dự án nuôi gà đẻ trứng | Món Miền Trung
Giải pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp
Để phát triển bền vững nền nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập, cần thiết có những giải pháp đồng bộ từ Chính phủ và cơ quan hữu quan, trong đó cần chú trọng một số mục tiêu sau:
Thứ nhất, đổi mới mô hình tăng trưởng, tiếp tục thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới. Việc tái cơ cấu nền nông nghiệp cần tập trung mạnh vào tái cơ cấu đầu tư công và dịch vụ công trong nông nghiệp, tạo ra môi trường thuận lợi cho hình thành có hiệu quả và bền vững chuỗi giá trị nông sản dựa trên lợi thế so sánh của từng vùng, từng địa phương; tiếp tục tập trung đầu tư vào kết cấu hạ tầng; nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ sản xuất và chế biến nông sản, tập trung phát triển sản phẩm có lợi thế so sánh, có khả năng cạnh tranh và thị trường tiêu thụ; đa dạng hóa thị trường, cả trong nước lẫn xuất khẩu; đầu tư phát triển nhân lực trong nông nghiệp.
Thứ hai, thực hiện quy hoạch nông nghiệp theo hướng dựa vào thị trường mở, không nên cố định diện tích lúa, nên bảo tồn diện tích đất nông nghiệp. Cần thực hiện quy hoạch phát triển nông nghiệp cả trong mục tiêu trung hạn và dài hạn (50 hay 100 năm), để có chiến lược bảo tồn và sử dụng đất nông nghiệp trước khi thực hiện các quy hoạch phát triển công nghiệp và đô thị. Đối với loại đất nông nghiệp, cần tạo điều kiện cho người sử dụng đất quyết định phương thức sử dụng từng loại đất phù hợp theo tín hiệu thị trường hơn là cố định phương thức sử dụng cho từng loại đất. Nông dân có thể chuyển sang trồng hoa, cây cảnh, rau màu, các nông sản khác có giá trị hơn theo tín hiệu thị trường.
Thứ ba, cơ chế, chính sách đổi mới toàn diện hệ thống quản lý, dịch vụ công cho nông nghiệp. Hoàn thiện hệ thống quản lý nhà nước trong nông nghiệp từ Trung ương đến địa phương trên cơ sở phân công, phân cấp phù hợp và phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm người đứng đầu. Đảm bảo minh bạch hóa, kiểm soát chặt chẽ chất lượng và giá cả các vật tư nông nghiệp đầu vào, quản trị dịch hại và vệ sinh an toàn thực phẩm. Các cơ quan dịch vụ công cho nông nghiệp chỉ nên cung ứng dịch vụ công ở những nơi và các phạm vi, lĩnh vực mà thị trường không đáp ứng được, những lĩnh vực mang tính chất chủ đạo. Các phạm vi còn lại nên để tư nhân và tổ chức nghề nghiệp cung ứng. Ngân sách dịch vụ công, cần thiết và có thể đấu thầu tự do, công khai.
Tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và tổ chức lại sản xuất nông nghiệp bằng các hình thức hợp tác, tổ chức liên kết, hình thành các hiệp hội, phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã, có sự tham gia sâu rộng của các doanh nghiệp. Đây sẽ là động lực mới để nông nghiệp nước ta nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trong giai đoạn tới.
Thứ tư, để chủ động ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, cần tập trung nâng cao năng lực quản lý và ứng phó rủi ro liên quan đến thời tiết và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu cũng như các rủi ro về thị trường; Cải thiện hệ thống dự báo, cảnh báo sớm và gắn kết hệ thống này với dịch vụ tư vấn nông nghiệp; Thay đổi phương pháp canh tác và lựa chọn giống phù hợp với các vùng đất có những biến đổi khác nhau về khí hậu; Xây dựng năng lực nghiên cứu và phát triển để có thể giải quyết được những thách thức mới nảy sinh của quá trình biến đổi khí hậu và nước biển dâng; Thúc đẩy thị trường bảo hiểm nông nghiệp, tăng cường khả năng ứng phó của nông dân đối với rủi ro, bảo đảm nông nghiệp ít có sự tác động xấu của biến đổi khí hậu; Các địa phương, nhất là các tỉnh ở vùng thấp cần có kế hoạch ứng phó kịp thời, bố trí sản xuất nông nghiệp phù hợp.
Thứ năm, thực hiện các biện pháp như tăng cường đầu tư công vào các công trình phòng, chống thiên tai, giảm tác động bất lợi về môi trường, tăng cường quản lý nước thải nông nghiệp, tăng cường áp dụng các biện pháp giảm khí thải nhà kính; Quán triệt tư duy nền kinh tế xanh trong phát triển nông nghiệp.
