Toán học

Soạn Bài Ngữ Văn 8 Từ Ngữ địa Phương Và Biệt Ngữ Xã Hội

Bài học Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trong chương trình ngữ văn lớp 8 là phần kiến thức tiếng Việt bổ ích. Những nội dung chính của ngữ văn 8 Từ ngữ địa phương a và biệt ngữ xã hội là gì? Sau đây chúng ta sẽ cùng soạn bài Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội ngắn gọn nhất, bám sát chương trình sách giáo khoa nhất. 

Soạn bài từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội chi tiết.
Soạn bài từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội chi tiết.

Soạn bài Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

Soạn bài từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội siêu ngắn. Hướng dẫn học sinh trả lời hết câu hỏi trong sách giáo khoa trang 59, ngữ văn lớp 8. 

I.Từ ngữ địa phương

Quan sát các từ ngữ in đậm và trả lời câu hỏi: Bắp, bẹ ở đây đều có nghĩa là ngô. Trong ba từ: bắp, bẹ, ngô, từ nào là từ địa phương, từ nào được dùng phổ biến trong toàn dân.

– Sáng ra bờ suối, tối vào hang

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.

                            (Hồ Chí Minh, Tức cảnh Pác Bó)

– Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt, đầy sân nắng đào

                         (Tố Hữu, Khi con tu hú)

– Bắp và bẹ ở đây ở đều có nghĩa là “ngô”. Trong ba từ bắp, bẹ, ngô, từ nào là từ địa phương, từ nào được sử dụng trong toàn dân?

Hướng dẫn giải chi tiết: 

– Trong những đoạn văn trên, thì từ in đậm bắp và từ bẹ đều là từ ngữ địa phương. 

– Từ ngô là từ ngữ toàn dân.

Ví dụ bên ngoài: 

 

 

 

Ví dụ từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội (thêm)
Ví dụ từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội (thêm)
Ví dụ từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội (thêm)
Ví dụ từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội (thêm)

II. Biệt ngữ xã hội

Đọc các ví dụ sau và trả lời câu hỏi: 

  1. a) Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến… Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đống quà.

Tôi cũng cười đáp lại cô tôi:

– Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.

READ  Cách giải phóng dung lượng trên Android

(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)

Tại sao trong đoạn văn có chỗ tác giả dùng mẹ, có chỗ dùng mợ? Trước cách mạng tháng tám, trong tầng lớp xã hội nào thường dùng từ ngữ này.

b)

– Chán quá, hôm nay mình phải nhận con ngỗng cho bài tập làm văn.

Trúng tủ, hắn nghiễm nhiên đạt điểm cao nhất lớp.

Các từ ngữ ngỗng, trúng tủ nghĩa là gì? Tầng lớp nào thường dùng các từ ngữ này?

Hướng dẫn giải chi tiết: 

  1. a) Trong đoạn văn trên tác giả có chỗ dùng là mẹ có chỗ lại dùng là mợ. Vì:

Trong đoạn này tác giả dùng từ “mẹ” để tự nói với lòng mình, cách  gọi phổ thông. Còn từ “mợ” là khi nói chuyện với người cô, dùng trong cách nói gia đình và là hồi ức của tác giả. – Trước cách mạng tháng Tám 1945 tầng lớp thượng lưu ở nước ta gọi cha mẹ là cậu mợ

  1. b) 

– Từ “ngỗng” có nghĩa là điểm thấp, điểm O giống như trứng ngỗng. 

– Từ “trúng tủ” có nghĩa là ôn trúng những gì mình đã học, đã đoán trước đó, làm trúng bài khi thi cử, kiểm tra.

=> Cả hai từ này đều là từ ngữ học sinh hay sử dụng.

Xem thêm bài giảng về từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội: 

https://www.youtube.com/watch?v=7qaF6GVhLsc

III. Sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội

Đọc các ví dụ sau và trả lời câu hỏi: 

  1. Khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội cần lưu ý gì? Tại sao không nên lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội?
  2. Tại sao trong các đoạn văn, thơ sau đây, tác giả vẫn dùng một số từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.

– Đồng chí nhớ nữa

Kể chuyện Bình Trị Thiên,

Cho bầy tui nghe ví

Bếp lửa rung rung đôi vai đồng chí

– Thưa trong điện nớ hiện chừ vô cùng gian khổ,

Đồng bào ta phải kháng chiến ra ri

READ  Giải Toán: Cho Tam Giác ABC Vuông Tại A đường Cao AH

                                     (Theo Hồng Nguyên, Nhớ)

– Cá nó để ở dằm thượng áo ba đờ suy, khó mõi lắm.

                                  (Nguyên Hồng, Bỉ vỏ)

Hướng dẫn giải chi tiết:

1.

– Việc sử dụng từ ngữ địa phương hay biệt ngữ xã hội cần chú ý hoàn cảnh giao tiếp để sử dụng cho phù hợp nhất. 

