Hướng Dẫn Cách Viết Bản Kiểm điểm đơn Giản, Dễ Hiểu, đủ ý
Bản kiểm điểm là hình thức văn bản được sử dụng từ học sinh cho đến cán bộ, công nhân viên chức. Nhưng không phải ai cũng biết cách viết bản kiểm điểm đúng quy cách, đầy đủ thông tin mà lại dài dòng, lê thê. Vậy thì cách viết bản kiểm điểm như thế nào? Trong bài viết này chúng mình sẽ hướng dẫn bạn cách viết bản kiểm điểm và gợi ý những mẫu bản kiểm điểm thường sử dụng. Bạn có thể tải những mẫu này về dùng ngay được. Bắt đầu nhé.
Bản kiểm điểm là gì?
Trước tiên, đúng ta tìm hiểu sơ lược về khái niệm bản kiểm điểm. Kiểm điểm là xem xét, đánh giá lại những việc đã làm một cách cụ thể để có được nhận định chung. Kiểm điểm là nêu ra, trình bày, phê phán những sai lầm, khuyết điểm.
Bản kiểm điểm là hình thức văn bản trình bày lại, đánh giá lại những vấn đề của người viết. Trong bản kiểm kiểm nêu cụ thể vấn đề mắc phải và đưa ra hướng giải quyết, khắc phục.
Vì sao lại cần viết bản kiểm điểm?
Bản kiểm điểm thường được sử dụng trong nhà trường để đánh giá học sinh. Những lỗi, khuyết điểm của học sinh sẽ được học sinh tự nhận thấy, soi xét lại mình để khắc phục và sửa lỗi chứ không áp đặt hình thức phạt đối với hành vi phạm lỗi. Đây được xem là hình thức giáo dục rất hữu ích, văn minh.
Đôi khi bản kiểm điểm không nhất thiết áp dụng với người vi phạm lỗi mà được sử dụng vào cuối mỗi kỳ học, năm học để tổng kết lại những ưu, nhược điểm của mỗi cá nhân học sinh.
Bản kiểm điểm được sử dụng trong cơ quan, công ty đối với cá nhân nhân viên, công thức để đánh giá, nhận định về những việc làm của họ với công việc, với công ty, việc gì làm chưa được, việc gì làm gây ảnh hưởng đến công ty. Hình thức bản kiểm điểm này thường được sử dụng để cá nhân người viết biết nhận lỗi, trách nhiệm về mình và khắc phục.
Bản kiểm điểm được sử dụng cho đảng viên nhằm tự nhận xét về những ưu điểm, phẩm chất, đạo đức lối sống, những khuyết điểm của đảng viên còn tồn tại, để từ đó đưa ra phương hướng khắc phục…
Bản kiểm điểm dành cho cơ quan, đảng viên có hình thức khác một chút so với bản kiểm điểm của học sinh. Những mẫu trình bày dưới đây sẽ cho bạn thấy rõ sự khác biệt về những nội dung được trình bày trong đó.
Hướng dẫn cách viết bản kiểm điểm thông dụng theo chuẩn
Quốc hiệu, tiêu ngữ
– Quốc hiệu: Cần ghi bằng chữ in hoa và được trình bày ra giữa trang giấy.
– Tiêu ngữ: Cần phải ghi rõ bản kiểm điểm về việc gì, viết chữ in hoa và trình bày ra giữa trang giấy.
– Trong trường hợp bản kiểm điểm viết cho đảng viên hay cơ quan thì Quốc hiệu, tiêu ngữ trình bày bắt đầu 2/3 tính từ bên trái tờ giấy qua, căn chính giữa.
– Định dạng đánh máy với size chữ 12-13, định dạng chữ đứng, IN HOA quốc hiệu, viết hoa tiêu ngữ, bôi đậm.
– Với bản kiểm điểm viết cho Đảng thì không cần ghi Quốc hiệu, tiêu ngữ. Thay vào đó là ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM.
Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị
Tùy thuộc vào bản kiểm điểm gửi cho ai, đơn vì nào mà có phần này.
– Với bản kiểm điểm cho học sinh, gia đinh thì không cần, bỏ qua phần này.
– Với bản kiểm điểm gửi cho cơ quan trực thuộc, đơn vị nhà nước, Đảng thì cần ghi rõ cơ quan nào, đảng bộ nào.
Ngày tháng năm viết bản kiểm điểm
Ghi rõ địa điểm, thời gian, ngày tháng năm viết bản kiểm điểm. Trình bày căn góc bên phải. Định dạng đánh máy in nghiêng, viết thường.