Tình hình chăn nuôi ở Việt Nam
TÌNH HÌNH CHUNG
Theo Bộ NN&PTNT, tình hình chăn nuôi năm 2017 gặp nhiều biến động, đặc biệt là giá thịt lợn giảm sâu từ đầu năm khiến người chăn nuôi chịu thua lỗ. Sau nhiều tháng chạm đáy, giá lợn hơi những tháng cuối năm đang có dấu hiệu tăng trở lại nhưng vẫn không đủ để người chăn nuôi có lãi. Tình trạng giá thấp kéo dài, khó khăn trong khâu tiêu thụ khiến người chăn nuôi lợn giảm đàn, bỏ đàn, treo chuồng. Tuy nhiên, chăn nuôi gia cầm và bò vẫn đang phát triển khá tốt và ổn định. Theo kết quả điều tra chăn nuôi kỳ 01/10/2017, đàn lợn cả nước có 27,4 triệu con, giảm 5,7%, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng đạt 3,7 triệu tấn, tăng 1,9%. Đàn gia cầm cả nước ước có 385,5 triệu con, tăng khoảng 6,6%, sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng đạt 1,03 triệu tấn, tăng 7,3%, sản lượng trứng gia cầm đạt 10,6 triệu quả, tăng 12,6%.
Chăn nuôi trâu, bò:
Đàn trâu, bò cả nước trong năm nhìn chung không có biến động lớn. Trong vài tháng cuối năm, một số tỉnh có xuất hiện các ổ dịch lở mồm long móng trong phạm vi nhỏ lẻ nhưng hiện đã được dập tắt. Đàn bò phát triển khá tốt do có nhiều chương trình hỗ trợ của Nhà nước, dự án đầu tư của các tổ chức, doanh nghiệp được triển khai, thị trường tiêu thụ thuận lợi, ít dịch bệnh, hiệu quả kinh tế cao. Theo kết quả điều tra chăn nuôi kỳ 01/10/2017, đàn trâu cả nước có 2,49 triệu con, giảm 1,1% so với cùng kỳ năm 2016, sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng đạt 87,9 nghìn tấn, tăng 1,5%; đàn bò có 5,6 triệu con, tăng 2,9%, sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng đạt 321,7 nghìn tấn, tăng 4,2%, sản lượng sữa bò đạt 881,3 triệu lít, tăng 10,8%. Một số tỉnh phát triển tốt đàn bò sữa, chiếm tỷ trọng lớn trong sản lượng sữa cả nước là Hồ Chí Minh đạt 285,5 triệu lít, tăng 2,4%; Nghệ An đạt 225,9 triệu lít, tăng 9,5%; Sơn La đạt 81,8 triệu lít, tăng 11,4%; Lâm Đồng đạt 75,5 triệu lít, tăng 8,0%; Hà Nội đạt 40,2 triệu lít, tăng 2,01%.
Chăn nuôi lợn:
Thị trường tiêu thụ thịt lợn vẫn chưa khởi sắc, giá bán thịt lợn ở mức thấp khiến người chăn nuôi tiếp tục chịu thua lỗ. Theo kết quả điều tra chăn nuôi kỳ 01/10/2017, đàn lợn cả nước có 27,4 triệu con, giảm 5,7%, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng đạt 3,7 triệu tấn, tăng 1,9%.
Chăn nuôi gia cầm:
Đàn gia cầm cả nước tiếp tục phát triển, thị trường tiêu thụ tốt, giá bán thịt gia cầm ở mức có lãi cho người chăn nuôi. Các mô hình gia trại, trang trại đa dạng về đối tượng và chất lượng đàn ngày càng tăng. Người chăn nuôi tập trung sản xuất để đáp ứng thị trường tiêu thụ cuối năm và dịp tết sắp tới. Theo kết quả điều tra chăn nuôi kỳ 01/10/2017, đàn gia cầm cả nước ước có 385,5 triệu con, tăng khoảng 6,6%, sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng đạt 1,03 triệu tấn, tăng 7,3%, sản lượng trứng gia cầm đạt 10,6 triệu quả, tăng 12,6%. Một số tỉnh có sản lượng trứng gia cầm lớn tăng cao là: Thái Nguyên tăng 33,04%, Bắc Giang tăng 15,02%; Phú Thọ tăng 41,58%; Thanh Hóa tăng 14,86%; Hà Tĩnh tăng 19,48%; Bình Định tăng 27,81%; Lâm Đồng tăng 18,23%; Long An tăng 26,97%; Tiền Giang tăng 20,47% và Sóc Trăng tăng 38,99%.
Dịch bệnh: Theo Cục Thú y – Bộ NN&PTNT, tính đến thời điểm 18/01/2018, tình hình dịch bệnh trong cả nước như sau:
Dịch Cúm gia cầm (CGC)
Trong ngày, không có báo cáo ổ dịch mới phát sinh từ các địa phương.
