Toán học

Lòng Tự Trọng Là Gì? Tại Sao Con Người Lại Cần Lòng Tự Trọng?

Lòng tự trọng là giá trị đạo đức và hình thành nhân cách của con người. Lòng tự trọng được hình thành từ quá trình học tập và rèn luyện, va chạm với cuộc sống của từng người. Vậy lòng tự trọng là gì? Hãy cùng lessonopoly tìm hiểu qua bài viết sau đây!

Lòng tự trọng là sự coi trọng danh dự, phẩm chất, tư cách của chính bản thân
Lòng tự trọng là sự coi trọng danh dự, phẩm chất, tư cách của chính bản thân

Lòng tự trọng là gì?

Lòng tự trọng là sự coi trọng danh dự, phẩm chất, tư cách của chính bản thân. Lòng tự trọng là một đức tính cần phải có trong người xung quanh, mất tự trọng bạn sẽ mất đi rất nhiều thứ, mất luôn cả giá trị chính mình.

Người có lòng tự trọng là luôn biết trị giá của chính mình mình. Biết mình là ai, mình có những gì, tự hào về điều gì và không để mọi người xâm phạm đến những điều ấy. Người có lòng tự trọng sẽ biết bảo vệ lòng tự trọng của mình. Lòng tự trọng sẽ không là những thứ đi ngược với lương tâm con người.

Vì sao mỗi chúng ta đều nên có lòng tự trọng?

Có lòng tự trọng bạn sẽ biết tôn trọng bản thân mình từ đó tôn trọng mọi người. Sự tôn trọng thực sự cần thiết trong các mối liên kết không gian ngày nay. Được thiết lập trên nền móng là sự tôn trọng, các mối quan hệ sẽ bền vững hơn. Bạn không thể sống trong sự cô lập với xã hội cho nên không có các mối liên kết, bạn sẽ k thể tồn tại được. Lòng tự trọng sẽ giúp bạn có được những mối gắn kết lâu dài. không chỉ thế, lòng tự trọng còn là nội tâm, là lý trí để ngăn cản bạn làm những điều xấu, những hành vi đi ngược với đạo đức và lương tâm con người. Bởi có lòng tự trọng, bạn sẽ tìm mẹo để bảo vệ nó. Để bảo vệ nó bạn sẽ không để mình hành động theo bản năng mà luôn suy xét lợi, hại cũng giống như sự ảnh hưởng của nó. Hành động sau suy nghĩ sẽ là một hướng dẫn tốt để bạn giảm đi những sai lầm k đáng có.

Lòng tự trọng là một đức tính cần phải có trong người
Lòng tự trọng là một đức tính cần phải có trong người

Tự trọng để không đánh mất chính mình

Trong mỗi con người chúng ta, lòng tự trọng luôn luôn tồn tại. Đó là nền tảng điều chỉnh suy nghĩ, hành động của từng người và là nhân tố quan trọng góp phần tạo nên giá trị của bản thân.

Mỗi người đều có những giá trị riêng của bản thân, với lòng tự trọng ở mức độ khác nhau. Nếu bạn có lòng tự trọng, bạn sẽ biết tôn trọng bản thân và tôn trọng người khác. Lòng tự trọng càng cao, bạn sẽ càng cảm thấy lạc quan và nhờ đó làm việc càng đạt hiệu quả.

Người có lòng tự trọng luôn biết giá trị của chính mình và luôn tìm cách bảo vệ lòng tự trọng của bản thân. Họ biết mình là ai, biết mình có điểm gì mạnh, điểm nào yếu, từ đó biết cách phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu. Nhờ có lòng tự trọng mà họ luôn phân biệt được đúng sai, biết cách xử sự như thế nào để tốt nhất cho người khác. Họ không vì danh lợi mà bán rẻ lương tâm, lòng tự trọng là lý trí ngăn cản họ làm những điều xấu, những hành vi đi ngược với đạo đức. Cho dù có phải chịu thiệt thòi, họ vẫn lên tiếng bênh vực lẽ phải. Họ là những người sống rất chuẩn mực, luôn xem trọng lễ nghĩa và có ý chí tiến thủ. Người có lòng tự trọng luôn biết cách nhận lỗi và tìm cách sửa chữa sai lầm, đó cũng là cách để họ khẳng định bản thân. Nhận lỗi, không chỉ thể hiện sự tôn trọng của bạn đối với người khác mà còn thể hiện trình độ nhận thức của bản thân. Bạn đối xử tốt với họ, họ cũng sẽ đối xử tốt với bạn, bạn tôn trọng họ, họ cũng sẽ tôn trọng bạn. Tôn trọng họ là bạn đã tôn trọng chính bản thân mình. Lòng tự trọng sẽ giúp bạn hoàn thiện chính mình, để bạn được nhiều người yêu mến và tạo dựng được cho bạn những mối quan hệ tốt đẹp. 