Ngày tháng năm cũng có thể viết ngay sau khi kết thúc phần nội dung. Tức viết sau lời cảm ơn và trước phần ký tên,
Tên bản kiểm điểm
– Tên bản kiểm điểm viết IN HOA, căn chính giữa. Định dạng trong máy tính kiểu chữ đứng, bôi đậm, size chữ 14.
– Trích yếu nội dung bản kiểm điểm. Ví dụ:
Bản kiểm điểm gửi cho ai
Phần “Kính gửi”: cần nêu rõ gửi ai và cũng được trình bày ra giữa trang giấy.
Thông tin người viết
Tiếp theo cần nêu rõ thông tin người viết bản kiểm điểm, bao gồm họ tên, lớp, trường hoặc đơn vị trực thuộc, chức danh.
Thời gian mắc lỗi, thời gian viết bản kiểm điểm
Tiếp theo là thời gian vi phạm, thời điểm viết bản kiểm điểm. Bản kiểm điểm viết vào ngày nào? (nếu ở trên trình bày rồi thì bỏ qua). Viết bản kiểm điểm vào thời điểm cuối năm, tổng kết năm, cuối khóa hay sao…
Trình bày lý do viết bản kiểm điểm
Trình bày lý do viết bản kiểm điểm, những lỗi vi phạm nào, ưu điểm là gì, nhược điểm là gì, vì sao vi phạm…
Nhận thức về vấn đề và lời hứa, cam kết
Cá nhân người viết bản kiểm điểm nhận ra những vấn đề của mình, nhận ra lỗi của mình và nhận thức hành vi, đánh giá hành động của mình ảnh hưởng như thế nào sau đó tự tìm phương án giải quyết phù hợp. Cải thiện vấn đề mắc phải. Lời hứa và cam kết thực hiện, khắc phục lỗi, hoặc làm tốt hơn, phát huy, duy trì ưu điểm trong thời gian tới.
Chữ ký
Trước đó cần gửi lời cảm ơn để thể hiện thái độ tôn trọng và lịch sự với bên nhận bản kiểm điểm. Sau đó ký và ghi rõ họ tên.
Mẫu cách viết bản tự kiểm điểm cá nhân học sinh
Bản kiểm điểm với học sinh thì không còn xa lạ. Các bạn đã từng mắc lỗi để viết bản kiểm điểm chưa? Mình thì viết mấy bản kiểm điểm rồi nên mình chia sẻ ít “kinh nghiệm” này nhé. Đùa chút thôi. Nếu bạn chưa viết bản kiểm điểm vi phạm lỗi thì sẽ hoặc đã viết bản tự kiểm điểm cuối năm rồi. Dưới đây có mẫu tham khảo cách viết bản kiểm điểm cho bạn sử dụng.
Cách viết bản kiểm điểm không làm bài tập
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢN KIỂM ĐIỂM
Kính gửi : (1) …………………………………………………………………………………………………………………………
Họ và tên học sinh:…………………………………………………………………………………..
Lớp ……………………………..Năm học: ……………………………………………………….
Sinh ngày : ………. tháng ………. năm …………………………………………………………..
Hiện đang trú tại: ………………………………………………………………………………..
Họ, tên bố (mẹ hoặc người đỡ đầu):…………….. ………………… …………………………………
Nay em tự viết bản kiểm điểm trình bày về khuyết điểm của em như sau:
(2)……………………………………………………………………………………………………………………..
Với mức độ vi phạm khuyết điểm như em đã trình bày trên đây, căn cứ Nội quy, Quy chế nhà trường, em xin nhận hình thức:
(3)……………………………………………………………………………………………………………………..
…., ngày…. tháng ………năm….
Người viết
(Ký, ghi rõ họ, tên)
Ghi chú:
(1) Một trong các: Trường, Khoa, GVCN, GV bộ môn
(2) Nêu thời gian, nguyên nhân, diễn biến vụ việc, tác hại, phân tích đúng sai, ảnh hưởng của vụ việc do mình gây ra. Nêu thái độ suy nghĩ hối lỗi, hứa sửa chữa khuyết điểm, nguyện vọng và cam kết của bản thân sau vụ việc)
(3) Nếu đến mức xử lý kỷ luật thì ghi một trong các hình thức: Khiển trách, Cảnh cáo, Đình chỉ học tập hay Buộc thôi học.
Cách viết bản kiểm điểm không học bài cũ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢN KIỂM ĐIỂM CÁ NHÂN
Kính gửi thầy (cô) chủ nhiệm lớp ……………………………………
Tên em là ……………Là học sinh lớp……………………………..
