Lâm Sản Là Gì ? Đặc Điểm Của Lâm Sản | Món Miền Trung
Nông, lâm, thủy sản là 3 nguồn lợi chính chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế của Việt Nam. Khi nói đến chúng thì mọi người đã có thể hình dung ra được những nguyên liệu cần thiết cho mỗi ngành nghề. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn đọc hiểu được lâm sản là gì, nguồn lợi nó mang lại cũng như các hình thức chế biến lâm sản hiện nay.
- Khai thác lâm sản là gì
- Ví dụ về lâm sản
- Lâm sản phụ la gì
- Chế biến lâm sản là gì
- Đặc điểm của nông, lâm, thủy sản
Lâm sản là gì?

Hay còn được gọi là lâm thổ sản được dùng để chỉ chung tất cả các sản vật được khai thác từ rừng tự nhiên. Trong đó gỗ là là một nguyên liệu được dùng để chế biến và nó cũng là nguồn lâm sản phổ biến nhất. Chúng được sử dụng vào nhiều mục đích như là làm nguyên liệu gỗ, vật liệu xây dựng nhà hoặc nguyên liệu thô.
Không những thế với đặc điểm địa hình nước ta kéo dài có đường bờ biển có diện tích đất liền ăn sâu vào lục địa. Cộng với sự đa dạng về khí hậu cho nên ngành lâm sản quả thật là một nguồn lợi với nguyên liệu đa dạng phong phú. Bằng chứng là theo xác nhận của các nhà sinh vật học thì nước ta có đến 12.000 loài cây khác nhau.
Trong đó cũng có nhiều loài thực vật chỉ được phát hiện ở Việt Nam chiếm tỉ lệ lên đến gần 10%. Mặt khác các cây gỗ là loài có thể tái tạo được trong quá trình sản xuất. Cho nên ngành nghề lâm sản nằm trong số 10 ngành sản xuất cho lợi nhuận cao nhất. Đơn cử như nước Mỹ chỉ có 600 triệu hecta rừng mà hằng năm cũng thu về gần 200 tỷ đô la cho những hoạt động khai thác lâm sản.
Định nghĩa lâm sản ngoài gỗ

Phần trên đã khái quát cho bạn đọc biết ngành lâm sản là gì rồi. Ngoài cây gỗ thì những thực vật bậc thấp hơn hay động vật cũng mang lại những giá trị to lớn. Có thể kể đến như là tre, song, trúc, mây, dược liệu, hoa hồi, thảo quả, nấm hương… Cho nên tất cả những những thứ ngoài gỗ đó có một tên gọi chung là lâm sản ngoài gỗ.
Tuy nhiên do sự đa dạng sinh học ở nhiều vùng miền cũng như lãnh thổ mà định nghĩ này có rất nhiều ý nghĩa. Trải qua rất nhiều cuộc thảo luận được thực hiện trong nhiều kỳ họp nhưng vẫn chưa thể thống nhất ý kiến được. Có thể kể đến như là:
- Khái niệm lâm sản ngoài gỗ lần đầu tiên được định nghĩa theo wickens vào năm 1991.
- Tiếp đó là hội nghị các chuyên gia lâm sản ngoài gỗ của các nước thuộc Châu Á- Thái Bình Dương diễn ra tại Bangkok – Thái Lan trong khoảng tháng 11 năm 1991 cũng nhằm mục đích bàn luận về vấn đề này.
- Đến năm 1992 thì tổ chức nông – lương quốc tế với tên gọi FAO cũng có cho mình định nghĩ riêng về vấn đề này.
- Năm 1993 có thêm định nghĩ đến từ J. H. De Beer
- Vào năm 1995 và 1999 FAO cũng có 2 lần sửa đổi về khái niệm này.
Tại Việt Nam thì về vấn đề này chưa có một định nghĩa thực sự rõ ràng. Năm 2002 khi có một dự án liên quan đến lâm sản ngoài gỗ tại nước ta do Hà Lan tài trợ thì đã thống nhất sẽ sử dụng định nghĩa của FAO năm 1999 và những thông tin bổ sung.
Kể từ đó đến nay nhiều chuyên gia đã cùng có chung một nhận xét. Đó là sử dụng định của FAO vào 2 năm 1991 và 1999 tùy vào trường hợp cụ thể.
Phân loại các loại lâm sản ngoài gỗ