Hiện nay, cả nước không có dịch Cúm gia cầm.
Dịch Lở mồm long móng gia súc (LMLM)
Trong ngày, không có báo cáo ổ dịch mới phát sinh tại các địa phương.
Hiện nay, cả nước không có dịch Lở mồm long móng.
Dịch Tai xanh trên lợn
Trong ngày, không có báo cáo ổ dịch mới phát sinh từ các địa phương.
Hiện nay, cả nước không có dịch Tai xanh.
Nhận định tình hình dịch
Cúm gia cầm: Nguy cơ dịch phát sinh và lây lan trong thời gian tới là rất cao. Một số chủng vi rút cúm gia cầm chưa có ở Việt Nam (A/H7N9, A/H5N2, A/H5N8) có nguy cơ xâm nhiễm vào trong nước thông qua các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, nhất là đối với các tỉnh biên giới phía Bắc và các tỉnh, thành phố khác có tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu. Các địa phương cần chủ động trong công tác phòng, chống Cúm gia cầm; tăng cường kiểm soát và xử lý nghiêm việc nhập lậu gia cầm, giám sát chặt địa bàn để phát hiện và xử lý ổ dịch kịp thời.
Lở mồm long móng: Nguy cơ phát sinh các ổ dịch trên đàn gia súc chưa được tiêm phòng vắc xin LMLM hoặc đàn gia súc khỏe mạnh được vận chuyển đến vùng có ổ dịch cũ là rất cao. Do đó, các địa phương thuộc khu vực có nguy cơ cao, nơi có ổ dịch cũ, có đàn gia súc chưa được tiêm phòng triệt để, đặc biệt các địa phương có dự án cung ứng con giống gia súc, xóa đói giảm nghèo cần tăng cường giám sát, phát hiện sớm ổ dịch, tổ chức tiêm phòng vắc xin LMLM, kiểm soát chặt việc vận chuyển gia súc, quản lý giết mổ gia súc để giảm thiểu nguy cơ phát sinh, lây lan dịch.
Tai xanh trên lợn: Trong thời gian tới, có thể xuất hiện các ổ dịch nhỏ lẻ trên địa bàn có ổ dịch cũ và khu vực có nguy cơ cao. Các địa phương cần tăng cường giám sát dịch bệnh trên đàn lợn, phát hiện sớm ổ dịch, thực hiện nghiêm các qui định về kiểm dịch vận chuyển lợn và các sản phẩm của lợn, tăng cường kiểm soát giết mổ lợn, chủ động ngăn chặn dịch phát sinh và lây lan.
Các địa phương căn cứ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, thông báo của Cục Thú y về lưu hành vi rút Cúm gia cầm, Tai xanh và hướng dẫn sử dụng vắc xin năm 2017 (văn bản số 2904/TY-DT ngày 28/12/2017) và thông báo lưu hành vi rút LMLM và hướng dẫn sử dụng vắc xin năm 2017 (công văn số 2168 /TY-DT ngày 05/10/2017) để tổ chức mua đúng loại vắc xin phòng, chống dịch nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI TRONG NƯỚC
Giá lợn hơi trên địa bàn cả nước biến động tăng trong tháng qua, phổ biến trong khoảng 27.000 – 35.000 đ/kg. Tại khu vực phía Bắc, giá lợn hơi tại các tỉnh Bắc Giang, Ninh Bình, Hải Dương, Hà Nội, Hà Nam tăng 5.000 đ/kg lên 35.000 đ/kg. Giá lợn hơi tại Thái Bình, Quảng Ninh tăng 4.000 đ/kg, hiện dao động trong khoảng 32.000 – 34.000 đ/kg. Giá lợn hơi tại miền Trung, Tây Nguyên hiện đang ở mức 27.000 – 33.000 đ/kg, tăng 1.000 – 2.000 đ/kg so với tháng trước. Tại miền Nam, giá lợn hơi biến động tăng nhẹ 1.000 đ/kg lên mức 26.000 – 29.000 đ/kg. Trái ngược với xu hướng của giá thịt lợn, giá thu mua gà thịt lông trắng khu vực Đông Nam Bộ và ĐBSCL biến động giảm trong tháng qua với mức giảm 2.000 – 3.000 đ/kg so với tháng 11/2017.
Giá gà thịt lông màu tại 2 khu vực này cũng giảm 1.000 – 2.000 đ/kg xuống mức 32.000 – 33.000 đ/kg so với tháng trước do nhu cầu tiêu thụ đang chậm lại. Giá trứng gà tăng 50 đ/quả lên 1.750 – 1.850 đ/quả; giá trứng vịt tăng 100 đ/quả lên 2.100 – 2.300 đ/quả.