Đừng bao giờ để đánh mất lòng tự trọng
Đừng bao giờ để đánh mất lòng tự trọng

Bảo vệ lòng tự trọng thì khó chứ đánh mất nó thì vô cùng dễ, chỉ cần một lời nói, một hành động thiếu suy nghĩ cũng khiến bạn đánh mất lòng tự trọng. Tự trọng hoàn toàn khác với tự ái, người tự trọng biết tiếp thu để học hỏi, trưởng thành và khẳng định bản thân, còn người tự ái thì cố chấp, bảo thủ và không biết lắng nghe. Muốn thành công bạn phải dẹp bỏ tự ái, đừng để điều đó trở thành vật cản trên bước đường phát triển. Nhân cách của bạn luôn để lại ấn tượng mạnh đối với những người xung quanh và làm cho bạn cảm thấy tự tin hơn. Lòng tự trọng là một trong những yếu tố cần thiết để xây dựng nên hình ảnh đẹp của bạn trong mắt mọi người.

READ  [CHUẨN NHẤT] Tại sao người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy?

Lòng tự trọng vẫn luôn tồn tại trong mỗi chúng ta, quan trọng là bản thân chúng ta có thấy được nó để phát huy hay không mà thôi. Sống có lòng tự trọng, chúng ta sẽ cảm nhận cuộc sống theo chiều hướng tích cực hơn và bản thân sẽ làm những việc có ích cho gia đình cũng như xã hội. Vậy còn chần chừ gì nữa mà bạn không bồi đắp lòng tự trọng từ những điều nhỏ nhất để hoàn thiện chính mình.

Tìm hiểu về hậu quả của việc mất đi lòng tự trọng

 Xây dựng hình mẫu một con người không khó, vì đơn giản là tập trung những phẩm chất tốt đẹp của con người lại thì đó là hình mẫu lý tưởng nhất. Nhưng làm sao có con người đó, hoặc giả có thì đó chỉ là cá nhân, cá biệt, không thể là hình mẫu cho số đông đạt tới.

Mặt khác, ở mỗi quốc gia tùy vào văn hóa, dân trí, trình độ phát triển, mục tiêu phát triển mà có thể đặt ra tiêu chí riêng. Ở VN, một nước còn nghèo, dân trí chưa cao, tham nhũng còn nặng; tình trạng cậy con ông cháu cha, chạy chức chạy quyền còn phổ biến; lương không đủ sống nên một bộ phận cán bộ công chức còn tranh thủ làm nghề tay trái tay phải, nhũng nhiễu vòi vĩnh; một số nơi kỷ luật chưa nghiêm, che trên chắn dưới, giơ cao đánh khẽ; kẻ giàu có vênh vang, kẻ nghèo hèn nhút nhát; có tâm lý “giàu thì ghét, nghèo thì khinh”… và còn vô vàn thứ nữa. Đặt những điều đó ra để thấy: trước khi hướng tới những phẩm chất cao đẹp, phải biết nhận ra và dần từ bỏ những cái chưa tốt ở chính cơ thể mình, con người mình.

