Toán học

Trợ Từ Thán Từ Và Những điều Bạn Chưa Biết

Trợ từ thán từ là từ loại rất thường hay gặp trong tiếng Việt. Tuy nhiên vẫn có rất nhiều người chưa nhận ra được đâu là trợ từ, thán từ và phân biệt với các loại từ khác. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về trợ từ, thán từ là gì và những điều thú vị khác liên quan đến từ loại  này nhé!

Trợ từ, thán từ là từ loại phổ biến trong tiếng Việt
Trợ từ, thán từ là từ loại phổ biến trong tiếng Việt

Trợ từ thán từ 

Trợ từ

Trợ từ là những từ đi kèm với những từ ngữ khác trong câu. Nó có tác dụng để nhấn mạnh, hoặc biểu lộ sự đánh giá về sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.

Ví dụ về trợ từ: Hôm nay Điềm Điềm uống những 2 bịch sữa.

Trợ từ trong ví dụ trên là từ “những” và nó bổ nghĩa cho cụm danh từ 2 bịch sữa, có ý nghĩa nhấn mạnh việc Trâm Anh uống nhiều sữa hơn bình thường.

Các loại trợ từ

Có 2 loại trợ từ chính mà các bạn cần ghi nhớ gồm:

Trợ từ để nhấn mạnh: Có tác dụng nhấn mạnh một sự vật, sự việc, hành động nào đó. Gồm các từ như “những, cái, thì, mà, là…”

Ví dụ trợ từ nhấn mạnh: Người học giỏi nhất lớp là Trâm Anh.

Trợ từ nhấn mạnh trong ví dụ này “là”, giúp giải thích Trâm Anh là học sinh học giỏi nhất lớp.

Trợ từ biểu thị đánh giá về sự việc, sự vật: gồm các từ như ”chính, ngay, đích…”

Ví dụ: Chính bạn Minh là người nói chuyện trong giờ học môn toán.

Từ “ chính” để đánh giá về sự việc bạn Minh là đối tượng đang nói chuyện riêng trong lớp.

Thán từ

Thán từ là những từ dùng để bộc lộ cảm xúc của người nói, người viết hoặc dùng để gọi đáp.

Ví dụ về thán từ

Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu ?

Thán từ trong ví dụ trên là “than ôi”.

Soạn bài trợ từ, thán từ sẽ giúp bạn hiểu hơn về nội dung bài học trên lớp
Soạn bài trợ từ, thán từ sẽ giúp bạn hiểu hơn về nội dung bài học trên lớp

Vị trí của thán từ

Thán từ được tách riêng thành 1 câu đặc biệt để bổ nghĩa cho câu phía sau nó.

Ví dụ: Trời ơi! Tôi biết làm sao bây giờ.

Từ “trời ơi” là một câu đặc biệt và cũng là thành phần thán từ trong câu.

Thán từ là một bộ phận trong câu và có thể đứng ở vị trí đầu hay giữa câu.

Ví dụ: Này, bạn đi đâu đó?

Thán từ “này” đứng vị trí đầu câu.

Các loại thán từ

Trong chương trình ngữ văn lớp 8 thì thán từ được chia thành 2 loại gồm:

Thán từ bộc lộ cảm xúc, tình cảm: gồm các từ như “ôi, trời ơi, than ôi…”

Ví dụ: Chao ôi! Hôm nay trời nóng quá.

Thán từ gọi đáp: gồm các từ như “ này, hỡi, ơi, vâng, dạ…”

READ  [CHUẨN NHẤT] Công thức giải nhanh cực trị hàm trùng phương

Ví dụ: Này, con sắp muộn giờ học rồi đó.

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Xác định trợ từ, thán từ trong các ví dụ sau:

  1. a) Tính ra cậu Vàng cậu ấy ăn khỏe hơn cả tôi ông Giáo ạ!
  2. b) Vâng, ông giáo dạy phải đối với chúng mình thế là sung sướng.

Đáp án:

Trợ từ trong câu a là “ cả “

Thán từ trong câu a, b là “ạ, vâng”

Bài tập 2: Chỉ ra các trợ từ trong các câu sau:

  1. a) Cảnh vật xung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.
  2. b) Mấy cậu đi trước ôm ôm sách vở nhiều lại kèm cả bút thước nữa.

Đáp án: Các trợ từ trong 2 câu sau là “ chính, nhiều”

Bài tập 3: Chỉ ra các thán từ trong các câu sau:

  1. a) Vâng! Ông giáo dạy phải!
  2. b) Vâng! Cháu cũng đã nghĩ như cụ.
  3. c) Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn.