Nhìn chung trong cả năm 2017, ngoại trừ đợt phục hồi mạnh mẽ vào giữa tháng 7, giá lợn hơi trung bình của cả nước chủ yếu giảm do nguồn cung dư thừa trong khi nhu cầu tiêu thụ không có đột biến. Tuy nhiên, giá lợn có xu hướng tăng trở lại từ tháng 11 với các đợt tăng giá lần này diễn ra khá từ từ. Dự báo đến tết, giá lợn tết nhiều khả năng sẽ tăng thêm do các cơ sở chế biến đang tập trung giết mổ lợn để sản xuất các loại thực phẩm phục vụ nhu cầu Tết của người dân.
Mục tiêu chung
Khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại, công nghiệp và giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm công nghiệp; nâng cao hiệu quả và khả năng kiểm soát dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm của chăn nuôi nông hộ và chăn nuôi chăn thả.
Duy trì mức tăng trưởng tốt của ngành chăn nuôi hàng năm 7-8%. Đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm heo sữa, heo choai, trứng muối và mật ong.
Tăng cường khả năng kiểm soát dịch bệnh, nhất là những dịch bệnh nguy hiểm có nguy cơ lây sang người; kiểm soát có hiệu quả vệ sinh an toàn thực phẩm và ô nhiễm môi trường chăn nuôi.
Phấn đấu để giá trị GDP ngành chăn nuôi trong nông nghiệp đạt 30-32% năm 2011; 38% năm 2015 và 42% năm 2020.
Định hướng phát triển
Chăn nuôi theo hướng trang trại công nghiệp
Chăn nuôi trang trại công nghiệp có mặt thuận lợi: Quản lý được đầu vào; áp dụng tiến bộ khoa học, áp dụng được các công nghệ tiên tiến; tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả và tạo ra sản phẩm hàng hoá đồng loạt. Bên cạnh đó, sẽ kiểm soát được dịch bệnh và chất lượng sản phẩm.
Chăn nuôi trang trại công nghiệp có những bất lợi: Khó kiểm soát được ô nhiễm môi trường, nếu kiểm soát được chi phí rất lớn; diện tích đất chăn nuôi đòi hỏi lớn, luôn bị động với phát triển của công nghiệp.
Đối tượng chăn nuôi trước mắt tập trung cho heo, gia cầm và bò sữa.
Địa điểm thực hiện: Ở tất cả các tỉnh, thành, khuyến khích phát triển ở các tỉnh trung du, miền núi, những nơi đất rộng, mật độ dân cư thấp.
Điều kiện chăn nuôi trang trại
Phát triển chăn nuôi trang trại phải có đăng ký kinh doanh.
Có chuồng trại phù hợp với phương thức chăn nuôi có hệ thống xử lý chất thải, c ó các biện pháp bảo vệ môi trường.
Sản phẩm chăn nuôi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm với hệ thống ghi chép có thể truy nguyên được nguồn gốc.
Chăn nuôi trang trai bắt buộc phải có đánh giá tác động môi trường hàng năm trên cơ sở số đầu vật nuôi dự kiến như sau:
+ Chăn nuôi heo nái sinh sản bán heo giống khi cai sữa: 600 nái trở lên.
+ Chăn nuôi heo nái sinh sản và nuôi thịt khép kín: 300 nái trở lên.
+ Chăn nuôi heo thịt/lứa: 10.000 con trở lên.
+ Chăn nuôi gà đẻ trứng: 16.000 con trở lên.
+ Chăn nuôi gà thịt 28.000 con trở lên.
+ Chăn nuôi ngan, vịt, ngỗng: 10.000 con.
+ Dê, cừu: 800 con sinh sản.
+ Chăn nuôi ngựa 60 con cái sinh sản không kể ngựa con.
+ Chăn nuôi trâu bò thịt 200 con.
+ Chăn nuôi bò sữa: 100 con cái sinh sản không kể hậu bị.
Chăn nuôi theo truyền thống
Chăn nuôi truyền thống là dựa vào kinh nghiệm và tập quán chăn nuôi của từng tỉnh, từng vùng.
Chăn nuôi truyền thống có lợi: sử dụng được lao động nhàn, tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có, tại chỗ.
Tuy nhiên, chăn nuôi truyền thống có bất lợi: khó kiểm soát được dịch bệnh, ô nhiễm môi trường; năng suất vật nuôi thấp; hiệu quả không cao; chất lượng sản phẩm không đồng nhất và vệ sinh an toàn thực phẩm không cao.
Điều kiện chăn nuôi hộ gia đình
Có chuồng nuôi hợp vệ sinh và phù hợp với từng loại gia súc gia cầm, chăn nuôi 10 heo hoặc 5 heo và 1 trâu bò trở lên phải có hầm Biogas.
