[CHUẨN NHẤT] Cách giải rubik 6 mặt quá nhanh
Hướng dẫn cách giải V-Cube 6 hay Rubik 6×6
V-Cube 6 là phiên bản 6×6 của Rubik lập phương được phát minh bởi Panagiotis Verdes. V -Cube 6 có cơ chế xoay không giống Rubik 3×3 mà có cơ chế giống Rubik 4×4, đó là nó không có các viên tâm cố định. Các viên trung tâm có thể tự do di chuyển tới các vị trí khác nhau. Vì vậy V -Cube 6 cũng có phương pháp giải tương tự như Rubik 4×4. Hãy cùng Top lời giải khám phá cách giải tại bài viết dưới đây.
Phần 1: Các quy ước, kí hiệu
Kết cấu và màu sắc
V-Cube 6 có kết cấu hình lập phương 6 mặt. Mỗi mặt bao gồm 6×6 các mảnh hình vuông, thường được sơn một trong số 6 màu là Xanh lá cây, Xanh da trời, Đỏ, Vàng, Trắng và Cam.
![[CHUẨN NHẤT] Cách giải rubik 6 mặt quá nhanh](https://monmientrung.com/wp-content/uploads/2021/12/img_61bcb22dbadf3.jpg)
Các viên/ mảnh
V-Cube 6 được tạo thành bởi 152 mảnh khác nhau trên bề mặt. Trong đó bao gồm:
– Viên góc: gồm 8 viên góc
![[CHUẨN NHẤT] Cách giải rubik 6 mặt quá nhanh (ảnh 2)](https://monmientrung.com/wp-content/uploads/2021/12/img_61bcb22e0aa4c.jpg)
– Viên cạnh: gồm 24 mảnh cạnh trong và 24 mảnh cạnh ngoài
![[CHUẨN NHẤT] Cách giải rubik 6 mặt quá nhanh (ảnh 3)](https://monmientrung.com/wp-content/uploads/2021/12/img_61bcb22e46e37.jpg)
– Viên trung tâm: gồm 24 mảnh góc trung tâm, 48 mảnh cạnh trung tâm và 24 mảnh trung tâm bên trong.
![[CHUẨN NHẤT] Cách giải rubik 6 mặt quá nhanh (ảnh 4)](https://monmientrung.com/wp-content/uploads/2021/12/img_61bcb22e85fdb.jpg)
Các mặt
Các mặt của khối Cube được đặt theo các chữ cái tiếng Anh đại diện cho chúng là:
– R ( Right) – Phải
– L ( Left) – Trái
– U (Up) – Trên
– B ( Back) – Dưới
– F ( Front) – Trên
– D (Down) – Dưới
Các lớp
Các lớp của khối Cube được kí hiểu bằng mặt liền trước chúng và thêm chữ số 2 hoặc 3 nhỏ ở phía dưới.
Chẳng hạn: Lớp liền kề bên trong lớp F sẽ là lớp F2
![[CHUẨN NHẤT] Cách giải rubik 6 mặt quá nhanh (ảnh 5)](https://monmientrung.com/wp-content/uploads/2021/12/img_61bcb22ebe434.png)
Hướng xoay
– Khi viết các chữ cái in hoa như R L U D F B E M S … : có nghĩa là ta tiến hành xoay các mặt tương ứng 90 độ theo chiều kim đồng hồ.
– Khi viết các chữ cái với dấu ‘ đằng sau như R’ L’ U’ D’ F’ B’ E’ M’ S’: ta xoay các mặt tương ứng 90 độ ngược chiều kim đồng hồ.
– Khi viết chữ in hoa và thêm số 2 đằng sau các kí hiệu như R2 L2 U2 D2 F2 B2 E2 M2 S2: ta xoay các mặt tương ứng 180 độ ( chiều nào cũng được ).
Vị trí các mảnh
Xác định vị trí của các mảnh được thể hiện bằng cách liệt kê ra 3 mặt/ lớp mà nó thuộc về.
Ví dụ: Khi viết F U R, được hiểu đây là mảnh là giao điểm của 3 lớp F, U và R
Phần 2: Tổng quan các bước giải V-Cube 6
Như đã nói ở trên, V – Cube 6 có kết cấu tương tự như Rubik 4×4, vì vậy xét về cách giải, chúng cũng tương đồng với nhau. Nếu bạn đã học qua và nắm được cách giải Rubik 4×4, chắc chắn việc tiếp cận giải V-Cube 6 sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
V – Cube 6 hoặc Rubik 4×4 hầu hết đều được giải bằng phương pháp Rút gọn. Tức là thông qua một số bước ban đầu để biến đổi các khối Rubik này về dạng tương đồng với Rubik 3x3x3, sau đó tiến hành giải như một Rubik 3×3 bình thường.
