Toán học

Soạn Văn 8: Soạn Bài Trường Từ Vựng đầy đủ Nhất

Tiếng Việt giàu và đẹp là nhận định của nhiều người nhưng dựa vào đâu họ nói như vậy? Chính là dựa vào trường từ vựng đấy! Trường từ vựng là kiến thức quan trọng của môn ngữ văn cũng là minh chứng cho sự sự giàu đẹp của tiếng Việt. Hãy cùng lessonopoly theo dõi bài viết sau đây để hiểu hơn về trường từ vựng nhé!

Trường từ vựng là tập hợp của những từ căn cứ vào một nét đồng nhất (nét chung) nào đó về nghĩa
Trường từ vựng là tập hợp của những từ căn cứ vào một nét đồng nhất (nét chung) nào đó về nghĩa

Thế nào là trường từ vựng?

Trong thuật ngữ trường từ vựng, có thể hiểu trường là một tập hợp (khái niệm trường được mượn của các ngành khoa học tự nhiên, xuất hiện trong các tập hợp từ như: trường hấp dẫn, trường điện từ…), từ vựng chỉ các từ trong một ngôn ngữ (ở đây là tiếng Việt).

– Như vậy, trường từ vựng là tập hợp của những từ căn cứ vào một nét đồng nhất (nét chung) nào đó về nghĩa.

Một số ví dụ :

+ Trường từ vựng “động vật” gồm các từ: trâu, bò, lợn, gà, dê, khỉ; trống, mái; mõm, đuôi; phi, lồng, …

+ Trường từ vựng về “biển”: bờ biển, eo biển; bão biển, sóng thần; hải âu, sò huyết, …

+ Trường từ vựng về “màu sắc”: xanh, đỏ tím, vàng, đen,…

+ Trường từ vựng về “trang sức”: kim cương, vàng, đá quý, nhẫn kim cương, bộ sưu tập nhẫn đá quý,…

+ Trường từ vựng về “mắt”: mí, mi, con ngươi, tròng đen, tròng trắng,…

Hãy tham khảo video sau đây để hiểu hơn về trường từ vựng nhé!

https://www.youtube.com/watch?v=rgekmLXwReY

Một số đặc điểm của trường từ vựng

Trước hết, cần hiểu mỗi trường từ vựng là một hệ thống. Mà đã nói tới hệ thống là nói tới tính cấp bậc, nghĩa là một hệ thống thường bao hàm trong lòng nó những hệ thống nhỏ hơn thuộc các tầng bậc, cấp bậc khác nhau. Nói cách khác, một trường từ vựng có thể bao gồm một số trường từ vựng nhỏ hơn. 

Mỗi trường từ vựng là một hệ thống
Mỗi trường từ vựng là một hệ thống

Ví dụ:

– Trường từ vựng “động vật” nói trên có thể có một số trường nhỏ sau:

+ Tên gọi các loài: gà, chó, lợn, mèo, dê, khỉ, hổ, báo,…

READ  Cách giải bất phương trình chứa căn bậc 2 hay nhất

+ Về giống: đực, cái, trống, mái,…

+ Bộ phận cơ thể động vật: đầu, đuôi, mõm, sừng, gạc, vuốt, nanh,…

+ Hoạt động: chạy, phi, lồng, lao, trườn, bò; đánh hơi; cấu, xé, vồ, tha,…

– Trường từ vựng “biển” có các trường nhỏ sau:

+ Địa thế vùng biển: bờ biển, bãi biển, eo biển, cửa biển, vịnh, bán đảo,…

+ Thời tiết biển: bão biển, lốc biển, mưa biển, sóng thần,…

+ Sinh vật sống ở biển: hải âu, hải yến, dã tràng, vích, đồi mồi, hào ngư, sò huyết,…

Trường từ vựng thể hiện sự đa dạng và phong phú của tiếng Việt
Trường từ vựng thể hiện sự đa dạng và phong phú của tiếng Việt

Một từ có thể xuất hiện trong nhiều trường từ vựng. Điều này chỉ xảy ra đối với những từ có nhiều nghĩa. Ví dụ, động từ chạy có các nghĩa cơ bản sau:

– Chỉ hoạt động dời chỗ bằng chân với tốc độ cao: người chạy, con mèo chạy,…

– Tìm kiếm: chạy thầy, chạy tiền,…

– Trốn tránh: chạy giặc, chạy loạn,…

– Vận hành: máy chạy, đồng hồ chạy,…

– Vận chuyển: chạy thóc vào kho,…

Với các nghĩa trên, các trường hợp sử dụng khá phong phú nói trên, từ chạy có thể xuất hiện trong khá nhiều trường từ vựng, như các trường nói về con người, động vật, đồ vật …

Thực chất của hiện tượng chuyển nghĩa của từ (theo các phương thức như ẩn dụ, hoán dụ, nhân hoá, so sánh,…) trong ngôn ngữ, nhất là trong thơ văn – chính là chuyển trường từ vựng (từ trường từ vựng chỉ sự vật, hiện tượng này chuyển sang trường từ vựng chỉ sự vật, hiện tượng khác). Qua việc chuyển trường từ vựng, nghĩa của từ sẽ phát triển ngày càng phong phú, đáp ứng được nhu cầu biểu đạt của con người.