Giống vật nuôi phải có nguồn gốc rõ ràng và không mang mầm bệnh
Có tiêm phòng các loại vaccine phòng bệnh theo quy định;
Không sử dụng các loại chất cấm trong chăn nuôi và không dấu dịch, không vứt xác vật nuôi ra môi trường;
Các hộ chăn nuôi phải cam kết sử dụng hợp lý phân bón và không gây ô nhiễm môi trường sống trong khu dân cư.
Giải pháp về giống và vật nuôi
Nội dung hoạt động
Khuyến khích phát triển các giống vật nuôi trong lợi thế so sánh giữa các vùng, các miền.
Quy định điều kiện các cơ sở sản xuất giống vật nuôi và công nhận các cơ sở sản xuất giống vật nuôi theo đăng ký.
Tiêu chuẩn hoá từng giống vật nuôi, thương hiệu hoá sản phẩm
+ Công bố tiêu chuẩn chất lượng giống vật nuôi.
+ Công nhận chất lượng giống vật nuôi cho các cơ sở sản xuất giống.
Kiểm tra, theo dõi đánh giá chất lượng giống vật nuôi qua năm, qua thời kỳ.
Song song với phát triển giống năng suất cao phải chú ý đến giống địa phương, những giống năng suất thấp nhưng chất lượng tốt và có thị trường tiêu thụ.
Bổ sung và hoàn thiện pháp lệnh giống vật nuôi và hệ thống quản lý giống vật nuôi.
Giống heo
Thực hiện mô hình tháp khép kín trong nhân giống heo, nâng cấp và tăng cường các trại heo giống heo ngoại cụ kỵ, ông bà.
Các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc, Tây nguyên và một số tỉnh miền Trung cần khuyến khích đầu tư, xây dựng các trang trại giống ông bà, bố mẹ.
Tăng cường năng lực cho hệ thống thụ tinh nhân tạo heo.
Khuyến khích nhập khẩu giống đặc biệt là tinh heo chất lượng cao, từ bên ngoài (tinh tươi, tinh đông lạnh).
Tăng cường quản lý heo đực giống phối giống trực tiếp và heo đực giống khai thác tinh dịch để thụ tinh nhân tạo theo Quyết định số 07/2005/QĐ-BNN ngày 31/1/2005.
Giống heo cho chăn nuôi trang trại công nghiệp là con lai 04 giống Landrace, Yorkshire, Pietrain, Duroc; sử dụng đực cuối cùng: Pietrain, Duroc.
Giống heo cho chăn nuôi quy mô nhỏ hơn: các con lai 3 hoặc 4 máu, trong đó có máu của heo nội (Móng cái); sử dụng đực cuối cùng là Duroc hoặc Pietrain đôi chỗ dùng cả PD.
Các giống heo nội bản địa: Móng cái, Heo mán, heo Sóc, heo Quảng Trị, heo Lửng , heo Mán, Heo bản.
Tăng tỷ lệ heo giống dự kiến như sau: ngoại 18-20%; heo lai ngoại 70-72%, heo nội 8-10% (hiện nay tỷ lệ là 15, 72 và 13 tương ứng); Heo thịt 95-96% sản phẩm từ heo ngoại và lai ngoại (hiện nay là 92-93%).
Giống gia cầm
Giống gia cầm trang trại công nghiệp: nhập khẩu giống bố mẹ chuyên thịt ROSS 308, COBB 500. Chuyên trứng: Hyline, ISSA-BROWN. Kiêm dụng: Saso, Hubbard.
Giống gia cầm cho chăn nuôi quy mô vừa, thả vườn: gà LV, Kabir, Ai Cập, Th á i Hoà, …
Giống gà nội: Ri, Tàu vàng, H’Mông, Gà ác, gà chọi.
Giống thuỷ cầm: vịt Super M, siêu nặng, Khaki Campbell, Triết giang; ngan Pháp dòng R31, R51 và R71.
Giải pháp về thức ăn
Mục tiêu
Cải tiến số lượng và chất lượng thức ăn cho từng giống vật nuôi.
Mở rộng sản xuất nguyên liệu và chế biến thức ăn chăn nuôi, cây thức ăn cho chăn nuôi.
Sử dụng hợp lý nguồn thức ăn chăn nuôi nhằm giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm chăn nuôi.
Quản lý tốt chất lượng thức ăn chăn nuôi.
Giải pháp chính
Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào chế biến thức ăn chăn nuôi tại c á c vùng có nguồn nguyên liệu lớn và có tiềm năng phát triển chăn nuôi như Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ, Trung du miền Núi phía Bắc.
Mở rộng diện tích thâm canh, sử dụng giống ngô, đậu tương mới năng suất cao. Tăng cường các biện pháp kỹ thuật và công nghệ sau thu hoạch để bảo quản nâng cao chất lượng sản phẩm và hạn chế thất thoát cho nghề trồng ngô.