+ Trong các văn bản hành chính, khoa học thì nên sử dụng từ ngữ toàn dân.

+ Sử dụng từ ngữ địa phương trong giao tiếp với đối tượng mà mình biết họ có thể hiểu được những từ ngữ địa phương đó. 

+ Sử dụng từ ngữ địa phương trong văn học, để thể hiện cá tính, chất riêng, đặc trưng của mỗi vùng miền. 

– Không nên lạm dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội bởi không phải đối tượng nào cũng hiểu nghĩa của từ và sử dụng được những từ đó.

2.

Tác giả Nguyên Hồng trong bài Nhớ, Bỉ vỏ có sử dụng các từ ngữ địa phương như “mô”, “bầy tui”, “ví”… có tác dụng nhằm:

– Làm tăng giá trị biểu cảm cho đoạn thơ. 

– Tô đậm màu sắc địa phương, tầng lớp xã hội và tính cách nhân vật.

Xem thêm: Soạn bài Trợ từ thán từ lớp 8

Xem thêm: Soạn bài Khi con Tu hú (Tố Hữu) lớp 8

Xem thêm: Soạn bài Sự phát triển của từ vựng lớp 8

IV. Luyện tập

Trả lời câu 1 (trang 58 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1)

Tìm một số từ ngữ địa phương nơi em ở hoặc vùng khác mà em biết. Nêu từ những địa phương tương ứng (nếu có).

Từ ngữ địa phương Từ ngữ toàn dân
Má (nam bộ) Mẹ
Bọ (Nghệ Tĩnh) Cha
Cái đọi (trung bộ) Cái bát
Cái vá (trung, nam bộ) Cái muôi
Đệm (bắc bộ) Nệm 
Mô ( Nghệ Tĩnh) Đâu
Cây viết ( Nam bộ) Cây bút
Trái thơm (Nam bộ) Quả dứa
O ( Hà Tĩnh)
Con tru ( Trung bộ) Con trâu
Heo (nam bộ) Con lợn

 

Trả lời câu 2 (trang 59 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1)

Tìm một số biệt ngữ xã hội mà em biết, giải thích nghĩa của những từ đó và đặt câu.

READ  Hệ Thống Cơ Quan Và Các Bộ Phận Trên Cơ Thể Người

– Biệt ngữ của học sinh:

  • Từ “gậy” – chỉ điểm 1
  • Từ “học gạo” – học nhiều, không chú ý tới những việc khác
  • Từ “quay cóp”- nhìn tài liệu trong giờ thi, giờ kiểm tra
  • Từ “trượt vỏ chuối”- chỉ việc thi trượt
  • Từ “trẻ trâu” – chỉ hành động, cử chỉ trẻ con, gây cười.
  • Từ “chuồn” – trốn học.

– Biệt ngữ của người đi làm:

  • Từ “cày đêm” – làm việc xuyên đêm.
  • Từ “hết lúa”, “hết gạo”, “hết thóc” – hết tiền
  • Từ “chém gió”  – nói chuyện, tán gẫu với nhau
  • Từ “thả thính” – động từ chỉ hành động cố tình thu hút sự chú ý của người khác.

– Biệt ngữ của bọn lưu manh, trộm cắp ở thành phố: 

  • Từ chọi, choai, xế lô, dạt vòm, rụng, táp lô…

Trả lời câu 3 (trang 59 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1)

Trong những trường hợp nào sau đây, trường hợp nào nên dùng từ ngữ địa phương, trường hợp nào không.

Hướng dẫn giải chi tiết:

Trả lời câu 4 (trang 59 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1)

Sưu tầm một số câu thơ, ca dao, hò, vè của địa phương có sử dụng từ ngữ địa phương.

Ai về thăm mẹ quê ta

Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm…

Bầm ơi có rét không bầm!

Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn

(Bầm ơi – Tố Hữu) 

  • Từ địa phương: bầm. 

Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát

Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông

(Ca dao)

  • Từ địa phương: bên ni, bên tê. 

Trèo lên trên rẫy khoai lang

Chẻ tre đan sịa cho nàng phơi khoai.

  • Từ địa phương: sịa -> sậy. 

(Hò ba lí của Quảng Nam)

Như vậy bài soạn văn 8 Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trên đây đã giúp các em hiểu hơn về từ ngữ địa phương và từ ngữ xã hội, giúp các em học bài và làm bài tập tốt hơn. Cảm ơn các em đã theo dõi bài viết. Chúc các em học tốt.

See more articles in category: Toán học

Đặng Gia Nghi

Mình là cô nàng Cự Giải thích nấu ăn và có kinh nghiệm về giảm cân. Từ lâu mình đã tìm hiểu về các phương pháp giảm cân, Hàm lượng calo trong từng món ăn. Nên loạt bài mình chia sẻ về Hàm lượng calo có trong từng món ăn hy vọng sẽ giúp ích được các bạn. Đây là blog mới mình chia sẻ về làm đẹp, cả nhà ủng hộ nhé!

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button