Toán học

Soạn Bài Sông Núi Nước Nam Lớp 7 Hay Nhất

Bài thơ Sông núi nước Nam trong chương trình ngữ văn lớp 7 là bài thơ khẳng định chủ quyền của nước Đại Việt. Cái tên Sông núi nước Nam do người biên soạn đặt cho bài thơ gốc là Nam quốc sơn hà. Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của đất nước ta. Bài thơ khẳng định chủ quyền và nêu cao tinh thần bất khuất chống giặc của dân tộc ta. Sau đây, chúng ta cùng tìm hiểu về nội dung bài thơ và hướng dẫn soạn bài Sông núi nước Nam hay nhất, đầy đủ nhất.

Soạn bài Sông núi nước Nam – Nam  quốc sơn hà
Soạn bài Sông núi nước Nam – Nam  quốc sơn hà

Bài thơ Sông núi nước Nam

Bản ghi trong Đại Việt sử ký toàn thư như sau:

南國山河南帝居,

截然分定在天書。

如何逆虜來侵犯,

汝等行看取敗虚。

Phiên âm Hán-Việt:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên phận định tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư

Bản dịch của Trần Trọng Kim:

Sông núi nước Nam vua Nam ở

Rành rành định phận ở sách trời

Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm

Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.

Tác giả Lý Thường Kiệt 

– Lý Thường Kiệt họ Ngô tên Tuấn, tự là Thường Kiệt. Lý Thường Kiệt sinh năm Kỷ Mùi 1019, quê ở phủ Thái Hoà, thành Thăng Long-Hà Nội. Từ nhỏ, ông là người có chí hướng, ham đọc sách, binh thư và luyện võ, văn võ song toàn. Năm 23 tuổi, Lý Thường Kiệt được bổ nhiệm làm quan theo hầu vua Lý Thái Tông. Trải qua 3 triều vua: Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, ông đã có nhiều công lao trong việc chống Tống bình Chiêm, đóng góp xây dựng đất nước. 

– Năm 1061, các tù trưởng ở miền Thanh Hóa, Nghệ An nổi lên chống lại triều đình. Vua Lý Thánh Tông cử ông giữ chức Kinh phòng sứ và sau một thời gian nơi đây đã dẹp được loạn lạc. Vua rất quý ông nên ban cho Quốc tính. Từ đó, ông mang họ Lý- Lý Thường Kiệt.

Nam quốc sơn hà là bài thơ hùng tráng, khẳng định chủ quyền đất nước
Nam quốc sơn hà là bài thơ hùng tráng, khẳng định chủ quyền đất nước

– Lịch sử cũng đã lưu lại tư tưởng quân sự vô cùng táo bạo và thần tốc của ông: “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước để chặn mũi nhọn của giặc”. Ông đã chỉ huy binh lính nhanh chóng đánh chiếm hai Châu Khâm, Liêm, rồi hạ thành Ung Châu của giặc Tống, phá tan các vị trí tập kết quân và lương thảo chuẩn bị xâm lược nước ta.

– Vào tháng 4 năm 1076 , ông rút quân về lập phòng tuyến sông Cầu. Tại khúc sông Như Nguyệt, vào lúc gay go nhất, ông đã làm một bài thơ bất hủ có tên là “Nam Quốc sơn hà” để cổ vũ tinh thần quyết chiến quyết thắng của quân dân ta. Bài thơ này chính là sự khẳng định quyền độc lập dân tộc tự chủ thiêng liêng của đất nước. Bài thơ đã đi vào lịch sử của dân tộc ta như một bản tuyên ngôn độc lập thứ nhất.

– Năm Ất Dậu 1105, Lý Thường Kiệt mất, Ông thọ 86 tuổi, được truy tặng Kiểm hiệu Thái Uý Việt Quốc Công.

Nội dung bài thơ Sông núi nước Nam 

Hoàn cảnh ra đời 

Bài thơ Sông núi nước Nam trong sách giáo khoa ngữ văn lớp 7 là bản dịch của Trần Trọng Kim từ bài Nam Quốc Sơn hà. Lấy từ bốn chữ đầu trong câu thơ đầu tiên của bài thơ này (Nam quốc sơn hà Nam đế cư). Bài thơ Nam quốc sơn hà được ghi trong sách vở là của Lý thường Kiệt song vẫn còn nhiều khúc mắc về vấn đề này. Hiện vẫn đang được nghiên cứu và bàn luận.

