Toán học

Soạn Bài Quan Hệ Từ Môn Ngữ Văn Lớp 5,6,7

Quan hệ từ đã đi vào trong lời nói của chúng ta và trở thành thói quen. Tuy nhiên không phải ai cũng nhận ra đó là quan hệ từ cũng như biết được chức năng của nó. Bài viết sau đây Lessonopoly sẽ giới thiệu đến bạn thế nào là quan hệ từ cũng như hướng dẫn soạn bài quan hệ từ. Các bạn cùng tham khảo nhé!

Quan hệ từ là từ nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu với nhau
Quan hệ từ là từ nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu với nhau

Thế nào là quan hệ từ?

Quan hệ từ là từ nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu với nhau. Quan hệ từ được dùng để nối giữa từ với từ, vế với vế, câu với câu, giữa đoạn văn với đoạn văn. 

Một số quan hệ từ thường xuyên xuất hiện như: và, với, hay, hoặc, nhưng, mà, thì, của, ở, tại, bằng, như, để, về… 

VD: 

Tôi và anh ấy đã giúp đỡ nhau trong kỳ thi vừa rồi

Lớp chúng tôi đang lựa chọn đi công viên hoặc đi vườn bách thú

Có trường hợp bắt buộc sử dụng quan hệ từ nhưng có những trường hợp không bắt buộc. Có một số quan hệ từ được dùng theo cặp như: “nếu … thì…”; “tuy … nhưng…’; “vì … nên…”

Chức năng của quan hệ từ

Trong câu, quan hệ từ dù chỉ là thành phần nhỏ nhưng lại quan trọng và cần thiết để làm rõ nghĩa của câu hoặc cả đoạn văn. Chúng có chức năng liên kết từ, cụm từ hay rộng hơn là liên kết các câu lại với nhau. Vì thế mà còn có tên gọi là từ nối, kết từ.

Quan hệ từ dù chỉ là thành phần nhỏ nhưng lại quan trọng và cần thiết
Quan hệ từ dù chỉ là thành phần nhỏ nhưng lại quan trọng và cần thiết

Sử dụng quan hệ từ

Trong văn nói hoặc văn viết thông thường có một số trường hợp nhất định phải dùng quan hệ từ bởi nếu không dùng quan hệ từ nghĩa của câu sẽ bị thay đổi, như vậy không thể thiếu quan hệ từ.

READ  Dàn ý Chi Tiết Và 10 Bài Văn Thuyết Minh Về Cây Bút Bi Hay Nhất

Tuy nhiên trong vài trường hợp dùng hoặc không dùng quan hệ từ đều được bởi những câu đó đã rõ nghĩa.

Trong câu có rất nhiều quan hệ từ dễ dàng tìm thấy. Các quan hệ từ thường xuất hiện đó là: và, với, nếu, thì, của, những, như…

Thông thường sẽ chia làm 2 loại như sau:

– Quan hệ từ phục vụ cho quan hệ đẳng lập với một số từ nối đặc trưng như: và, với, rồi, nhưng, mà, hay, hoặc,…

– Quan hệ từ phục vụ cho quan hệ chính phụ với một số từ nối đặc trưng như: với, vì, của, rằng, tại, bởi, do, nên, để…

Cặp quan hệ từ

Biểu thị quan hệ: Giả thiết – Kết quả; Điều kiện – Kết quả

Các cặp quan hệ từ thể hiện Giả thiết – Kết quả, Điều kiện – Kết quả bao gồm:

Nếu … thì…

Hễ … thì…

Giá mà … thì …

VD: Nếu năm nay tôi được học sinh giỏi thì bố mẹ sẽ thưởng cho tôi một chuyến du lịch.

Biểu thị quan hệ: Nguyên nhân – Kết quả

Các cặp quan hệ từ thể hiện Nguyên nhân – Kết quả bao gồm:

Vì … nên…

Do … nên…

Nhờ … mà…

VD: Vì cuối tháng này tôi thi học kỳ nên tôi phải học hành thật chăm chỉ.

Biểu thị quan hệ Tăng lên

Các cặp quan hệ từ thể hiện Tăng lên bao gồm:

Không những … mà còn…

Không chỉ … mà còn…

Càng … càng…

VD: Lan không những học giỏi mà còn múa rất đẹp.

Biểu thị quan hệ Tương phản, đối lập

Các cặp quan hệ từ thể hiện Tương phản, đối lập bao gồm:

Tuy … nhưng…

Mặc dù … nhưng…

VD: Tuy ai cũng thắc mắc nhưng chúng tôi chẳng ai dám hỏi.