Em xin tự nghiêm khắc kiểm điểm nhận lỗi của mình như sau:
Do tối qua mải chơi (buồn ngủ, xem phim….. ghi lý do chính đáng để thầy cô xem xét) nên em đã quên học bài cũ.
Em tự nhận thấy lỗi của mình là: ………………………(lỗi gì viết ra đây) gây ảnh hưởng tới tới lớp và làm thầy (cô) phiền lòng.
Em xin hứa lần sau sẽ không tái phạm, nếu tái phạm sẽ chịu mọi hình thức kỷ luật của nhà trường và thầy (cô) đề ra.
Kính mong được thầy cô xem xét, tha thứ, giúp đỡ để em có thể sửa sai và tiến bộ hơn trong quá trình học tập.
Em xin trân trọng cảm ơn!
…………, ngày…tháng…. năm
Chữ ký phụ huynh Chữ ký học sinh
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
Cách viết bản kiểm điểm học sinh nghỉ học không phép
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢN KIỂM ĐIỂM
Kính gửi:………………………………………………………. ………………………………….
Họ và tên học sinh:……………………………………………… ………………………………….
Lớp ……………………….Năm học: ………………………………………………………………
Sinh ngày : ………. tháng ………. năm …………………………………………………………
Hiện đang trú tại: ……………………………………………….. …………………………………
Họ, tên bố (mẹ):……………………………………………….. …………………………………….
Nay em tự viết bản kiểm điểm trình bày về khuyết điểm của em như sau:
Ngày……………. do bị ốm (ghi lý do thuyết phục để thầy cô tin tưởng) nên em đã nghỉ học mà quên xin phép, thầy cô.
Với lỗi vi phạm này, căn cứ Nội quy, Quy chế nhà trường, em xin nhận hình thức kỷ luật như sau:…………………………………………………………………………………………………..
…….., ngày…. tháng ………năm….
Người viết
(Ký, ghi rõ họ, tên)
Cách viết bản kiểm điểm khi kết thúc học kỳ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢN KIỂM ĐIỂM CÁ NHÂN
Học kỳ ……. (năm học 20…… – 20……)
Kính gửi: Giáo viên chủ nhiệm lớp…………………………………..
Em tên là: ………………………………………………………………………………………….
Học sinh lớp Trường…………………………………………………………………………………….
Trong học kì……năm học……vừa qua, em đã có những ưu điểm và khuyết điểm sau
– Về ưu điểm:
Hoạt động phong trào:………………………………………………………………………………………
Học tập: ……………………………………………………………………………………………………..
Vấn đề khác:………………………………………………………………………………………………….
– Về khuyết điểm:
Trong học kì……vừa qua em đã vi phạm một số lỗi sau:
–
–
(Gạch đầu dòng và tóm tắt những lỗi của bạn)
Vi phạm khác: …………………………………………………………………………………………..
* Tự xếp loại hạnh kiểm: ……………………………………………………………………………
* Ý kiến cá nhân:…………………………………………………………………………………….
Trên đây là bản tự kiểm cá nhân của em. Rất mong GVCN xem xét và xếp loại hạnh kiểm cho em. Em xin hứa sẽ cố gắng phấn đấu để thực hiện tốt nội quy và học tập tốt hơn.
Em xin cảm ơn!
….., ngày….tháng…..năm…….
Chữ ký phụ huynh Chữ ký học sinh (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
Mẫu cách viết bản tự kiểm điểm của học sinh không ở cùng bố mẹ
Sở GD&ĐT…………………. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường……………………….. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢN TỰ KIỂM ĐIỂM
Kính gửi: – Ban giám hiệu trường………………………………………………………………………
– Giáo viên chủ nhiệm lớp…………………………………………………………………..
Em tên là:………………………Học sinh lớp:…………………………………………………………….
Nơi ở:……………………………………………………………………………………………………………….
Hiện ở với (đối với HS không ở với cha mẹ):………………………………………………………..
Họ tên cha:……………………… Số điện thoại:………………………………………………………
Họ tên mẹ:………………………. Số điện thoại:……………………………………………………..
Số điện thoại liên lạc gần nhất (đối với HS không ở với cha mẹ):…………………………………………………………………………………………………………………
Vi phạm nội quy vào ngày…..tháng…..năm………………………………………………………….
Vi phạm lần thứ:……………………………………………………………………………………………….
Nội dung vi phạm:…………………………………………………………………………………………….
thuộc điều……………….. của trường……………………………………………………………………….
Em nhận thấy việc làm của em là sai trái. Em xin hứa sẽ không tái phạm, nếu tái phạm sẽ bị xử lý kỷ luật với mức độ cao hơn.
