Toán học

Tìm hiểu về cách sử dụng từ Hán Việt

Câu hỏi: Tìm hiểu về cách sử dụng từ Hán Việt

Trả lời:

Khi nói hoặc viết, không nên lạm dụng từ Hán Việt, làm cho lời ăn tiếng nói thiếu tự nhiên, thiếu trong sáng, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

Ngoài ra, cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về từ Hán Việt nhé!

Tìm hiểu về cách sử dụng từ Hán Việt

1. Khái niệm về từ Hán Việt

Từ Hán Việt là các từ ngữ trong tiếng Việt vay mượn, có nghĩa gốc từ tiếng Hán (Trung Quốc) nhưng được ghi bằng chữ cái La tinh. Về mặt âm thanh từ Hán Việt khi phát âm gần giống với tiếng Trung Quốc.Trong từ vựng tiếng Việt từ Hán Việt chiếm tỷ lệ cao.

Trong tiếng Việt có số lượng lớn các từ Hán Việt. Tiếng cấu tạo từ Hán Việt gọi là yếu tố Hán Việt.

+ Phần lớn các yếu tố Hán Việt được kết hợp tạo thành từ ghép, cũng có một số trường hợp được dùng độc lập như một từ.

– Cũng như từ ghép thuần Việt, từ ghép Hán Việt có hai loại chính: từ ghép đẳng lập và chính phụ

Trật tự của các yếu tố trong từ ghép chính phụ Hán Việt:

+ Có trường hợp giống với trật tự từ ghép thuần Việt: yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau

+ Có trường hợp khác với trật tự từ ghép thuần Việt: yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau

2. Sắc thái của từ Hán Việt

– Từ Hán Việt mang sắc thái:

READ  [CHUẨN NHẤT] Công thức giải nhanh cực trị hàm trùng phương

+ Trang trọng, thể hiện thái độ tôn kính

+ Tao nhã, tránh gây cảm giác thô tục, ghê sợ

+ Cổ kính, phù hợp với xã hội xưa

3. Bài tập về từ Hán Việt

Câu 1: Chọn từ ngữ thích hợp để điền vào chỗ trống.

a. (thân mẫu, mẹ)

1. Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa… như nước trong nguồn chảy ra.

2. Nhà máy Dệt kim Vinh mang tên Hoàng Thị Loan – …. Chủ tịch Hồ Chí Minh.

b. (phu nhân, vợ)

1. Tham dự buổi chiêu đãi có ngài đại sứ và …

2. Thuận … thuận chồng tát bể Đông cũng cạn.

c. (lâm chung, sắp chết)

1. Con chim … thì tiếng kêu thương,

    Con người … thì nói lời phải.

2. Lúc … ông cụ còn dặn dò con cháu phải yêu thương nhau.

d. (giáo huấn, dạy bảo)

1. Mọi cán bộ đều phải thực hiện lời … của Chủ tịch Hồ Chí Minh: cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư.

2. Con cái cần phải nghe lời … của cha mẹ.

Trả lời:

a1: Mẹ – a2: Thân mẫu

b1: phu nhân – b2: vợ

c1: sắp chết/ sắp chết – c2: lâm chung

d1: giáo huấn – d2: dạy bảo

Câu 2: Tại sao người Việt Nam thích dùng từ Hán Việt để đặt tên người, tên địa lí?

Trả lời:

Sở dĩ có điều đó vì từ Hán Việt thường có sắc thái trang trọng cho tên gọi, đồng thời hàm chứa những ý nghĩa sâu xa.

READ  Bảng Chữ Cái Tiếng Việt đầy đủ Với Các Nguyên Tắc Phát âm, Viết Cơ Bản Nhất Cần Nhớ

Ví dụ: An – bình an, an nhàn, yên ổn (Bảo An, Nhật An, Khiết An, Lộc An).

Câu 3: Đọc đoạn văn trong truyền thuyết Mị Châu – Trọng Thuỷ …

Đọc đoạn văn trong truyền thuyết Mị Châu – Trọng Thuỷ và tìm những từ ngữ Hán Việt góp phần tạo sắc thái cổ xưa.

Lúc bấy giờ Triệu Đà làm chúa đất Nam Hải. Mấy lần Đà đem quân sang cướp đất Âu Lạc, nhưng vì An Dương Vương có nỏ thần, quân Nam Hải bị giết rất nhiều, nên Đà đành cố thủ đợi cơ hội khác. Triệu Đà thấy dùng binh khí không lợi, bèn xin giảng hoà với An Dương Vương, và sai con trai là Trọng Thuỷ sang cầu thân, nhưng chú ý tìm cách phá chiếc nỏ thần.

Trong những ngày đi lại để kết tình hoà hiếu, Trọng Thuỷ gặp được Mị Châu, một thiếu nữ mày ngài mắt phượng, nhan sắc tuyệt trần, con gái yêu của An Dương Vương.

Trả lời:

Những từ Hán Việt tạo sắc thái cổ xưa trong đoạn văn trên là:

– Giảng hòa

– Cầu thân

– Hòa hiếu

– Nhan sắc tuyệt trần

– Thiếu nữ

See more articles in category: Toán học

Đặng Gia Nghi

Mình là cô nàng Cự Giải thích nấu ăn và có kinh nghiệm về giảm cân. Từ lâu mình đã tìm hiểu về các phương pháp giảm cân, Hàm lượng calo trong từng món ăn. Nên loạt bài mình chia sẻ về Hàm lượng calo có trong từng món ăn hy vọng sẽ giúp ích được các bạn. Đây là blog mới mình chia sẻ về làm đẹp, cả nhà ủng hộ nhé!

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button