Các bước giải cơ bản như sau:
– Bước 1: Giải các viên trung tâm
– Bước 2: Giải các viên cạnh bên trong
– Bước 3: Giải các viên cạnh bên ngoài
– Bước 4: Giải khối Cube theo phương pháp giải Rubik 3×3
Phần 3: Bước 1: Giải các viên trung tâm
![[CHUẨN NHẤT] Cách giải rubik 6 mặt quá nhanh (ảnh 6)](https://monmientrung.com/wp-content/uploads/2021/12/img_61bcb22f0250f.jpg)
Để giải bước này, bạn cần phải nắm rõ về vị trí của các màu của khối Rubik như thế nào. Bởi vì khác với Rubik 3×3, các tâm của V- Cube 6 không cố định với nhau vì vậy có thể xảy ra việc các tâm màu không đúng vị trí của chúng. Nếu bạn không chắc chắn, hãy nhìn vào các viên góc để xác định.
Phương pháp giải sau đây dùng để giải quyết các viên trung tâm của mặt U. Sau đó bạn tiếp tục lặp lại với các mặt khác bằng việc chuyển chúng thành mặt U. Các bước giải lần lượt cho một mặt như sau:
– Bước 1.1: Tìm bất kì một mảnh trung tâm nào mà vị trí đúng của nó là thuộc mặt U. Giữ khối lập phương sao cho mảnh đó nằm trên mặt F hoặc D.
– Bước 1.2: Nếu viên đó ở mặt F, xoay mặt F sao cho mảnh này nằm ở vị trí phía trên bên phải, tức là là giao của lớp U2 (hoặc U3) với lớp R2 ( hoặc R3).
Nếu viên đó nằm ở mặt D, xoay mặt D sao cho mảnh này nằm ở vị trí phía dưới bên phải, tức là giao của lớp F2 ( hoặc F3) và lớp R2 ( hoặc R3).
– Bước 1.3: Xoay mặt U sao cho vị trí mà mảnh đó thuộc về sẽ ở phía sau bên phải tức là giao của lớp B2 ( hoặc B3) với lớp R2 ( hoặc R3).
– Bước 1.4: Tùy thuộc vào vị trí của mảnh đó hiện tại và vị trí mà nó cần thuộc về, chúng ta sẽ sử dụng một trong số những công thức sau:
Vị trí hiện tại |
Vị trí cần tới |
Công thức |
F U2 R3 |
U B2 R3 |
R3 U’ L2‘ U R3‘ U’ L2 |
F U2 R2 |
U B2 R2 |
R2 U’ L2‘ U R2‘ U’ L2 |
F U3 R3 |
U B3 R3 |
R2 U’ L3‘ U R3‘ U’ L3 |
F U3 R2 |
U B3 R2 |
R2 U’ L3‘ U R2‘ U’ L3 |
D F2 R3 |
U B2 R3 |
R32 U’ L22 U R32 U’ L22 |
D F2 R2 |
U B2 R2 |
R22 U’ L22 U R22 U’ L22 |
D F3 R3 |
U B3 R3 |
R32 U’ L32 U R32 U’ L32 |
D F3 R2 |
U B3 R2 |
R22 U’ L32 U R22 U’ L32 |
![[CHUẨN NHẤT] Cách giải rubik 6 mặt quá nhanh (ảnh 7)](https://monmientrung.com/wp-content/uploads/2021/12/img_61bcb22f3c1b4.png)
– Bước 1.5: Lặp lại các bước từ 1.1 đến 1.4 để hoàn thành tất cả 16 mảnh trung tâm của mặt U về vị trí đúng.
– Bước 1.6: Cầm Rubik sao cho các mặt chưa giải lần lượt thành mặt U. Lặp lại các bước từ 1.1 đến 1.5 cho tất cả các mặt để hoàn thành việc giải các mảnh trung tâm của V – Cube 6
Phần 4: Bước 2: Giải các viên cạnh trong
Trong bước này, mục tiêu của chúng ta đó là ghép cặp các viên cạnh bên trong của mỗi cạnh cho khớp màu. Để giải các viên cạnh bên trong, chúng ta tiến hành theo các bước sau:
![[CHUẨN NHẤT] Cách giải rubik 6 mặt quá nhanh (ảnh 8)](https://monmientrung.com/wp-content/uploads/2021/12/img_61bcb22f7b736.png)
– Bước 2.1: Tìm bất cứ mảnh cạnh bên trong nào chưa được khớp với nhau. Giữ khối Rubik sao cho mảnh này nằm ở vị trí U B L3
– Bước 2.2: Tìm mảnh cạnh bên trong còn lại. Sử dụng những thao tác xoay bất kì để đưa mảnh cạnh này về vị trí U F R3.