Phía trên là thông tin lâm sản là gì cũng như lâm sản ngoài gỗ là gì. Nhưng thật khó để hiểu hết chúng đúng không. Dưới đây là thông tin chúng tôi tham khảo được từ nhiều nguồn khác nhau để giúp các hiểu hơn về vấn đề này.
Phân loại theo công dụng
Đây là một khung phân loại dựa theo định nghĩa của FAO vào tháng 1 năm 1991 tại Thái La. Trong đó các lâm sản ngoài gỗ được chia làm 6 nhóm:
- Cây có sợi bao gồm: tre, nứa, mây cũng các loại cây mà thân và lá có sợi.
- Cây dùng chế biến thành thực phẩm: bao gồm những loại cây có thân, chồi, rễ, lá, củ, quả được sử dụng như các thực phẩm ăn uống. Cùng với đó là các loài động vật rừng, trai, cá, ốc, chim, côn trùng.
- Các loại thực vật có thể chiết suất làm thuốc hay mỹ phẩm.
- Cây cối cho những sản phẩm chiết suất như nhựa, mủ, gôm, thuốc nhuộm, tanin, nhựa dầu.
- Động vật không làm thực phẩm gồm có: tơ tằm, côn trùng, động vật có lông mao, lông vũ. Những động vật có sừng, ngà lớn cũng được xếp vào nhóm này.
- Nhóm còn lại bao gồm lá thị rừng.
Phân loại theo đặc điểm sinh học tại Việt Nam
Khung phân loại này là do chúng tôi đã khảo sát thông tin từ những ghi nhận đặc điểm rừng nước ta. Nó có thể đúng hoặc không với từng vùng nhất định. Trong khung phân loại này chúng tôi bổ sung thêm 3 nhóm phụ. Cụ thể như sau:
- Cây có sợi bao gồm: tre, nứa, mây cũng các loại cây mà thân và lá có sợi.
- Cây dùng chế biến thành thực phẩm: bao gồm những loại cây có thân, chồi, rễ, lá, củ, quả được sử dụng như các thực phẩm ăn uống. Cùng với đó là các loài động vật rừng, trai, cá, ốc, chim, côn trùng.
- Các loại thực vật có thể chiết suất làm thuốc hay mỹ phẩm, những cây có độc tính.
- Các loại cây cho những sản phẩm chiết suất như: tinh dầu, nhựa, dầu nhựa, gôm, thuốc nhuộm.
- Động vật không làm thực phẩm gồm có: tơ tằm, côn trùng, động vật có lông mao, lông vũ. Những động vật có sừng, ngà lớn cũng được xếp vào nhóm này.
- Nhóm còn lại có cây cảnh và những loại lá được dùng để gói thức ăn và hàng hóa.
Như đã nói thì các hệ thống phân loại lâm sản ngoài gỗ được phân chia sẽ dựa nhiều vào điều kiện tự nhiên cũng như vị trí địa lý tiến hành khảo sát. Chẳng hạn như là các thực vật có mùi thơm như hoa hồi thảo quả thông thường sẽ được xếp vào nhóm dược liệu. Tuy nhiên khi mục đích thay đổi chuyển sang đun nấu thì chúng sẽ được đưa vào nhóm gia vị.
Bạn đọc đã hiểu được lâm sản là gì cũng như sự phân loại lâm sản ngoài gỗ rồi đúng không. Nắm chắc những điều này là bạn đã góp phần không nhỏ đến việc bảo vệ nguồn lợi lâm sản mang lại. Từ đó có thể nhận thức được những việc làm đối với tự nhiên.
Một số từ khóa tìm kiếm liên quan:
- Khai thác lâm sản là gì
- Ví dụ về lâm sản
- Lâm sản phụ la gì
- Chế biến lâm sản là gì
- Đặc điểm của nông, lâm, thủy sản