READ  Bài Văn Biểu Cảm Về Loài Cây Em Yêu Cây Phượng Hay Nhất

Bài thơ chưa rõ tác giả là ai và có nhiều lời kể về sự ra đời của bài thơ. Trong đó có truyền thuyết kể rằng: Năm 1077, quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy xâm lược nước ta. Vua Lý Nhân Tông sai Lý Thường Kiệt đem quân chặn giặc ở phòng tuyến sông Như Nguyệt, bỗng một đêm, quân sĩ nghe từ trong đền thờ hai anh em Trương Hống và Trương Hát có tiếng ngâm bài thơ này. 

Lịch sử thì ghi lại rằng đây là bài thơ do Lý Thường Kiệt sáng tác để cổ vũ binh sĩ chiến đấu trong tình thế cam go ở phòng tuyến sông Như Nguyệt.

Bài thơ khích lệ tinh thần binh lính trong trận chiến sông Như Nguyệt
Bài thơ khích lệ tinh thần binh lính trong trận chiến sông Như Nguyệt

Bố cục bài thơ

Bài thơ Sông núi nước Nam gồm có 4 câu, bố cục chia thành 2 phần:

– Phần 1 (hai câu thơ đầu): Lời khẳng định chủ quyền của đất nước

– Phần 2 (hai câu còn lại): Quyết tâm bảo vệ chủ quyền, độc lập của dân tộc

Quyền độc lập và tự quyết của dân tộc ta

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên phận định tại thiên thư

 

Sông núi nước Nam vua Nam ở

Rành rành định phận ở sách trời

– Hai câu thơ đầu đã toát lên một ý chí sắt đá của một dân tộc có bản lĩnh, có truyền thống đấu tranh. Hai câu thơ có giá trị mở đầu cho một bản Tuyên ngôn Độc lập ngắn gọn của nước Đại Việt hùng cường ở thế kỉ XI.

– Núi sông này thuộc quyền vua nước Nam, người đại diện cho dân tộc Việt Nam. Cương vực nước Nam đã rõ ràng, được ghi trong sách trời (thiên thư) không dính líu đến cương vực các nước khác.

Truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc

Hai câu sau là hai câu luận và kết của bài thơ :

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

 

Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm

Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.

– Hai câu thơ cuối nêu lên một nguyên lí có tính chất hệ quả đối với hai câu thơ trên của bài thơ “thần” bất hủ này. Hai câu sau này vừa có ý nghĩa một lời hịch thúc đẩy quân dân ta tiến lên tiêu diệt địch, vừa có ý nghĩa tuyên ngôn cảnh cáo bọn xâm lược là :chớ có làm điều phi nghĩa, trái với lẽ phải mà chuốc lấy tai vạ !

– Bài thơ “thần” Sông núi nước Nam trên đây được coi như bài thơ có tính chất dân gian, đậm đà yếu tố dân tộc, mang nội dung vừa như một bài hịch, vừa như một bản tuyên ngôn chân chính, khắc họa tinh thần độc lập và bất khuất của nhân dân ta là tất yếu và tất thắng. Tinh thần độc lập và bất khuất hàng nghìn năm đó về sau vẫn bộc lên trong trận Bạch Đằng thứ ba đời Trần, trận Chi Lăng đời Lê, trận Đống Đa đời Tây Sơn và gần đây trong trận Điện Biên Phủ lừng danh thế giới, trận Thành phố Hồ Chí Minh chấn động địa cầu.

Soạn bài thơ Sông núi nước Nam lớp 7 hay nhất, đầy đủ nhất

song nui nuoc nam 4

Trả lời câu 1 trang 64 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1

– Bài thơ Nam quốc sơn hà thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt : 4 câu, mỗi câu 7 tiếng, hiệp vần cuối câu.

– Quy định về thanh điệu, vần luật: các câu 1,2,4 hoặc các câu 2, 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối. Trong bài này, vần “ư” được hiệp ở cả ba câu 1, 2, 4.

