Hiệt sản xuất ra những cánh trà khô đầu tiên. Vì chính cách hái và cách sản xuất là hai yếu tố quyết định để tạo nên những cọng trà khô có hình dáng “móc câu” trứ danh.
CÁCH CHẾ BIẾN TRÀ MÓC CÂU
Thu hái: Để làm nên trà móc thì đầu tiên lá trà phải được hái theo phương pháp “một tôm hai lá”, có nghĩa là chỉ búp trà non nhất và hai lá non kế tiếp là được hái. Mục đích của việc hái “một tôm hai lá” là để cánh trà khô sau khi chế biến sẽ có cánh nhỏ như móc câu cá.
Ngoài ra thì lá trà non bao giờ cũng có “chất” nhiều hơn so với lá trà già, “chất” hay “vị ngon” hay umami theo cách gọi của người Nhật, là vị quan trọng nhất và phải có của trà xanh ngon. Bên cạnh hương cốm, vị đắng chát, hay ngậy béo thì cái “chất” là yếu tố chính làm nên sự nổi tiếng của trà móc câu.
Diệt men: lá trà sau khi hái nếu để cho tiếp xúc với không khí trong một khoảng thời gian dài sẽ lên men hay oxy hoá. Để ngăn quá trình này diễn ra thì người làm trà phải “diệt men” ngay sau khi thu hái. Khoảng 300-400g lá trà tươi được cho vào chảo và xao ở nhiệt độ 150-160°C trong vòng 6 đến 7 phút. Người làm trà thường sẽ đảo trà bằng tay để đảm bảo lá trà không bị vón cục cũng như cảm nhận nhiệt độ.
Sàng tơi: mục đích của bước này là làm giảm độ ẩm cũng như nhiệt độ của lá trà sau khi diệt men. Lá trà nóng được rải đều lên cái nong, người làm trà sẽ đảo và sóc nhẹ lá trà để hơi nước bốc hơi cũng như nhiệt độ giảm nhanh. Nếu không có bước này thì lá trà thành phẩm thường có màu vàng và có mùi khét. Quá trình này thường diễn ra trong vòng 10 phút.
Vò và rũ tơi: đây là bước rất quan trọng trong việc làm trà vì nó sẽ quyết định nhiều đến hương vị cũng như hình dạng của trà thành phẩm. Khi lá trà trong nong đã nguội bớt, người làm trà sẽ bốc từng nắm trà lên và vò thành từng cục.
Quá trình này tạo thành những “vết thương” trên lá trà giúp cho nhựa trà chảy ra ngoài và tạo thành một lớp nhựa bao bọc mặt lá (đến công đoạn xao khô thì lớp nhựa này có màu trắng hay còn gọi là “mốc”).
Sau khí bị vò thành cục thì người làm trà lại tiếp tục dùng tay đánh tơi lá trà ra để lá được tiếp tục tiếp xúc với không khí. Sau đó lá trà lại được cho vào chảo để sao, người làm trà tiếp tục bốc từng nắm lá trà lên để vò giữa hai bàn tay theo vòng tròn.
Đây cũng chính là giai đoạn mà hình hài “móc câu” của lá trà được hình thành. Sau quá trình này thì lượng nước trong lá trà còn khoảng 80%, lá vàng và cọng cũng sẽ được nhặt ra vào lúc này.
Sao khô: mục đích chính của bước này là làm khô trà. Lá trà sau khi vò sẽ được cho vào chảo khô và sao ở 80°C sao cho độ ẩm trong lá trà giảm xuống dưới mức 6%. Trong giai đoạn này thì người làm trà tiếp tục vò nhẹ để lá trà cong và quấn lại chắc chắn hơn. Quá trình này thường diễn ra trong vòng 20-30 phút.
Đóng gói: trà sau khi xao khô sẽ được cho tiếp xúc với không khí trong vài giờ rồi mới đóng vào bao. Ủ như vậy trong khoảng một ngày thì trà sẽ rất thơm và bắt đầu dùng được.
CÁCH PHA TRÀ MÓC CÂU
Sau đây là những cách pha trà móc câu mà người viết cảm thấy tốt nhất, lưu ý đây chỉ là gợi ý mà thôi vì mỗi người có một gu riêng nên cách pha ít nhiều cũng sẽ khác nhau.
Pha kiểu Việt Nam
Đa phần người Việt pha trà bằng ấm và chén sứ giống như các nước phương Tây. Tỷ lệ trà và nước nên rơi vào khoảng 1g trà cho 5oml nước, có nghĩa là nếu ấm sứ thường có dung tích là 250ml thì nên dùng 5g trà.
Nước pha trà thì nên dùng nước khoảng 80°C, nếu bạn không có dụng cụ đo nhiệt độ thì có một mẹo là sau khi ấm nước sôi thì bạn chỉ cần để trên bếp như vậy chừng 5 phút là có nước khoảng 80°C.
Sau khi trà cho vào ấm, rót nước ngập mặt trà rồi đổ đi ngay. Sau đó cho tiếp nước nóng vào và ngâm chừng 30s là có thể dùng được. Bạn nên thêm 10s vào các lượt nước sau để đảm bảo hương vị trà đồng đều nhất có thể.
Công phu trà
Trà pha theo công phu trà thường dùng chén khải hoặc ấm tử sa. Tỷ lệ trà và nước nên vào khoảng 1g trà cho 20ml nước, hoặc 1g cho 40ml nếu bạn là người chưa quen uống trà xanh. Nước pha trà thì cũng nên dùng nước khoảng 80°C.
Nhiều người dùng công phu trà thì đều dùng nước sôi 100°C cho mọi loại trà, nhưng theo kinh nghiệm riêng của người viết thì nước 80°C cho trà móc câu là tốt nhất vì giúp giảm đắng và chát hơn so với bình thường.
Sau khi trà được cho vào ấm, rót nước ngập mặt trà rồi đổ đi ngay. Sau đó tiếp tục cho nước nóng vào ấm và ngâm chừng 10s là có thể dùng được. Bạm nên thêm 5s vào các lượt nước sau để đảm bảo hương vị đồg đều nhất có thể.
Pha lạnh
Pha trà lạnh là cách rất tốt để vừa thưởng trà và vừa để giải nhiệt trong những ngày oi bức. Tỷ lệ trà và nước là 1g trà cho 100ml nước. Pha lạnh thì nên dùng chai đựng nước bằng nhựa kiểu Hàn Quốc có bán nhiều ở các siêu thị (nên dùng loại có bộ lọc ở miệng chai). Pha lạnh thì rất dễ, bạn chỉ cần cho trà và nước sôi để nguội vào chai, rồi để ngăn mát tủ lạnh sau một đêm (khoảng 8 tiếng) là có thể dùng được rồi.
MUA TRÀ MÓC CÂU SỈ LẺ
Bạn có thể mua trà móc câu sỉ hoặc lẻ từ Danh Trà. Chúng tôi là công ty gia đình có truyền thống làm trà móc câu ở Thái Nguyên từ năm 1937. Khi mua các sản phẩm trà của Danh Trà thì bạn có thể yên tâm là:
- Chính Gốc: tất cả các sản phẩm trà móc câu mang thương hiệu danh trà đều được thu hái ở những vườn trà của chúng tôi ở Thái Nguyên.