Toán học

Thành Ngữ Là Gì? Phân Biệt Thành Ngữ, Tục Ngữ Việt Nam

Những câu thành ngữ được sử dụng nhiều như: mẹ tròn con vuông, một nắng hai sương… Thành ngữ đã trở nên quen thuộc trong lối nói chuyện của người Việt. Vậy thành ngữ là gì? Ý nghĩa của thành ngữ Việt Nam là gì? Thành ngữ có khác gì với tục ngữ? Làm thế nào để phân biệt thành ngữ và tục ngữ. Mời các bạn và các em cùng theo dõi nội dung sau đây.

Thành ngữ là gì? Tục ngữ là gì?
Thành ngữ là gì? Tục ngữ là gì?

Định nghĩa thành ngữ là gì?

Theo kiến thức trong sách giáo khoa ngữ văn lớp 7 thì thành ngữ được định nghĩa như sau:

– Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. 

– Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh…

– Tuy thành ngữ có cấu tạo cố định nhưng vẫn có một số trường hợp có thể biến đổi nhất định. Chẳng hạn như thành ngữ: đứng núi này trông núi nọ có biến thể là đứng núi này trông núi khác, đứng núi này trông núi kia…

Đó là kiến thức được trình bày trong chương trình trung học cơ sở. 

Song, nếu định nghĩa thành ngữ như vậy thì chưa thật sự rõ ràng và các em học sinh khó mà phân biệt thành ngữ với tục ngữ. 

Theo từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê thì thành ngữ được định nghĩa:

– Thành ngữ là tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa thường không thể giải thích được một cách đơn giản bằng nghĩa của các từ tạo nên nó.

– Có thể hiểu rằng, thành ngữ là sự kết hợp cửa các từ với nhau mà nghĩa gốc của các từ đó trong thành ngữ không được biểu hiện nghĩa gốc của nó, các từ đã mất hẳn tính độc lập của chúng khi đứng trong thành ngữ. 

Vậy nên, trong thành ngữ, người ta không chú ý đến nghĩa riêng của các từ mà chỉ nghĩ đến nghĩa chung của cả tổ hợp thành ngữ mà thôi. Cũng chính vì điều đó cho nên khi sử dụng thành ngữ, phải sử dụng chính xác, không tùy tiện thay đổi cấu tạo của chúng.

– Ví dụ: Với thành ngữ “mạt cưa, mướp đắng”, thì sự biểu hiện nghĩa của các từ riêng lẻ không còn, mà nghĩa chung, ẩn sau đó là “tay đáo để này gặp tay đáo để khác”. 

– Ví dụ thành ngữ Việt Nam: mẹ tròn con vuông, lọt mắt xanh, nằm gai nếm mật, đứng núi này trông núi nọ, ếch ngồi đáy giếng, chim sa cá lặn, một nắng hai sương, rán sành ra mỡ, đâm ba chẻ củ… 

Cấu tạo của thành ngữ

Như trình bày ở trên, thành ngữ có kết cấu chặt chẽ giữa các từ với nhau. Thành ngữ là những tổ hợp từ có tính ổn định cao về tổ chức hình thức và nghĩa.

Đặc điểm thành ngữ

– Thành ngữ được tạo ra bằng nhiều cách nhưng đặc điểm chung là các từ tạo nên thành ngữ mất hẳn tính độc lập của chúng, cho nên không thể suy ra nghĩa của thành ngữ dựa trên nghĩa của các từ hợp thành.

– Thành ngữ thuộc về ngôn ngữ học.

– Thành ngữ không phải là một cách phát biểu duy nhất đúng, cũng không phải là cách nói bắt buộc, mà là một cách nói thường được chọn lựa. Trong khi nói hoặc viết, chúng ta dùng thành ngữ là muốn lời phát biểu có chỗ dựa, mong người nghe hiểu tắt theo lối ước lệ. 

– Thành ngữ chỉ là một vế câu nên thường dùng để tạo câu, chêm xen vào trong câu nói, chẳng hạn: “Chúc hai bạn sống với nhau đến “răng long đầu bạc”, “Chúc chị mẹ tròn con vuông”, “Bạn đừng nên “đứng núi này trông núi nọ”…

READ  Cách giải bất phương trình lớp 10 hay nhất
Thành ngữ Việt Nam bằng tranh.
Thành ngữ Việt Nam bằng tranh.