Xem thêm:Soạn bài Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến Ngữ văn 7

Xem thêm: Soạn văn bài chữa lỗi về quan hệ từ ngữ văn 7

Xem thêm: Soạn bài luyện tập tóm tắt văn bản tự sự lớp 8 9 10

Luyện tập

  1. Em đọc lại văn bản Trong lòng mẹ, chú ý các từ có nét chung về nghĩa là cùng chỉ “người ruột thịt” (người trong gia đình, họ hàng), dùng bút chì gạch dưới những từ này. Ví dụ, các từ: thầy, mẹ, em, cô, cháu, mợ, em nhé, anh em, con, nhà họ, cậu.

truong tu vung 04

      2. – Muốn đặt được tên trường từ vựng cho mỗi dãy từ, em đọc kỹ từng nhóm từ, xem các từ ấy có nét chung gì về nghĩa. Từ nét chung về nghĩa ấy, em tìm tên gọi thích hợp cho từng trường từ vựng. Ví dụ, nét chung về nghĩa của các từ thuộc nhóm (a) là cùng chỉ các dụng cụ đánh bắt cá. Do đó, có thể đặt tên trường từ vựng này là: “Dụng cụ đánh bắt cá”.

– Cũng tương tự, tên của các trường từ vựng còn lại:

+ Nhóm (b) : “Dụng cụ để chứa, đựng”.

+ Nhóm (c) : “Hoạt động của chân”.

+ Nhóm (d): “Trạng thái tâm lý, tình cảm”.

+ Nhóm (e) : “Tính cách con người”.

+ Nhóm (g) : “Dụng cụ để viết”.

  1. Bài tập này yêu cầu các em đặt tên cho trường từ vựng gồm các từ được in đậm trong đoạn văn của Nguyên Hồng. Muốn tìm được tên gọi thích hợp, em đọc kĩ đoạn văn, chú ý các từ được in đậm trong đoạn văn, xem các từ này có nét chung gì về nghĩa.

Cụ thể, các từ này đều biểu thị tình cảm, thái độ của người nói. Do đó, có thể nói các từ này thuộc trường từ vựng “Tình cảm, thái độ”.

truong tu vung 05

  1. Em lần lượt xét từng từ cho sẵn, xem từ ấy có thể xếp vào trường từ vựng “Khứu giác” hay “Thính giác”. Trong đó, em cần chú ý khả năng chuyển nghĩa (đồng thời là chuyển trường) của một số từ. Những từ mang đặc điểm này có thể xuất hiện ở cả hai trường từ vựng nói trên. Cụ thể như sau:

Trường “Khứu giác”: mũi, thơm, điếc, thính

Trường “Thính giác”: tai, nghe, điếc, thính, rõ.

5*. Hai từ cho sẵn: lưới (danh từ), lạnh (tính từ) đều là những từ nhiều nghĩa. Do đó, mỗi từ này có thể xuất hiện trong nhiều trường từ vựng khác nhau. Bài tập này yêu cầu em tìm các trường từ vựng mà mỗi từ nói trên có thể xuất hiện.

Ở mỗi từ, trước hết, em tìm các nghĩa khác nhau của từ. Sau đó, xem xét từ ấy có thể xuất hiện trong các trường từ vựng nào. Cụ thể như sau:

– lưới:

Trường “Dụng cụ để đánh bắt cá, chim…” (cùng trường với: nơm, chài, vó, bẫy…)

Trường “Phương án vây bắt người” (trong các tập hợp từ: sa lưới mật thám, rơi vào lưới phục kích; cùng trường với: bẫy, phương án, kế hoạch,…)

– lạnh:

Trường “Nhiệt độ” (cùng trường với : mát, ấm, nóng,…)

Trường “Thái độ, tình cảm” (cùng trường với: lạnh lùng, ấm áp, vui vẻ, cởi mở, vồn vã, xởi lởi,…)

Trường “Màu sắc” (cùng trường với: ấm, nóng,…)

Lưu ý: Từ tấn công các em tự làm.

truong tu vung 06

  1. Các từ in đậm (chiến trường, vũ khí, chiến sĩ) vốn đĩ thuộc lĩnh vực nào, thuộc trường từ vựng nào Trong đoạn thơ của Bác Hồ, các từ này được chuyển nghĩa, dùng để nói về lĩnh vực nào, thuộc trường từ vựng nào?

Trả lời được các câu hỏi gợi ý trên, em sẽ xác định được các từ in đậm này được chuyển từ trường này sang trường nào.

(Đáp án: Chuyển từ trường “Quân sự” sang trường “Nông nghiệp”).

  1. Chủ đề của đoạn văn chi phối việc lựa chọn từ ngữ. Vì vậy, nếu em chọn chủ đề “Trường học” hoặc chủ đề “Bóng đá” để viết thì các từ ngữ thuộc chủ đề em lựa chọn sẽ được huy động. Viết xong, em gạch dưới các từ thuộc trường từ vựng đó (ít nhất năm từ).

Qua bài viết trên bạn đã hiểu được trường từ vựng là gì và những đặc điểm của trường từ vựng rồi đúng không nào? Trường từ vựng là kiến thức quan trọng sẽ theo bạn đến sau này nên bạn hãy chú ý khi học nhé! Hy vọng bài viết trên có thể giúp ích được cho bạn.

See more articles in category: Toán học

Đặng Gia Nghi

Mình là cô nàng Cự Giải thích nấu ăn và có kinh nghiệm về giảm cân. Từ lâu mình đã tìm hiểu về các phương pháp giảm cân, Hàm lượng calo trong từng món ăn. Nên loạt bài mình chia sẻ về Hàm lượng calo có trong từng món ăn hy vọng sẽ giúp ích được các bạn. Đây là blog mới mình chia sẻ về làm đẹp, cả nhà ủng hộ nhé!

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button