Đáp án: Các thán từ là “Vâng, này”

Soạn bài Trợ từ thán từ

Hãy cùng soạn bài trợ từ, thán từ nhé!
Hãy cùng soạn bài trợ từ, thán từ nhé!

I – Trợ từ

1.

– Nó ăn hai bát cơm. -> thông báo sự việc khách quan

– Nó ăn những hai bát cơm -> nhấn mạnh việc ăn hai bát cơm là nhiều hơn bình thường.

 Nó ăn có hai bát cơm -> đánh giá việc ăn hai bát cơm là ít hơn mức bình thường.

2.

– Các từ “những” và “có” đều đi kèm cụm từ “hai bát cơm” nhằm biểu thị mức độ đánh giá, nhấn mạnh biểu thị sự vật, sự việc được nói đến trong câu.

II- Thán từ

  1. Các từ “này”, “a” và “vâng” trong những đoạn trích sau đây biểu thị:

+ Từ “này” để gọi, thu hút sự chú ý của người đối diện.

+ Từ “A” bộc lộ cảm xúc tức giận khi nhận ra điều xấu đang ập đến

+ Từ “vâng” thể hiện sự lễ phép của người bề dưới với người bề trên.

  1. Nhận xét về cách dùng các từ “này”, “a” và “vâng” bằng cách lựa chọn những câu trả lời đúng:

a, Các từ ấy có thể làm thành một câu độc lập

d, Các từ ấy có thể cùng những từ khác làm thành một câu và thường đứng đầu câu.

Luyện tập

Bài 1 ( trang 70 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

Trong các câu dưới đây, trợ từ là:

a, Chính thầy hiệu trưởng đã tặng tôi cuốn sách này

c, Ngay tôi cũng không biết đến việc này.

e, Cô ấy đẹp ơi là đẹp

i, Tôi nhắc anh những ba bốn lần mà anh vẫn quên.

Bài 2 (trang 70 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

a, Trợ từ “láy” có tác dụng nhấn mạnh mức tối thiểu, tới việc đã rất lâu không nhận được bất cứ một lá thư, lời hỏi thăm, sự quan tâm của mẹ.

READ  Soạn Văn 9: Soạn Bài Tổng Kết Từ Vựng Tiếp Theo

b, Trợ từ “nguyên” nhấn mạnh duy chỉ một thứ. Trợ từ “đến” nhấn mạnh mức độ cao, làm ít nhiều ngạc nhiên.

c, Trợ từ “cả” biểu thị nhấn mạnh về mức độ cao, ý bao hàm.

d, Trợ từ “cứ” biểu thị nhấn mạnh thêm về sắc thái khẳng định, không kể khách quan như thế nào.

Câu 3 (trang 71 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Các thán từ:

  1. này, à
  2. ấy
  3. vâng
  4. chao ôi
  5. hỡi ơi

Bài 4 ( trang 72 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

Các thán từ bộc lộ cảm xúc:

   + Ha ha: bộc lộ sự sảng khoái, sung sướng trước những phát hiện thú vị

   + Ái ái: tiếng thốt lên khi bị đau đột ngột ( sự sợ hãi)

   + Than ôi: biểu thị sự đau buồn, tiếc nuối

Bài 5 (trang 72 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

   + Ôi! Chú chuồn chuồn ớt mới đẹp làm sao.

   + Vâng, chiều em sẽ nấu cơm giúp chị.

   + Trời ơi! Con làm gì mà bày đồ bừa ra nhà thế?

   + Than ôi, thân phận bọt bèo.

   + Chao ôi, món ăn này ngon tuyệt!

Làm bài tập để củng cố kiến thức đã học
Làm bài tập để củng cố kiến thức đã học

Bài 6 (trang 72 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ Gọi dạ bảo vâng.

+ Gọi dạ bảo vâng chỉ người biết lễ phép, có thái độ cung kính đối với người bề trên.

+ Câu tục ngữ này khuyên chúng ta phải khiêm nhường, lễ phép, lễ độ.

Luyện tập (tiếp theo)

Câu 1. Trong các câu ở SGK, từ nào (trong các từ in đậm) là trợ từ, từ nào không phải trợ từ?

– Các trường hợp từ in đậm là trợ từ:

  1. Chính thầy hiệu trưởng đã tặng tôi quyển sách này.
  2. Anh phải nói ngay điều này cho cô giáo biết.
  3. Cô ấy đẹp ơi là đẹp.
  4. Tôi nhắc anh những ba bốn lần mà anh vẫn quên.