……………., ngày…..tháng……năm…….
Người viết kiểm điểm
(Ký, ghi rõ họ tên)
Mẫu cách viết bản tự kiểm điểm cá nhân công chức
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢN KIỂM ĐIỂM
Kính gửi: ……………………………………………………….. ………………………………….
Tôi tên là:…………………………………………………….. ………………………………….
Đơn vị ………………………………………………… Chức vụ:………………………………………..
Nhiệm vụ được giao:………………………………………………………………………………………
Theo yêu cầu của lãnh đạo đơn vị, tôi xin kiểm điểm bản thân như sau:
Trình bày sự việc xảy ra:………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………. …………………………………………………
Xác định lỗi:…………………………………………………………………………………………………….
Nguyên nhân sai phạm:………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………….. ……………………………………………………..
Hậu quả do sai phạm xảy ra:………………………………………… …………………………
Tự nhận hình thức kỷ luật:……………………………………….. …………………………………….
……….., ngày … tháng … năm 20………
Người viết kiểm điểm
(Ký và ghi rõ họ tên)
Mẫu cách viết bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên
ĐẢNG BỘ…… ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
CHI BỘ:…………..
……, ngày ….. tháng….năm….
BẢN TỰ KIỂM ĐIỂM ĐẢNG VIÊN
NĂM ………..
Họ và tên: Nguyễn Văn A Ngày sinh: 01/08/1990
Chức vụ Đảng: Đảng viên (Trong trường hợp là người có chức vụ, ghi rõ chức vụ)
Chức vụ chính quyền: (nếu có)………………………………………
Chức vụ đoàn thể: (nếu có)………………………………………….
Đơn vị công tác: (Ví dụ: Trường Trung học phổ thông ABD)
Chi bộ: (Ví dụ: Trường Trung học phổ thông ABD)
Về tư tưởng chính trị:
– Có quan điểm chính trị kiên định, luôn trung thành với đường lối của Đảng, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; trung thành, tin tưởng vào chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
– Luôn chấp hành tốt các quan điểm, chủ trương đường lối và các Nghị quyết của Đảng, thực hiện đúng các quy định của pháp luật;
– Luôn có tinh thần tự giác cao trong việc học tập, công tác, không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ lý luận chính trị chuyên môn nghiệp vụ, cũng như năng lực công tác.
Về phẩm chất đạo đức, lối sống:
– Luôn có ý thức tuyên truyền, vận động gia đình và nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng; tuyên truyền pháp luật, thực hiện đúng các quy định của pháp luật;
– Là Đảng viên, tôi luôn trung thực, hòa nhã với mọi người, thẳng thắn, có ý thức xây dựng và giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất của Đảng;
– Luôn lắng nghe ý kiến đóng góp, góp ý của nhân dân, có mối quan hệ gắn bó, thân thiết với nhân dân, luôn tôn trọng và phát huy tối đa quyền làm chủ của nhân dân;
– Kiên quyết, tích cực đấu tranh với những biểu hiện sai trái, chia rẽ, làm mất đoàn kết, không nể nang hoặc có ý tư thù đối với người góp ý, luôn có thái độ tôn trọng và lắng nghe ý kiến, góp ý của mọi người để điều chỉnh lời nói, việc làm của bản thân;
– Có lối sống trong sạch, gương mẫu, lành mạnh, không mê tín dị đoan; không rượu chè, cờ bạc, không có quan hệ nam nữ bất chính; kê khai trung thực, đúng số tài sản và thu nhập cá nhân hàng năm; không tham ô, không lãng phí, không có tiếp tay, bao che cho hành vi tham ô, lãng phí; không nhận hối lộ, đưa hối lộ, không chạy/không chấp nhận việc chạy chức, chạy quyền.
Về thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao:
– Có tinh thần trách nhiệm cao, đạt kết quả cao trong việc thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao, cụ thể:
* Về công tác chuyên môn:…………………………..
* Về công tác Chi bộ:…………………………….. (nếu có thành tích cụ thể thì ghi rõ như: Được Huyện ủy tặng bằng khen, được Tỉnh ủy tặng bằng khen,…)
– Hoàn thành tốt nghĩa vụ của công dân nơi cư trú; thực hiện tốt các công việc mà bên Chi bộ giao.