 

 

 

Thành ngữ Việt Nam bằng tranh.
Thành ngữ Việt Nam bằng tranh.

Tác dụng của thành ngữ

Khi đưa thành ngữ vào lời ăn tiếng nói hằng ngày hoặc vào văn chương thì thành ngữ có tác dụng tạo ra những giá trị tu từ nhất định, làm tăng vẻ hàm xúc, gợi hình ảnh cho câu văn, gây ấn tượng cho người đọc người nghe, làm cho lời ăn tiếng nói trở nên sâu sắc…

Vì thành ngữ mang đậm sắc thái biểu cảm nên dễ dàng bày tỏ, bộc lộ được tâm tư, tình cảm của người nói, người viết đối với điều được nhắc tới. 

Nghĩa của thành ngữ là nghĩa tổng quát nên được dùng để diễn tả ý nghĩa rộng, đạt được mục đích giao tiếp.

Sử dụng thành ngữ còn là cách để ngôn ngữ thêm đa dạng và phong phú. 

Ví dụ như trong bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non 

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.

– Thành ngữ được sử dụng là “bảy nổi ba chìm“. Nhà thơ Hồ Xuân Hương đã khéo léo sử dụng thành ngữ “bảy nổi ba chìm” để diễn tả sự bấp bênh, vô định của thân phận người phụ nữ. 

Hay cả trong bài thơ Mời trầu, Hồ Xuân Hương cũng đã sử dụng thành ngữ:

“Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi,

Này của Xuân Hương mới quệt rồi.

Có phải duyên nhau thì thắm lại,

Đừng xanh như lá, bạc như vôi.”

– Thành ngữ được sử dụng là “Xanh như lá, bạc như vôi“.

Phân biệt thành ngữ và tục ngữ

Có lẽ đây là vấn đề nhiều người quan tâm và trao đổi nhiều nhất. Bởi lẽ, thành ngữ và tục ngữ được sử dụng nhiều trong đời sống, có tính truyền miệng nên chúng ta sử dụng chỉ hiểu nghĩa của chúng chứ không xem xét kĩ để phân biệt. 

Quả thực, nhận diện và phân biệt rạch ròi, nhanh chóng thành ngữ với tục ngữ cũng không phải là việc dễ dàng gì, chưa kể, hiện tại chưa phải tất cả mọi người đều thống nhất với khái niệm về hai loại trên.

Có lẽ vì thế, cho nên nhiều nhà nghiên cứu khi soạn sách, để tránh tình trạng bất đồng trong phân biệt 2 khái niệm, đã nhập chung chúng thành một nhóm “thành ngữ – tục ngữ”, mặc dù chúng không hề có mối quan hệ mật thiết với nhau.

thanh ngu la gi  4

Song cũng không phải là không phân biệt được thành ngữ và tục ngữ. Dựa trên phân tách nhiều bình diện khác nhau, chúng ta có thể khái quát được sự khác nhau và giống nhau của thành ngữ và tục ngữ.

Điểm tương đồng giữa thành ngữ và tục ngữ

Về mặt hình thức: Điểm chung giữa thành ngữ và tục ngữ dễ nhận thấy nhất, là chúng có phần giống nhau về hình thức cấu tạo: đều được cấu tạo từ cùng một loại đơn vị là từ. 

Đều là những tổ hợp từ cố định, kết hợp với nhau theo một cấu trúc chặt chẽ, có thể có vần điệu và đối xứng nhau.

Về mặt tác dụng: Cả thành ngữ và tục ngữ đều được sử dụng để biểu đạt ý nghĩa không trực tiếp, thể hiện ý nghĩa hàm ẩn để người nghe thấu được nội dung của thành ngữ và tục ngữ.

Điểm khác nhau giữa tục ngữ và thành ngữ

 

Thành ngữ  Tục ngữ 
Khái niệm  Thành ngữ là tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa thường không thể giải thích được một cách đơn giản bằng nghĩa của các từ tạo nên nó. Tục ngữ là câu ngắn gọn, thường có vần điệu, đúc kết tri thức, kinh nghiệm sống và đạo đức thực tiễn của nhân dân.
Hình thức  Thành ngữ chỉ là một cụm từ cố định.  Vậy nên thành ngữ có thể được dùng chêm vào trong câu để tạo nên một câu hoàn chỉnh. 