Phần lớn dân ta và thanh niên ta còn nghèo. Nghèo tiền bạc, của cải và nghèo cả về trí tuệ, tầm nhìn. Phải nói thẳng chẳng bao nhiêu thanh niên hiện nay có khát vọng lớn, hoài bão lớn. Số đông chỉ luẩn quẩn với câu hỏi: học gì để có việc làm; làm việc gì đủ sống? Số khác tham vọng hơn thì tính chuyện làm giàu nhanh nhất, kể cả làm bậy.

tu trong la gi 04

Ít bạn trẻ nào đặt ra cho mình mục tiêu phấn đấu cống hiến cho đất nước, cho cộng đồng, cho khoa học và cho con người. Nếu có, bạn trẻ ấy cũng… giấu kín vì với tâm lý và thói quen xã hội hiện nay, khi ai đó nói lý tưởng đó ra sẽ bị cho là… hâm hấp. Có chăng những tâm tư ấy chỉ được bày tỏ ở các bài diễn văn, ở các buổi hội hè với những từ ngữ hô khẩu hiệu. Nhiều nơi – rất nhiều nơi – cái kiểu hô to gọi giật ấy trở thành hình thức, sáo rỗng kệch cỡm. Vậy mà cái kiểu dối trá ấy vẫn có đất diễn, như một phần không thể thiếu của các buổi trình diễn lễ lạt, hội hè.

Là thanh niên, phải dám công nhận thực tế đó và từ bỏ thói giả dối đó. Hãy giúp nhau nói thẳng, nói thật. Tôi cho rằng trong một xã hội mà nhiều giá trị xuống cấp, một số mặt cái giả trá lên ngôi, cái thật đang chật vật đấu tranh với cái xấu, cái ác thì trước hết nên cổ động xây dựng trong xã hội và trong thanh niên lòng tự trọng. Tự trọng sẽ là phẩm chất nền tảng quan trọng, là nội lực của bản thân mỗi cơ thể; là nội lực của mỗi quốc gia để phản ứng, đề kháng, loại bỏ cái xấu xâm nhập, tiêm nhiễm.

Chỉ có lòng tự trọng mới giúp con người nói chung – thanh niên nói riêng – có cái nhìn ngay thẳng, trung thực sự vật hiện tượng; mới hiểu đúng giá trị mình và người; mới đủ bản lĩnh từ chối cám dỗ hèn hạ; mới phân biệt được lời nịnh lời thật; mới hiểu đúng khả năng của mình, ngồi vào ghế mà không phải chạy chọt; mới biết từ chối quà cáp cấp dưới, mới biết ngay thật với cấp trên; mới biết xấu hổ khi bị thua sút, biết nỗ lực khi bị tổn thương…

READ  https://toploigiai.vn/cac-bai-toan-tinh-nhanh-nang-cao-lop-6

Khi có lòng tự trọng ở mức độ chân chính, thanh niên nước nhà ta mới nhìn ra xung quanh, mới thấy ta còn thua sút nhiều người quá: chẳng nói chi châu Âu, châu Úc, ngay cả loanh quanh các nước láng giềng đây ta đã thua khối người: Singapore, Thái Lan, Malaysia; rộng ra chút nữa là Nhật Bản, Hàn Quốc… Ở các quốc gia đó, nước nào cũng có lao động VN đi làm thuê.

Rất hiếm khi thanh niên VN có phong thái tự tin, ngang bằng khi tiếp xúc với giới trẻ các nước trên, chưa kể thực tế đôi khi còn có sự xun xoe, như vẫn xun xoe với đứa nhà giàu, với người cấp trên. Phải gạt bỏ điều đó, giấy rách phải giữ lấy lề, nghèo chứ không hèn.

Nhưng có lòng tự trọng, không hèn thôi chưa đủ mà phải tiến tới giàu như người ta. Ngang bằng không chỉ là một trạng thái tinh thần, ngang bằng phải đo đếm được bằng giá trị. Một quốc gia Singapore nhỏ bé với chừng 5 triệu dân, đến nước ngọt còn thiếu, vậy mà nhìn họ xem: từ con người đến vị thế quốc gia đều đĩnh đạc, tự tin; khi họ cất lời, tiếng nói đều được ghi nhận ở các diễn đàn quốc tế!

Có lòng tự trọng, xây dựng lòng tự trọng sẽ giúp thanh niên nhận chân ra các giá trị và lòng tự trọng sẽ giúp ta tránh/tiêu diệt cái xấu; hướng thiện, vươn tới điều cao đẹp. Tự trọng cũng giúp ta sống tốt, biết cống hiến; biết nỗ lực, phấn đấu; biết chia sẻ, nhường nhịn; biết công bằng, liêm chính; sống trung thực và có trách nhiệm…

Con người giỏi giang cách mấy mà thiếu lòng tự trọng coi như hỏng. Khơi gợi lòng tự trọng trong thanh niên, trong mỗi con người ở thời buổi này không những cần thiết mà là cấp thiết!