READ  Công thức nghiệm thu gọn của phương trình bậc 2 đầy đủ nhất

Trả lời câu 2 trang 64 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1

– Tuyên ngôn độc lập là lời tuyên bố về chủ quyền đất nước, khẳng định chủ quyền quốc gia.

– Nội dung Tuyên ngôn độc lập trong bài thơ này :

+ Nước Nam thuộc chủ quyền người Nam, có vị vua riêng, nước Nam độc lập đã là phận định sẵn.

+ Khi ngoại bang xâm chiếm nhất định sẽ bị dân tộc nước ta đánh thê thảm và nhận lấy thất bại.

Trả lời câu 3 trang 64 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1

Bố cục thể hiện nội dung biểu ý :

– Hai câu đầu: nước Nam là của người Nam, điều đó đã được định ở sách trời.

+ Câu 1: Khai – mở vấn đề: Nước Nam là một nước có chủ quyền, có vua.

+ Câu 2: Thừa – tiếp tục phát triển ý của câu 1: Điều đó được ghi rõ ở sách trời.

– Hai câu cuối: Kẻ thù không được phép xâm phạm nếu không sẽ chuốc lấy bại vong.

+ Câu 3: Chuyển: hỏi tội kẻ thù.

+ Câu 4: Hợp – khép lại, khẳng định vấn đề: Chúng bay mà sang xâm lược thì sẽ chịu kết cục thảm hại.

Nhận xét: Bố cục logic và chặt chẽ, nêu chủ quyền trước, sau biểu ý quyết tâm bảo vệ chủ quyền.

Trả lời câu 4 trang 64 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1

Ngoài biểu ý, Sông núi nước Nam còn có giá trị biểu cảm. Bày tỏ cảm xúc, thái độ mãnh liệt, niềm tin vững chắc vào sự quyết chiến quyết thắng của dân tộc ta.

Điều đó được bộc lộ trực tiếp mà kín đáo qua lời khẳng định, ngôn từ đanh thép, mãnh liệt, quyết tâm và đầy chí khí.

Trả lời câu 5 trang 64 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1

– Qua các cụm từ “tiệt nhiên”, “định phận tại thiên thư”, “hành khan thủ bại hư” cho ta thấy được giọng điệu bài thơ dõng dạc, đanh thép, mang đầy tinh thần hào hùng dân tộc. Chính giọng điệu đó đã cho thấy sức mạnh của toàn dân tộc.

Luyện tập 

Giải chi tiết câu 1 trang 65 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1:

Không nói là “Nam nhân cư” mà lại nói là “Nam đế cư”  là vì:

Người xưa coi trời là tối cao, vua mới có quyền quyết định mọi việc và tất cả mọi thứ trên mặt đất này đều là của vua. “Nam đế cư” khẳng định sự bình đẳng giữa hai nước, nước có vua là nước độc lập. Người xưa coi trời là đấng tối cao và vua (thiên tử – con trời) mới có quyền định đoạt mọi việc ở trần gian. Nước Nam có “Nam đế cư” – có Thiên tử chứ không phải là “vua nhỏ” dưới quyền cai trị của Hoàng đế Trung Hoa.

Đọc hiểu và soạn bài Sông núi nước Nam lớp 7: 

https://www.youtube.com/watch?v=XrWKpNuATcA

Dàn ý phân tích bài thơ Sông núi nước

song nui nuoc nam 5

  1. a) Mở bài

Giới thiệu khái quát về bài thơ Sông núi nước Nam (hoàn cảnh ra đời, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)

  1. b) Thân bài
  2. Hai câu thơ đầu: Lời khẳng định chủ quyền của đất nước

– Nam đế: hoàng đế nước Nam – ngang hàng với hoàng đế các nước phương Bắc, qua đó thể hiện lòng tự hào dân tộc

– Thiên thư: sách trời – Giới phận lãnh thổ của người Nam được quy định ở sách trời, điều này trở thành chân lý không thể chối cãi và không bất cứ ai có thể thay đổi được điều đó (với người Việt và người Trung tôn thờ thế giới tâm linh, thì trời chính là chân lý)

READ  Soạn Văn 9: Soạn Bài Tổng Kết Từ Vựng Tiếp Theo

=>  Khẳng định niềm tin, ý chí về chủ quyền dân tộc, tinh thần tự lập, tự chủ, tự cường của dân tộc