Ví dụ: 

Chúc hai bạn sống với nhau đến “răng long đầu bạc”. 

Tục ngữ là một câu hoàn chỉnh. Chính vì thế khi sử dụng tục ngữ người ta thường tách riêng nó ra trong văn bản, trong câu.

Ví dụ: 

Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.  Có công mài sắt, có ngày nên kim.

Đói cho sạch, rách cho thơm. 

Một giọt máu đào hơn ao nước lã.

Nội dung Thành ngữ không thể hiện nội dung qua nghĩa đơn lẻ của từ mà dựa trên nghĩa chung của các từ. Nghĩa trong thành ngữ thường là nghĩa chuyển. Tục ngữ diễn đạt trọn vẹn một ý, có thể là một nhận xét, một sự đánh giá, một kinh nghiệm, một tâm lý, một phong tục tập quán, một chân lý quen thuộc, nhằm giáo dục khuyên răn, hướng dẫn con người trong ứng xử, cuộc sống.  
Phạm trù  Thành ngữ là một đơn vị thuộc lĩnh vực ngôn ngữ.  Tục ngữ thuộc lĩnh vực văn học.

Mặc dù thành ngữ và tục ngữ đều chứa đựng và phản ánh tri thức của nhân dân về các sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan, nhưng chúng khác nhau ở chỗ những tri thức ấy khi được rút lại thành những khái niệm thì tạo nên thành ngữ, còn khi được trình bày thành những nhận xét, đánh giá thì tạo nên tục ngữ.

Qua sự phân tích trên, ta có thể khẳng định sự khác nhau giữa thành ngữ và tục ngữ về cơ bản là sự khác nhau giữa thành ngữ là một đơn vị ngôn ngữ thuộc từ vựng – đối tượng nghiên cứu của khoa ngôn ngữ học (có thể tìm thấy trong từ điển tiếng Việt), khác xa tục ngữ là một đơn vị thuộc thể loại văn học – đối tượng của nghiên cứu văn học (không phải là đơn vị từ vựng, không có mặt trong từ điển tiếng Việt).

Suy cho cùng, hiểu biết nội dung ý nghĩa và phân biệt được những đơn vị thành ngữ, tục ngữ để sử dụng phù hợp với ngữ cảnh, đạt hiệu quả cao, cũng chính là trân trọng tiếng mẹ đẻ – một biểu hiện tôn trọng nét đẹp truyền thống văn hóa lâu đời của dân tộc.

Một số thành ngữ phổ biến và giải thích ý nghĩa thành ngữ

Sư tử Hà Đông: một thành ngữ khá thông dụng dùng để chỉ người đàn bà hay ghen tuông, hung hãn, đanh đá, ăn hiếp chồng, có lai lịch từ một bài thơ của Tô Đông Pha như sau:

“Long Khâu cư sỹ diệc khả liên

Đàm không thuyết hữu dạ bất miên

Hốt văn Hà Đông sư tử hống

Trụ trượng lạc thủ tâm mang nhiên”

Long Khâu cư sỹ chính là Trần Tháo, có vợ là Liễu thị, một hôm ông thết đãi tiệc có ca kỹ đàn hát cho khách nghe, vợ ông nổi cơm tam bành lấy gậy đập vào tường, la hét om sòm làm khách bỏ về hết. Chính vì vậy mà mà Tô Đông Pha mới là thơ trêu ghẹo ông. Trần Tháo là cư sỹ, sư tử hống là một ẩn dụ mà kinh Phật dùng để chỉ tiếng thuyết pháp đầy uy nghiêm của Đức Phật để ám chỉ sự la hét của Liễu thị.

Gương vỡ lại lành (phá cảnh trùng viên) một thành ngữ nói lên cảnh vợ chồng đã tan rã mà lại được sum họp, đoàn viên. Thành ngữ này xuất phát từ một bài thơ của Từ Đức Ngôn, một phò mã nước Trần .

“Cảnh dữ nhân câu khứ

Cảnh quy nhân vị quy

Vô phục Hằng Nga ảnh

Không lưu minh nguyệt huy”. 