Giảm thuế nhập khẩu bằng 0 đối với các loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi mà trong nước chưa sản xuất hoặc chưa đảm bảo.
Nâng cao quản lý chất lượng, dự báo nhu cầu, giá TĂCN trong nước và khu vực chống gian lận thương mại.
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về việc sử dụng TĂCN công nghiệp. Tăng tỷ lệ sử dụng TĂCN từ 53.8% năm 2010 lên 62-65% năm 2015 và 75-80% vào năm 2020.
Hướng dẫn chăn nuôi theo quy trình, theo giai đoạn.
Quy hoạch hệ thống các nhà máy TĂCN mới.
Khuyến khích xây dựng các nhà máy sản xuất chất bổ sung vào thức ăn như: Khoáng, vitamin, chất tạo màu, tạo mùi….
Công nghệ áp dụng trong thức ăn chăn nuôi
Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và phát triển các công nghệ vi sinh, mem, enzyme để từng bước chủ động sản xuất trong nước về premix và phụ gia TĂCN.
Từng bước đưa cây trồng biến đổi gen vào sản xuất nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi, đặc biệt là ngô, đậu tương.
Công nghệ nuôi cấy và tách chiết từ vi sinh vật để tăng cường hiệu quả tiêu h o á, an toàn vệ sinh thực phẩm và giảm ô nhiễm mô trường.
Xây dựng chuồng trại
Tiến trình xây dựng:
Làm móng chuồng
– Xác định rõ kết cấu đất nền đề gia cố móng cho phù hợp
– Lưu ý gia cố móng tại hai đầu hồi chuồng cho chắc chắn vì sự chắc chắn hai bên đầu hồi chuồng ảnh hướng lớn đến kết cấu của cả chuồng gà.
Bổ cột trụ hai bên chuồng
– Trụ cột dựng bằng bê tông cốt thép. Kích thước mỗi trụ là 20 x 20 cm.
– Chiều cao mỗi trụ là 2.5m và khoảng cách giữa mỗi trụ là 3.5m-4m
Khoảng cách giữa 2 trụ cột là 3.5- 4m
Kích thước mỗi trụ tối thiểu là 20cm x 20cm
Làm nền chuồng
– Nền chuồng không trơn trượt, dễ thoát nước, khô ráo, dễ làm vệ sinh và tiêu độc
– Dải nền chuồng bằng bê tông hoặc láng xi măng với độ dày từ 5- 10 cm
– Độ dốc chênh lệch của nền bê tông đầu chuồng- cuối chuồng là khoảng 2-3cm để thuận tiện cho việc thoát nước khi vệ sinh.
Nền chuồng tôn cát trước khi đổ bê tông
Xây tường
– Tường xây hai bên đầu hồi nên gia cố bằng tường gạch xây có độ dày 20cm
– Tường hai bên chuồng: có thể chỉ cần gạch 10cm
– Độ cao tường tính từ mặt đất lên là: 0. 5- 0.6m
Cửa ra vào
– Bố trí cửa dọc hai bên hông chuồng
– Khoảng cách giữa các cửa: cứ từ 2-4 ô lưới lại bổ chia 1 cửa
– Kích thước cửa có thể là: rộng 0.88 và 1.8m
Độ cao chuồng
– Đọ cao chuồng tính từ nền đến cạnh chuồng là 2.5m, từ nền đến đỉnh chuồng 3.5m.
Cất kèo
– Kèo sắt hoặc kèo tre, khoảng cách giữa các nhịp kèo tương ứng với nhịp cột là 3.5- 4m/kèo.
Mái chuồng
– Mái chuồng được thiết kế cách nhiệt tốt có thể làm giảm nhiệt độ trong chuồng từ 3-5 độ C vào ngày nắng nóng.
– Vật liệu cách mái: Có thể lựa chọn mái tôn hoặc mái pro ximăng
– Tốt nhất nên làm bằng tôn lạnh, tôn cách nhiệt không dột nát, cách nóng tốt giữ thân nhiệt ổn định.
– Nếu làm bằng tôn thường, lợp tấm xi măng thì cần trải thêm bạt cách nhiệt ở dưới.
Mái chuồng được thiết kế cách nhiệt tốt có thể làm giảm nhiệt độ trong chuồng từ 3-5 độ C vào ngày nắng nóng.
Bạt che chuồng
– Sử dụng bạt che có màu trắng, hoặc bạt trắng sọc xanh sẽ giúp tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên và hạn chế tối đa hiện tượng hấp thu nhiệt vào chuồng.
Cách lắp bạt che: Phần mép trên của bạt treo nên đủ dài để che chùm qua bề mặt tường ít nhất 15cm để tránh tạo khe hở.