– Các trường hợp không phải là trợ từ

  1. Chị Dậu là nhân vật chính của tác phẩm “Tắt đèn”
  2. Ngay tôi cũng không biết đến việc này.
  3. Cha tôi là công nhân.
  4. Tôi nhớ mãi những kỉ niệm thời niên thiếu.

Câu 2. Giải thích nghĩa của các từ in đậm trong các câu ở SGK:

  1. Trợ từ “láy” có tác dụng nhấn mạnh vào sự sự ít ỏi, chỉ những việc đã lâu không làm.

– Từ “nguyên” biểu thị sự toàn vẹn, hoàn thiện.

– Từ “đến” biểu thị mức độ nhiều, làm người khác ngạc nhiên.

  1. Từ “cả” biểu thị so sánh toàn bộ.
  2. Từ “cứ” biểu thị sự khẳng định, không thay đổi.

Câu 3. Chỉ ra thán từ trong các câu (trích từ tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao).

  1. Các từ là: này, ạ, à
  2. Các thán từ: chứ, ấy,
  3. Các thán từ: vâng
  4. Các thán từ: chao ôi,
  5. Các thán từ: hỡi ơi

Câu 4. Các thán từ in đậm trong những câu ở SGK bộc lộ cảm xúc gì?

– Từ “Ha ha” bộc lộ cảm xúc sung sướng khi lũ chuột tìm được đồ ăn.

– Từ “ái ái” bộc lộ sự đau đớn (tiếng kêu).

  1. Từ “than ôi” bộc lộ sự nuối tiếc, đau đớn và buồn bã.

Câu 5. Đặt năm câu với năm thán từ khác nhau.

– A! Bố đã đi làm về rồi!

– Chao ôi, bông hoa mới đẹp làm sao!

– Chà! Con chó này hung dữ ghê.

– Kìa, sao anh không vào nhà chơi?

– Này, sao cậu không làm bài tập?

Câu 6. Hãy giải thích ý nghĩa câu tục ngữ Gọi dạ bảo vâng.

Gợi ý:

– Gọi dạ, bảo vâng: hành động của con người khi có ai đó hỏi han, chỉ bảo.

– Câu tục ngữ: khuyên con người phải biết lễ phép, kính trọng với những người lớn tuổi.

Bài tập ôn luyện:

Câu 1. Xác định từ loại cho các từ in đậm trong các câu sau:

– Chị ơi, bán cho tôi con cá.

– Cậu ấy có tận ba chiếc điện thoại.

– Hoa à, cậu được mấy điểm?

– Tôi mới mua chiếc xe này hôm qua.

– Trời ơi, chiếc áo kia đẹp quá!

– Dạ, hôm qua con mới lên chơi ạ!

– Trời mưa to rồi, mát thật!

– Có khi, nó khóc những mấy tiếng liền.

Câu 2. Đặt câu với những thán từ sau: bớ người ta, eo ôi, úi chà, à.

tro tu than tu 05

Gợi ý:

Câu 1. 

– Các câu có từ in đậm là thán từ:

Chị ơi, bán cho tôi con cá.

Hoa à, cậu được mấy điểm?

Trời ơi, chiếc áo kia đẹp quá!

Dạ, hôm qua con mới lên chơi ạ!

– Các câu có từ in đậm là trợ từ:

Cậu ấy có tận ba chiếc điện thoại.

Tôi mới mua chiếc xe này hôm qua.

Trời mưa to rồi, mát thật!

Có khi, nó khóc những mấy tiếng liền.

Câu 2.

– Bớ người ta, nhà tôi có trộm!

– Eo ôi, con sâu này trông thật đáng sợ!

– Úi chà, anh đã đi chơi về rồi đấy à?

– À! Mẹ quên không mua cho con cặp sách rồi.

Qua bài viết trên bạn đã biết trợ từ thán từ là gì rồi đúng không? Trợ từ, thán từ được dùng rất nhiều trong đời sống vậy nên bạn phải thật chú ý để sử dụng đúng nhé! Sử dụng sai từ ngữ rất nguy hiểm đấy vì đôi khi sai một li là đi một dặm đấy.

See more articles in category: Toán học

Đặng Gia Nghi

Mình là cô nàng Cự Giải thích nấu ăn và có kinh nghiệm về giảm cân. Từ lâu mình đã tìm hiểu về các phương pháp giảm cân, Hàm lượng calo trong từng món ăn. Nên loạt bài mình chia sẻ về Hàm lượng calo có trong từng món ăn hy vọng sẽ giúp ích được các bạn. Đây là blog mới mình chia sẻ về làm đẹp, cả nhà ủng hộ nhé!

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button