READ  Đáp án game Qua sông IQ, cập nhật đáp án mới nhất
Trong câu có rất nhiều quan hệ từ dễ dàng tìm thấy
Trong câu có rất nhiều quan hệ từ dễ dàng tìm thấy

Các dạng bài tập học sinh thường gặp khi học quan hệ từ

Dạng 1: Xác định quan hệ từ trong câu/bài

Đối với dạng bài này học sinh cần biết được ý nghĩa trong câu/bài nói về cái gì để xác định quan hệ từ và cặp quan hệ từ cho đúng.

VD: Thầy dạy võ rất ngạc nhiên vì thấy Nam có thể thông thạo rất nhanh các môn võ thầy truyền dạy.

Trong câu trên, “vì” là quan hệ từ thể hiện mối quan hệ mối quan hệ nguyên nhân – kết quả (nguyên nhân khiến thầy giáo ngạc nhiên là vì thấy Nam thông thạo các môn võ).

Dạng 2: Điền quan hệ từ/cặp quan hệ từ thích hợp

Với dạng bài này, học sinh xem xét nội dung và ý nghĩa mà câu văn nói đến để lựa chọn quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ phù hợp.

VD: Bông hoa hồng và hoa cúc đều đã héo rũ.

Ở câu trên, ta sử dụng quan hệ từ “và” để thể hiện mối quan hệ ngang bằng giữa “hoa hồng” và “hoa cúc”.

Dạng 3: Đặt câu với quan hệ từ/cặp quan hệ từ cho trước

Phần này chúng ta cần nhận biết được quan hệ từ hay cặp quan hệ từ biểu thị ý nghĩa gì trong câu phù hợp với câu văn/đoạn văn được đưa ra.

VD: Giá mà mùa hè đã đến thì chúng tôi nhất định sẽ đi biển.

Hiểu và nắm chắc các quan hệ từ, cặp quan hệ từ không chỉ giúp học sinh hiểu được ý nghĩa biểu thị của từng đoạn văn bản trong các bài tập đọc mà còn là bí kíp để viết lên những câu văn hay, đoạn văn mượt mà, xuyên suốt nội dung của toàn bài tập làm văn. Các ý tứ được chuyển biến linh hoạt gây ấn tượng với người đọc, người chấm.

READ  Những Bài Văn Tả Ngôi Trường Của Em Lớp 5 Hay Và Hấp Dẫn

Đặc biệt với học sinh yêu việc viết văn, mong muốn có được những bài tập làm văn hay, giàu cảm xúc thì càng phải luyện tập đến nhuần nhuyễn cách sử dụng các cặp từ quan hệ này.

quan he tu 04

Luyện tập SGK

Bài 1: Tìm các quan hệ từ trong đoạn đầu bài Cổng trường mở ra.

Sau khi đọc xong phần văn bản trong sách giáo khoa có một số các quan hệ từ sau đây: vào, như, mà, và, nhưng, của, trong, cho, của, với, như, trên.

Bài 2: Điền từ vào chỗ trống.

Theo thứ tự các từ cần điền vào chỗ trống như sau: “với” “với” “cùng” “với” “Nếu” “thì” “và”.

Điền theo thứ tự trong đoạn bạn sẽ có kết quả chính xác.

quan he tu 05

Bài 3: Chọn câu đúng câu sai:

Các câu đúng bên dưới:

– Nó rất thân ái với bạn bè

– Tôi tặng quyển sách này cho anh Nam

– Bố mẹ rất lo lắng cho con

– Mẹ thương yêu nhưng không nuông chiều con

– Tôi tặng anh Nam quyển sách này

Còn lại là các câu sai.

Bài 4: (học sinh tự làm)

Bài 5:

Nó khỏe nhưng gầy => Nhấn mạnh gầy nhiều hơn.

Nó gầy nhưng khỏe => nhấn mạnh vế khỏe.

quan he tu 06

Qua bài viết trên bạn đã hiểu quan hệ từ là gì và biết cách soạn bài quan hệ từ rồi đúng không nào? Không chỉ dừng lại ở chương trình ngữ văn lớp 5, 6, 7 quan hệ từ còn theo chúng ta suốt trong các môn học phổ thông và cả trong đề thi đại học. Hãy chú ý thật kỹ kiến thức này bởi đây sẽ là kiến thức trọng tâm rất thông dụng bạn nhé!

See more articles in category: Toán học

Đặng Gia Nghi

Mình là cô nàng Cự Giải thích nấu ăn và có kinh nghiệm về giảm cân. Từ lâu mình đã tìm hiểu về các phương pháp giảm cân, Hàm lượng calo trong từng món ăn. Nên loạt bài mình chia sẻ về Hàm lượng calo có trong từng món ăn hy vọng sẽ giúp ích được các bạn. Đây là blog mới mình chia sẻ về làm đẹp, cả nhà ủng hộ nhé!

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Check Also
Close
Back to top button