Có thể lắp đặt thêm hệ thống dòng dọc kéo theo chiều đưa bạt từ dưới lên trên để tránh trường hợp gió lùa trực diện vào đàn gà trong chuồng.
Bạt nên được lắp đặt theo chiều kéo từ tường dưới phủ lên trên để tránh trường hợp gió lùa trực diện vào đàn gà.
Quạt thông gió
– Cần thiết cho những trang trại nuôi số lượng lớn và nuôi nhốt toàn thời gian, thậm chí bán thời gian (cho những lúc thời tiết biến đổi thất thường như bão, gió, lạnh…. gà phải ở trong chuồng không có cơ hội ra ngoài).
– Quạt thông gió được lắp tại cuối chuồng nuôi
Giàn làm mát
– Tấm làm mát được làm từ giấy ép keo dạng tổ ong giúp làm giảm đáng kể nhiệt độ không khí khi đi qua tấm làm mát.
– Giàn làm mát được lắp tại phải bên đầu hông chuồng hoặc đầu hồi chuồng. Kích thước một tấm làm mát là: rộng 0.6 x cao 1.8
Hình ảnh giàn làm mát thực tế
– Xác định số lượng tấm làm mát cần thiết trong chuồng: phụ thuộc vào số lượng quạt thông gió lắp trong chuồng. Thông thường mỗi một quạt gió sẽ cần 5-6 tấm làm mát.
VD Một chuồng nuôi 5000 gà có diện tích khoảng 600m2 cần 4 quạt thông gió vậy thì sẽ cần đến : 4 x 6 = 24 tấm làm mát trong chuồng. Như vậy mỗi bên hông chuồng chia đều thành 2 giàn làm mát 12 tấm.
Hố sát trùng
– Hố sát trùng có thể làm bằng khay nhựa tròn sẵn có hoặc xây bằng gạch xi măng tạo gờ 4 cạnh tại trước cửa ra vào.
CÁC TRANG THIẾT BỊ TRONG CHUỒNG
Tổng quan trang thiết bị chuồng trại trong chuồng:
Thiết kế hệ thống uống
Có hai cách thiết kế hệ thống cho uống phổ biến ở nước ta: sử dụng máng uống hoặc sử dụng hệ thống núm uống tự động.
Dùng hệ thống máng uống
– Thích hợp cho những trang trại số lượng nuôi vừa và nhỏ.
– Thích hợp cho gà con tại giai đoạn < 2 tuần tuổi.
Một trong những ưu điểm của sử dụng hệ thống máng uống là chi phí hợp lý và đơn giản. Tuy nhiên, việc sử dụng hệ thống máng uống lại có 2 nhược điểm sau:
– Khó kiểm soát được tính vệ sinh của nước do dễ bị nhiễm phân, chấu cám hay các chất độn chuồng khác gà tãi vào.
– Tốn nhiều công sức lao động cho yêu cầu phải dọn dẹp và vệ sinh liên tục
– Lãng phí nhiều nước hơn so với dùng núm uống.
Lưu ý khi sử dụng máng uống:
– Máng nên được kê hoặc treo cao sao cho chiều cao của mép máng uống tương đương với chiều cao của lưng gà khi đứng thẳng.
– Chiều cao của máng được điều chỉnh liên tục cho tương thích với sự lớn lên của gà, đồng thời để giảm thiểu việc nhiễm bẩn vào lòng máng.
Máng nên được kê hoặc treo cao sao cho chiều cao của mép máng uống tương đương với chiều cao của lưng gà khi đứng thẳng.
Dùng hệ thống núm uống
– Núm uống thường dùng cho gà trên 2 tuần tuổi
– Nên bố trí núm uống theo mật độ 8-10 gà/núm. Khoảng cách giữa hai núm uống
đặt cạnh nhau trên cùng một ống tối đa là 30- 35cm.
Núm uống kèm bát nhựa được dùng rất phổ biến trong chăn nuôi hiện nay
Điều chỉnh độ cao núm uống ngang với tầm mắt gà khi đứng thẳng
Ưu điểm và nhược điểm:
Ưu điểm: Gà chỉ chủ động uống nước khi khát do đó hạn chế việc nhiễm bẩn vào nước, đảm bảo được vệ sinh sạch sẽ. Tiết kiệm được nước và tốn ít công lao động dọn dẹp hơn.
Nhược điểm: Tuy nhiên do nước ở trong ống khó được nhìn thấy bằng mắt thường, nên người chăn nuôi cần phải thường xuyên theo dõi và kiểm tra tốc độ dòng chảy của ống để đảm bảo mức độ lưu thông của dòng nước.
Lưu ý cách sử dụng núm uống:
Chiều cao và độ dốc của của ống treo cũng nên được điều chỉnh thường xuyên để tương thích với chiều cao của gà và phân bổ áp lực nước từ đầu ống đến cuối ống.