Vốn công chúa nước Trần tên là Lạc Xương, vợ của Từ Đức Ngôn, khi nước nhà tan rã hai vợ chồng chạy nạn. Trước khi chia tay, công chúa đập tấm gương soi làm hai mảnh, mỗi người giữ một mảnh, hẹn đến ngày thượng nguyên đem ra chợ Trường An bán để làm dấu hiệu tìm nhau. Phò mã chạy thoát còn công chúa thì bị Việt công bắt ép làm vợ. Tới đúng ngày rằm tháng giêng, Đức Ngôn đem gương ra chợ bán để tìm vợ và chàng thấy cũng có một người bán gương như mình. Đồng thời ghép thử hai mảnh gương vỡ thì vừa khít với nhau, chàng bèn làm bài thơ trên nhờ người bán gương đem về cho vợ. Công chúa Lạc Xương đọc thơ khóc nức nở. Việt công biết chuyện bèn trả vợ lại cho chàng. Vợ chồng đoàn tụ. Quả là gương vỡ lại lành.

Người đầu sông kẻ cuối sông. Thành ngữ này dùng để chỉ sự cách trở xa xôi của hai người. 

Một đi không trở lại. Thành ngữ này nói lên sự mất mát vĩnh viễn, không thể tìm thấy lại được.

Đục nước béo cò. Chỉ những con người mưu mô, lợi dụng lúc người khác khó khăn, nhân cơ hội để làm điều có lợi cho mình.

thanh ngu la gi  5

Gieo gió gặt bão: Mượn hình ảnh gió và bão để chỉ những người luôn làm điều ác, điều xấu thì sau này sẽ gặp báo ứng, hậu quả, gặp những điều không may mắn thậm chí phải trả giá cực đắt cho những gì mình đã gây ra với người khác.

Ếch ngồi đáy giếng: Mượn hình ảnh con ếch nằm ở dưới giếng sâu chỉ nhìn được miệng giếng nhỏ hẹp mà tưởng là cả bầu trời để chỉ những người hiểu biết nông cạn, không ra ngoài học hỏi, chỉ biết dừng chân ở một chỗ. 

Dĩ hòa vi quý. Chỉ những người luôn lấy sự hòa hợp là trọng tâm, thể hiện cách cư xử, đối xử của người với người trong xã hội.

Chim sa cá lặn: để chỉ nhan sắc người đàn bà cực đẹp. 

Tức nước vỡ bờ. Ám chỉ bất cứ sự chịu đựng nào cũng có giới hạn của nó. Nếu vượt quá giới hạn cho phép thì sự chịu đựng không còn nữa mà thay vào đó bằng một phản kháng giống như bờ bị nước ép quá không thể nào giữ yên được và phải vỡ ra.

Một nắng hai sương là thành ngữ chỉ sự chịu đựng gian khổ từ sáng sớm đến tối. Sự nhọc nhằn, vất vả, lặng lẽ triền miên.

Bóc ngắn cắn dài: phê phán lối làm ăn có tính cò con do tham lam, muốn bỏ ít công sức, vốn liếng mà lại muốn thu được lợi nhuận nhiều.

Xem thêm: Giải thích câu tục ngữ “không thầy đố mày làm nên”

Thành ngữ tiếng Việt trong tiếng Anh

Dịch nguyên nghĩa: Những con chim có lông giống nhau thì bay cùng nhau.
Dịch nguyên nghĩa: Những con chim có lông giống nhau thì bay cùng nhau.

Break a leg = Chúc bạn may mắn!

Turn over a new leaf = Có một khởi đầu mới.  

Birds of a feather flock together = Ngưu tầm ngư, mã tầm mã. 

Nothing ventured, nothing gained = có chí làm quan, có gan làm giàu.

A miss is as good as a mile = Thua là thua.

Như vậy qua nội dung trên các bạn đã hiểu rõ khái niệm thành ngữ và phân biệt được thành ngữ, tục ngữ. Mong rằng sau bài viết này các bạn biết cách sử dụng khái niệm thành ngữ đúng làm bài tập nhận diện câu nào là câu thành ngữ, câu nào là câu tục ngữ.  

See more articles in category: Toán học

Đặng Gia Nghi

Mình là cô nàng Cự Giải thích nấu ăn và có kinh nghiệm về giảm cân. Từ lâu mình đã tìm hiểu về các phương pháp giảm cân, Hàm lượng calo trong từng món ăn. Nên loạt bài mình chia sẻ về Hàm lượng calo có trong từng món ăn hy vọng sẽ giúp ích được các bạn. Đây là blog mới mình chia sẻ về làm đẹp, cả nhà ủng hộ nhé!

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button