– Bước 2.3: Tìm bất kì một cạnh bên trong chưa khớp nào khác và đặt chúng ở vị trí U R nhưng chỉ được sử dụng các phép xoay mặt L/R/D để không làm ảnh hưởng tới các mảnh khác. Nếu không có cặp canh bên trong không khớp, thì thực hiện bước xoay U2 R3 U2 R3 U2 R3 U2 R3 U2 R3 để tạo ra một số cặp cạnh bên trong không khớp nhau.
– Bước 2.4: Thực hiện công thức: R3 B’ R B R3‘ để ghép cặp 2 mảnh ở bước 2.1 và 2.2
– Bước 2.5: Thực hiện lại các bước từ 2.1 đến 2.4 để liên kết tất cả các cặp cạnh bên trong với nhau.
Phần 5: Bước 3: Giải các viên cạnh ngoài
Trong bước này, chúng ta cần ghép các viên cạnh bên ngoài với cặp viên cạnh bên trong đã hoàn thành ở bước 3. Các bước cần thực hiện ở đây bao gồm:
![[CHUẨN NHẤT] Cách giải rubik 6 mặt quá nhanh (ảnh 9)](https://monmientrung.com/wp-content/uploads/2021/12/img_61bcb22faae79.png)
– Bước 3.1: Tìm bất kì cạnh bên ngoài nào mà đang không khớp với cặp cạnh bên trong. Giữ khối lập phương sao cho mảnh đó nằm ở vị trí U F R2.
– Bước 3.2: Tìm cặp cạnh bên trong phù hợp với cạnh đã xác định ở bước 3.1. Sử dụng bất cứ bước di chuyển nào nhằm đưa cặp cạnh đó về vị trí U B.
– Bước 3.3: Kiểm tra xem cặp cạnh bên trong có hiển thị khác màu ở mặt U so với mảnh cạnh ngoài không.
Nếu không, tiến hành lật cặp cạnh bên trong bằng cách thực hiện B’ U R’ U’
– Bước 3.4: Tìm bất kì một mảnh cạnh ngoài nào chưa đúng vị trí và đặt nó vào vị trí U R B2 mà không làm ảnh hưởng các mặt khác.
Nếu không có mảnh nào như vậy, thì thực hiện công thức U2 R2 U2 R2 U2 R2 U2 R2 U2 R2 để sinh ra một số mảnh cạnh sai vị trí.
– Bước 3.5: Thực hiện R2 B’ R B R2‘.
– Bước 3.6: Lặp lại các bước từ 3.1 đến 3.5 để giải tất cả các mảnh cạnh bên ngoài.
Phần 6: Bước 4: Giải khối Cube theo phương pháp giải Rubik 3×3
Sau bước 3, chúng ta đã có một khối lập phương 6×6 được rút gọn về thành một khối 3×3 do đã giải hết các tâm và các cạnh. Từ đây, chúng ta sẽ sử dụng phương pháp giải Rubik 3×3 để thực hiện. Nếu bạn chưa học cách giải Rubik 3×3, xem bài viết hướng dẫn của Thủ thuật chơi nhé.
Tuy nhiên, cũng giống như khi giải khối Rubik 4×4, do khác kết cấu của Rubik 3×3, cho nên chúng ta sẽ gặp phải một số trường hợp đặc biệt, được gọi là Lỗi Chẵn Lẻ. Ví dụ: một cạnh bị lật, hoặc hai cạnh bị hoán đổi cho nhau… Để giải quyết chúng ta có một số công thức như sau:
– Để lập cạnh vị trí UF như hình, thực hiện công thức: R1232 B2L U2 L23 U2 R23‘ U2 R23 U2 F2 R23 F2 L123‘ B2 R1232.
– Để hoán đổi các cặp cạnh UF và UB, thực hiện công thức: U232 R232 U1232 R232 U2 R232
Nếu khi kết thúc, bạn gặp phải trường hợp hai góc bị hoán đổi cho nhau vì phương pháp giải Rubik 3×3 là giải góc cuối cùng, thì trước tiến cũng trao đổi hai góc các cạnh bằng cách sử dụng công thức thứ 2 ở trên, sau đó lại giải khối lập phương 1 lần nữa.