Về ý thức tổ chức kỷ luật:
– Thực hiện đúng các nguyên tắc tập trung dân chủ trong việc tổ chức, hoạt động và sinh hoạt của Đảng, chấp hành đúng sự phân công, cũng như sự điều động của Chi bộ, đơn vị đang công tác;
– Luôn thực hiện nề nếp, chế độ sinh hoạt Đảng và đóng Đảng phí theo quy định;
– Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt Đảng, đợt sinh hoạt chính trị theo quy định của địa phương, Điều lệ Đảng;
– Chấp hành đúng các nội quy, quy định của địa phương, đơn vị công tác, chi bộ Đảng;
– Có thái độ cầu thị trong việc nhận sửa chữa, khắc phục khuyết điểm.
Kết quả phát huy những ưu điểm trước đó, khắc phục và sửa chữa các khuyết điểm, yếu kém:
– Luôn luôn giữ vững, kiên định lập trường trong công tác giáo dục tư tưởng chính trị. Tuyệt đối chấp hành các quy định, quy chế về Đảng viên, tích cực trau dồi kiến thức, học tập và tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về Đảng viên theo quy định;
– Xây dựng Đảng ủy, Chi bộ đảng, mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, đơn vị, cơ quan, tổ chức trong sạch, vững mạnh và ngày càng tiến bộ;
– Thực hiện tốt tất cả các nguyên tắc mà Đảng ủy, Chi bộ đề ra;
– Giải quyết các công việc một cách hiệu quả, đã biết linh hoạt, mềm dẻo trong giải quyết công việc.
Hạn chế, khuyết điểm, nguyên nhân:
– Các kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ còn hạn chế, chưa dành nhiều thời gian để nghiên cứu, tìm hiểu sâu về các chủ trương, chính sách và các Nghị quyết, Quy định của Đảng; kiến thức pháp luật còn hạn chế;
– Chưa mạnh dạn đưa ra các đề xuất, tham mưu để có những giải pháp phù hợp nhằm phát huy tốt hơn nữa trong hoạt động của Chi bộ, Đảng ủy cũng như trong công tác chuyên môn của bản thân;
– Còn e dè, không tự tin đưa ra các đóng góp ý kiến, các đề xuất mới trong sinh hoạt Chi bộ vì còn thiếu tự tin, lo lắng và có sự nể nang tình cảm trong công tác phê bình và tự phê bình các đồng chí, đồng nghiệp.
Phương hướng và biện pháp khắc phục, sửa chữa yếu kém, khuyết điểm trong thời gian tới:
– Trong thời gian tới sẽ cố gắng phát huy ưu điểm, khắc phục về góp ý phê bình và tự phê bình cho đồng nghiệp, mạnh dạn, tích cực tham gia đóng góp ý kiến hơn trong sinh hoạt chi bộ. Trong quá trình giải quyết công việc phải linh hoạt, chủ động nhưng thận trọng, thể hiện thái độ kiên quyết, cứng rắn trong đấu tranh hạn chế tối đa các hành vi tham ô, tham nhũng, sai trái của các đồng chí, đồng nghiệp từ đó góp phần xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh;
– Tự giác học tập, tích cực nghiên cứu, cập nhật kiến thức, cập nhật các nội dung mới, văn bản pháp luật mới để không ngừng nâng cao trình độ, năng lực công tác, tạo cơ sở để tuyên truyền các kiến thức pháp luật, các chính sách của Đảng ủy và Nhà nước tới mọi công dân;
– Tự ý thức về việc rèn luyện bản chất vô tư, khách quan, trung thực, mạnh dạn và nói thẳng, nói thật, chân thành;
– Thường xuyên, tích cực tu dưỡng và rèn luyện đạo đức lối sống để nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ.
Tự nhận mức xếp loại chất lượng Đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức:
+ Xếp loại đảng viên: Đủ tư cách, hoàn thành tốt nhiệm vụ.
+ Xếp loại cán bộ, công chức: Hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ.
Người tự kiểm điểm
(Ký, ghi họ tên)
ĐÁNG GIÁ, PHÂN LOẠI CHẤT LƯỢNG ĐẢNG VIÊN
- Nhận xét, đánh giá của chi bộ:
…………………………………………………………………………………………………………………………
Chi bộ phân loại chất lượng:
…………………………………………………………………………………………………………………………
……… ngày……tháng…..năm 20……
T/M CHI BỘ
BÍ THƯ
- Đảng ủy, chi ủy cơ sở phân loại chất lượng:
…………………………………………………………………………………………………………………………
……, ngày……tháng…..năm 20……
T/M ĐẢNG ỦY
Như vậy là chúng ta đã có cách viết bản kiểm điểm với những trường hợp thông dụng nhất cho học sinh và cả các bộ viên, nhân viên. Sử dụng mẫu bản kiểm điểm trên và linh hoạt xử lý những nội dung liên quan đến vấn đề của bạn đưa vào trong bản kiểm điểm hợp lý. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.