Dàn ý Nghị luận xã hội về lòng tự trọng của con người

tu trong la gi 05

  1. Giải thích

– Lòng tự trọng là ý thức biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của chính mình.

  1. Phân tích, chứng minh những biểu hiện của lòng tự trọng

– Tự trọng là sống trung thực

+ Tự trọng là hết lòng vì công việc; trung thực trong công tác, học tập

+ Tự trọng là dám nhìn nhận sai trái, khuyết điểm của bản thân, sống trong sáng, thẳng thắn

– Tự trọng là biết giữ gìn phẩm giá, nhân cách

+ Tự trọng là dám bênh vực lẽ phải dù có ảnh hưởng đến quyền lợi bản thân.

+ Lòng tự trọng có nhiều mức độ: Tự trọng bản thân, tự trọng quốc thể, tự trọng dân tộc….

– Dẫn chứng:

+ Trần Bình Trọng: Ta thà làm quỷ nước Nam/ Còn hơn làm vương đất Bắc.

+ Người Nhật: Sau chiến tranh Thế giới thứ II, sau vụ động đất, sóng thần vừa qua…

  1. Đánh giá – mở rộng

– Lòng tự trọng là thước đo nhân cách con người. Trong khó khăn thử thách, lòng tự trọng của con người càng làm đẹp con người. Con người không có lòng tự trọng sẽ trở nên vị kỷ, hèn hạ, sống giả dối.

– Con người sống có lòng tự trọng sẽ giúp cho xã hội phát triển, văn minh.

– Cần phân biệt tự trọng với tự ái, tự cao, tự đại…

  1. Bài học nhận thức và hành động

 

– Nhận thức: Lòng tự trọng làm nên giá trị bản thân của mỗi người, giúp con người luôn hướng đến những chuẩn mực chung của xã hội, làm những điều tốt đẹp, suy nghĩ những điều thiện, những điều tích cực…

– Mỗi con người cần bồi đắp cho mình cách sống tự trọng từ những việc làm nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống hàng ngày.

Xem thêm: Phân tích bài thơ Sóng Xuân Quỳnh chi tiết và đặc sắc nhất

Xem thêm: Soạn văn 8: Soạn bài từ tượng hình từ tượng thanh đầy đủ và hay nhất

Bài văn nghị luận xã hội về lòng tự trọng của con người 

Nhân cách của một con người luôn là điểm nhấn tạo ấn tượng mạnh đối với những người xung quanh và khiến bản thân bạn tự tin hơn. Lòng tự trọng là một trong những yếu tố cần thiết để xây dựng hình tượng hoàn thiện hơn trong mắt mọi người.

Vậy lòng tự trọng là gì? Lòng tự trọng chính là tự ý thức được suy nghĩ, hành động của bản thân mình có phù hợp với xã hội, với thước đo nhân cách hay không. Tự trọng chính là xuất phát từ tâm, từ chính bản thân mình khi nhìn nhận và đánh giá những việc xung quanh. Tự trọng còn là việc tự biết được giá trị của bản thân mình, biết nhận sai, sửa sai, không làm những việc xấu hổ với lương tâm. Những người có lòng tự trọng thường có tư thế rất hiên ngang, sống ngẩng cao đầu, không sợ cái xấu, cái ác.

READ  Cách nén và giải nén file bằng WinRAR

tu trong la gi 06

Mỗi chúng ta tồn tại trong xã hội này đều cần phải có lòng tự trọng để đối nhân xử thế, để hiểu mình, hiểu người, để biết được những việc mình đang làm có trái với lương tâm hay không. Ai sinh ra cũng đều có những khuyết điểm cần phải hoàn thiện và khắc phục từng ngày, nếu chúng ta ý thực được điều này mà cố gắng hoàn thiện bản thân mình thì chắc chắn sẽ trở thành người tốt. Lòng tự trọng sẽ là một trong những kim chỉ nam giúp cho bạn có thể xác định được hướng đi rõ ràng, cụ thể hơn.