  1. Hai câu cuối: Quyết tâm bảo vệ nền độc lập, chủ quyền của dân tộc

– Kết cấu câu hỏi nhằm mục đích khẳng định nền độc lập dân tộc, khẳng định niềm tin chiến thắng của dân tộc ta

– Tác giả chỉ rõ, những kẻ xâm lược là trái đạo trời, đạo làm người – “nghịch lỗ”

– Lời cảnh cáo bọn giặc rằng chúng sẽ nhận lấy thất bại không chỉ vì trái đạo trời mà còn vì dân tộc ta sẽ quyết tâm đánh đuổi, bảo vệ chủ quyền đất nước đến cùng.

  1. c) Kết bài

– Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ:

+ Nội dung: khẳng định chủ quyền của dân tộc và ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền ấy trước mọi kẻ thù xâm lược

+ Nghệ thuật: thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, giọng thơ hùng hồn, đanh thép… 

=> Bài thơ khẳng định chủ quyền đất nước, tinh thần thép, không thể lay động của dân tộc ta, sẵn sàng hy sinh tất cả để bảo vệ tổ quốc. Bài thơ được coi là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta.

Các bản dịch bài thơ Sông núi nước Nam của Lý Thường Kiệt

song nui nuoc nam 6

Bản dịch bài thơ Nam quốc sơn hà của sách “Hợp tuyển thơ văn Việt Nam…”: 

Nam quốc sơn hà

 

Sông núi nước Nam vua Nam ở 

Rành rành định rõ ở sách trời 

Cớ sao lũ giặc đến xâm phạm 

Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời! 

(Nguồn: “Hợp tuyển thơ văn Việt Nam… thế kỷ X đến giữa thế kỷ XVII” (NXB Văn học, Hà Nội, 1976).

Bản dịch bài thơ Nam quốc sơn hà của Hoa Bằng: 

Sông núi nước Nam

 

Sông núi nước Nam vua Nam coi. 

Rành rành phân định ở sách trời 

Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm 

Bay sẽ tan tành chết sạch toi. 

(Nguồn: Văn Lang, Danh nhân đất Việt, NXB Thanh Niên, 1995).

Bản dịch bài thơ Nam quốc sơn hà của nhà sử học Trần Trọng Kim:

Sông núi nước Nam

 

Sông núi nước Nam vua Nam ở 

Rành rành định phận tại sách trời 

Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm ? 

Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời!

=> Bản dịch của Trần Trọng Kim là bản dịch được sử dụng nhiều nhất và sử dụng chính trong chương trình ngữ văn lớp 7.

Bản dịch bài thơ Nam quốc sơn hà của Ngô Linh Ngọc: 

Đất nước Đại Nam, Nam đế ngự 

Sách trời định phận rõ non sông 

Cớ sao nghịch tặc sang xâm phạm? 

Bay hãy chờ coi chuốc bại vong.

(Trích: Ngô Linh Ngọc, Tổng tập văn học Việt Nam, tập I, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1980).

=> Bài thơ Nam quốc sơn hà có nhiều bản dịch, nhưng chúng ta tuân theo cách dịch của Trần Trọng Kim. 

Như vậy, bài thơ Sông núi nước Nam thể hiện khí chất hào hùng, cứng cỏi của dân tộc. Tự tin khẳng định chủ quyền, không kẻ nào có thể xâm phạm được. Bài thơ Sông núi nước Nam được coi là bản Tuyên ngôn độc lập của nước ta, khích lệ và cổ vũ tinh thần yêu nước của dân tộc. Qua bài soạn Sông núi nước Nam ngữ văn lớp 7 của lessonopoly chi tiết và đầy đủ này, các em đã hiểu thêm về giá trị nội dung cũng như ý nghĩa của bài thơ.

See more articles in category: Toán học

Đặng Gia Nghi

Mình là cô nàng Cự Giải thích nấu ăn và có kinh nghiệm về giảm cân. Từ lâu mình đã tìm hiểu về các phương pháp giảm cân, Hàm lượng calo trong từng món ăn. Nên loạt bài mình chia sẻ về Hàm lượng calo có trong từng món ăn hy vọng sẽ giúp ích được các bạn. Đây là blog mới mình chia sẻ về làm đẹp, cả nhà ủng hộ nhé!

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button