Bố trí hệ thống núm uống đều và đủ trong chuồng để tránh tình trạng gà phải di chuyển xa hơn phạm vi 3m mới tiếp cận được nguồn nước.
Thiết kế hệ thống thức ăn
Các loại máng ăn máng uống phổ biến hiện nay
Máng tôn dài 1,2m. 100 con/máng
Máng nhựa bệt cho gà con 100 con/ máng
Máng treo cho gà nhỡ, gà trưởng thành 15-20 con/máng
Máng tự chế
Hệ thống máng ăn được trang bị thêm hệ thống dòng dọc để dễ dàng điều chỉnh độ cao lên xuống
Với hệ thống máng ăn trong chuồng cần bố trí thêm hệ thống dòng dọc lên xuống để điều chỉnh độ cao. Người chăn nuôi có thể nâng máng lên cao để đổ trước thức ăn vào tất cả các máng và hạ xuống đồng bộ cùng một, thay vì đổ vào từng máng một – tránh trường hợp gà chen lấn và dồn tụ về những máng có thức ăn trước dẫn đến chết dồn chết đè, gây thiệt hại.
Quạt gió công nghiệp trang bị trong chuồng nuôi
Với chuồng nuôi nhốt toàn thời gian
Với chuồng kín cần phải thiết kế hệ thống quạt thông gió để đẩy mùi hôi trong chuồng ra ngoài và đưa không khí sạch từ ngoài vào trong chuồng. Một chương trình thông gió hoàn thiện, được quản lý tốt sẽ:
– Duy trì không khí trong chuồng thông thoáng
– Điều chỉnh được độ ẩm trong chuồng
– Cung cấp đủ ô xy để đáp ứng nhu cầu trao đổi chất của gà
– Loại bỏ khí thải độc hại, bụi bẩn và độ ẩm dư thừa.
Chú ý: Thời gian lý tưởng cho một chu kì luân chuyển toàn bộ không khí trong chuồng ra ngoài là từ 5-8 phút và không được vượt quá 10 phút.
Chuồng trại đầu tư khoa học, công năng hữu ích sẽ giúp giải quyết được nhiều vấn đề liên quan đến năng xuất chăn nuôi, sức khoẻ đàn gà đặc biệt vào những ngày thời tiết khắc nghiệt biến động.
Người chăn nuôi, đặc biệt chăn nuôi gà theo hướng hàng hoá cần chú trọng tới kĩ thuật xây dựng chuồng trại cho đúng chuẩn để đảm bảo hiệu quả và kinh tế chăn nuôi.
Thuyết minh Quy trình chăn nuôi gà: Gà con đem về ủ bằng điện sau đó cho ăn cám thực phẩm, uống thuốc định kỳ. Trong quá trình nuôi kiểm tra định kỳ và phát hiện những trường hợp có dấu hiệu mắc bệnh thì mang đi nuôi cách ly cho uống thuốc bổ, nếu mắc bệnh truyền nhiễm thì mang đi tiêu hủy hoàn toàn, những con lành bệnh nuôi được 45 ngày thì xuất chuồng.Sau khi xuất gà thì rửa lại và sát trùng chuồng trại sau đó nuôi tiếp đợt mới.
Nhu cầu nhân lực:
Nhu cầu nhân lực của Trại chăn nuôi là 11 người, trong đó:
– Công nhân: 10 người.
– Quản lý: 01 người.
NHU CẦU NGUYÊN, NHIÊN LIỆU SỬ DỤNG
Nhu cầu về nguyên, nhiên liệu phục vụ cho chăn nuôi
Nhu cầu nguyên liệu:
Nhu cầu nguyên liệu phục vụ cho hoạt động của Trại chăn nuôi như cám thực phẩm khoảng 100 tấn/đợt/45 ngày, thuốc sát trùng, kháng sinh, vaccin và các phương tiện phục vụ cho chăn nuôi. Toàn bộ nguyên liệu phục vụ sản xuất cho Trại chăn nuôi được mua tại các đại lý trong huyện, và được bảo quản trong kho chứa của Trại.
Nhu cầu và nguồn cung cấp điện, nước phục vụ chăn nuôi
Nguồn cung cấp điện:
Hệ thống cung cấp điện cho hoạt động của Trại là hệ thống lưới điện 220V do Công ty Điện lực Long An cung cấp. Số lượng điện năng tiêu thụ khoảng 3000 Kw/tháng.
Nhu cầu và nguồn cung cấp nước:
Nguồn nước cung cấp cho hoạt động của Trại là nước ngầm (giếng khoan). Tổng lượng nước sử dụng khoảng 30m3/ngày đêm dùng cho vệ sinh chuồng trại và cho gà uống.