Trong cuộc sống, lòng tự trọng của mỗi người luôn được biểu hiện hằng ngày, khi chúng ta giao tiếp với nhau hay khi chúng ta tự đánh giá bản thân mình. Lòng tự trọng khi đến trường chính là việc không học bài cũ, cũng không được giở tài liệu để chép vào bài kiểm tra, không được nhìn bài của bạn. Mặc dù hành động này rất nhỏ nhưng nó góp phần hình thành nên tính cách và nhân phẩm của chính cậu học sinh đó về sau. Cậu sẽ ý thức được rằng nếu không phải do chính mình làm ra thì sẽ không phải của mình, không được cướp giật, không được xin xỏ. Như thế là không có lòng tự trọng.

Cha ông ta vẫn có câu “Đói cho sạch, rách cho thơm’ muốn nhắn nhủ đến mọi người rằng dù có nghèo khó, đói rách đến cỡ nào thì cũng phải cho sạch, cho thơm. Như thế thì mới không bị mọi cười chê, ít nhất thì vẫn giữ được lòng tự trọng trong sáng dù vật chất thiếu thốn. Cuộc sống này vẫn luôn có những người nghèo khổ, nhưng họ quyết không làm những việc xấu xa như cướp giật, trộm cắp…Họ tự vượt lên chính mình, vượt lên số phận bằng sức lực ít ỏi của mình, làm ra đồng tiền có giá trị. Đây mới là điều đáng quý. Thực ra tự trọng không ở đâu xa, tự trọng vẫn luôn ở trong mỗi chúng ta, chỉ là bản thân mình có để nó được phát huy hay không thôi.

Sống tự trong, mỗi người sẽ thấy mình cảm nhận cuộc sống theo chiều hướng tích cực hơn. Bản thân mình sẽ làm những việc tốt cho xã hội, cho những người xung quanh.

Có rất nhiều người thành đạt, nhưng họ không bao giờ kiêu ngạo hay khoe khoang. Họ sống là chính mình, sống không hổ thẹn. Họ thành công nhưng chưa bao giờ bị thành công và hào quang vùi lấp. Họ yêu quý và giúp đỡ những người xung quanh. Vì họ ý thức được rằng cái gì cũng có giá của nó. Lòng tự trọng sẽ gắn kết trái tim mỗi người lại với nhau.

Tuy nhiên trong xã hội tồn tại không ít người đánh mất lòng tự trọng, làm những việc trái với đạo đức, với lương tâm. Rất nhiều học sinh bây giờ xúc phạm thầy cô giáo, không coi thầy cô ra gì. Bỏ ngoài tai những lời giảng, lời khuyên chân thành. Vì họ đã đánh mất lòng tự trọng nên họ mới ứng xử thiếu chừng mực như vậy.

Thế hệ trẻ – chủ nhân tương lai của đất nước cần ý thức được lòng tự trọng của mình và cố gắng giữ gìn, phát huy nó để hoàn thiện bản thân và trở thành người công dân có ích cho xã hội.

Lòng tự trọng luôn chưa bao giờ là thừa, bởi vậy chúng ta sống thật, sống có giá trị là điều cần thiết nhất.

Bài viết trên đã gửi đến bạn những kiến thức liên quan đến tự trọng là gì. Tự trọng giúp hình thành nhân cách con người và tác động đến xã hội. Trả lời được câu hỏi tự trọng là gì sẽ giúp bạn hoàn thiện nhân cách của chính mình. Hy vọng bài viết trên có thể giúp ích được cho bạn. 

See more articles in category: Toán học

Đặng Gia Nghi

Mình là cô nàng Cự Giải thích nấu ăn và có kinh nghiệm về giảm cân. Từ lâu mình đã tìm hiểu về các phương pháp giảm cân, Hàm lượng calo trong từng món ăn. Nên loạt bài mình chia sẻ về Hàm lượng calo có trong từng món ăn hy vọng sẽ giúp ích được các bạn. Đây là blog mới mình chia sẻ về làm đẹp, cả nhà ủng hộ nhé!

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button